K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2022

ủa c2 ko đoạn văn sao lm tròi

7 tháng 2 2022

c3: thán từ:"ơi"

thuộc loại thán từ gọi đáp

8 tháng 5 2022

Mng ơi giúp mình với 😢😢

  1. Ước gì trái tim mình là nước
    Để không có những vết xước bên trong!
    Nếu cảm xúc mà diễn tả được thành lời
    Thì… con người ta đã chẳng phải gượng cười khi đau đớn!!!
  2. Giả vờ là người dưng
    Vài lần bước chung phố
    Rồi đèn xanh đèn đỏ
    Rồi kẻ bỏ người đi. – trích tus thả thính – dichvuhay.vn
  3. Thay vì tặng anh một đóa hồng không héo
    Hay là để em gửi anh một mối tình không phai!
  4. Ngày em đến, em dạy anh các yêu thương trọn vẹn một người.
    Ngày em đi, em chưa dạy anh cách quên đi một người anh từng trọn vẹn yêu thương.
  5. Hoa vô tình bỏ rơi cành lá
    Người vô tình bỏ lỡ tơ duyên
  6. Ngày em đến, em dạy anh các yêu thương trọn vẹn một người.
    Ngày em đi, em chưa dạy anh cách quên đi một người anh từng trọn vẹn yêu thương.
  7. Giả vờ là người dưng
    Vài lần bước chung phố
    Rồi đèn xanh đèn đỏ
    Rồi kẻ bỏ người đi.
  8. Đem kí ức cất vào trong tủ
    Cái gì cũ cứ để nó tự phai…
  9. Ngoài kia bão táp mưa sa
    Bôn ba mệt quá về nhà với em
  10. Hoa vô tình bỏ rơi cành lá
    Người vô tình bỏ lỡ tơ duyên
  11. Nhân gian vốn lắm bộn bề
    Sao không bỏ hết rồi về bên nhau
  12. Thay vì tặng anh một đóa hồng không héo
    Hay là để em gửi anh một mối tình không phai!
  13. Nghe nói anh có nhiều tâm sự,
    Thật tình cờ… em có cả vạn tâm tư!
  14. Tại sao anh vẫn sợ mất em, ngay cả khi em không thuộc về anh? – nguồn cap thả thính – baogiadinh.vn
  15. Ngày em đến, em dạy anh các yêu thương trọn vẹn một người.
    Ngày em đi, em chưa dạy anh cách quên đi một người anh từng trọn vẹn yêu thương.
  16. Tim em đang bật đèn xanh
    Mà sao anh mãi đạp phanh thế này!!!
  17. Trăng kia ai vẽ mà tròn
    Lòng anh ai trộm mà hoài nhớ thương
  18. Tôi không sợ người sai, tôi chỉ sợ người luôn có lý do cho cái sai của mình!
  19. Duyên phận trời ban
    Cớ sao trách được
    Duyên số sắp đặt
    Đành chấp nhận thôi
  20. Em vốn dĩ là hoa dại sao giám đòi hỏi sự nâng niu
  21. Hoa nở là duyên, hoa tàn là nghiệt
    Người đến là phúc, người đi là phận
    Duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan
    Vạn pháp do duyên, vạn sự tuỳ duyên
    Không cưỡng không cầu, không mong không khổ
  22. Em gửi thư tình vào nắng
    Người lại bảo rằng thích mưa…trích – stt mưa buồn – dichvuhay.vn
  23. Nếu không đúng là người mình cần, thì cho dù bên cạnh có bao nhiêu người chăng nữa, cũng vẫn thấy cô đơn
  24. Đã bao lần trăng tròn rồi lại khuyết
    Đã bao lần định viết rồi lại thôi
    Để hôm nay gục đầu trong nỗi nhớ
    Tay vô tình đặt bút viết tên em.
  25. Em vô tình dẫm lên bông hồng dại
    Hoa chỉ buồn mà không nỡ giương gai
  26. Bản nhạc buồn len lỏi từng góc phố
    Tôi đang buồn giữa thế giới đang vui
  27. Hãy cho tôi một tâm hồn của đá
    Để tim này lạnh giá với tình yêu
  28. Hoa đẹp hoa thơm hoa vẫn tàn
    Tình nặng tình sâu tình vẫn tan
    Rượu đắng rượu say rượu vẫn cạn
    Người hứa người thề người vẫn quên.
  29. Anh ơi,
    Làm sao để nói tiếng yêu không bị từ chối?
    Trong em thật bối rối chẳng biết nói hay là thôi
  30. Trái tim em vốn hỗn độn
    Sao anh còn đến làm lộn xộn thêm
  31. Trộm một buổi tham vui
    Đổi một đời nhung nhớ
    Từ đó phương Nam Bắc
    Hai đoạn của địa cầu
    Gặp nhau cũng tương tư
    Xa nhau càng nhung nhớ
  32. Đừng mong manh như bồ công anh trước gió
    Hãy mạnh mẽ như xương rồng trước bão giông
  33. Nhớ em đã là một thói quen không thể bỏ của anh.
  34. Đừng đem một nửa rất gần
    Đổi trao một thoáng ân cần rất xa
  35. Có những người chỉ chờ mình nói 1 câuđể ở lại
    Có những người chỉ chờ 1 lần mình dại để bỏ đi
  36. Vệt nắng cuối trời mang yêu thương hòa vào gió
    Tôi đứng nơi đó để nước mắt hoà vào mưa
27 tháng 2 2020

1.Tam giác ABC cân tại A

Còn toii cân cả thế giới vì câu. 

2.Oxi là nguồn sống của nhân loại

Cậu là nguồn sống của tui

...

3 tháng 12 2021

1. PTBĐ: Tự sự

2. TTV tự nhiên: con kiến, chiếc lá, bờ

3. Hình ảnh vết nứt ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống mà chúng ta đối mặt hằng ngày. 

4. 

Em tham khảo:

Trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Điều quan trọng là trước khó khăn đó, con người ứng xử và vượt qua khó khăn như thế nào. Hình ảnh con kiến đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày mai để đạt đến thành công, tươi sáng. Ý kiến cũng tác giả cũng gián tiếp lên tiếng trước một thực trạng, trong cuộc sống, trước những khó khăn, nhiều người còn bi quan, chán nản, bỏ cuộc… đó là thái độ cần thay đổi để vươn lên trong cuộc sống. 

Bạn tham khảo nha:

Câu 1: 

1. Đoạn trích trên trong "ông đồ" của "Vũ Đình Liên". PTBĐ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên là: Biểu cảm, tự sự

2.Biện pháp nhân hóa 

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”.

       “Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

3. Nhà thơ thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với một lớp người đang trở nên lạc lõng và bị gạt ra ngoài lề cuộc đời; là niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền thống của dân tộc (thú chơi câu đối ngày Tết) bị tàn phai.

4. Vì khổ thứ 4 miêu tả ông đồ khi Hán học đã suy tàn, ông bị gạt ra ngoài lề xã hội. Người ta bỏ chữ nho để học chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Trong bối cảnh ấy, tình cảnh ông đồ trở nên đáng buồn. Người thuê viết giảm đi theo thời gian, “mỗi năm mỗi vắng”. Người buồn, nên những vật dụng đã từng gắn bó thân thiết với cuộc đời ông đồ cũng sầu thảm theo : Giấy đỏ chẳng thắm tươi như ngày xưa, mực đọng trong nghiên cũng sầu não theo (Giây đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu). Thế là, cho dù vẫn hiện diện, “vẫn ngồi đấy”, nhưng ông đồ chẳng còn được ai để ý; ông đã bị người đời lãng quên rồi. Ông chỉ còn là “cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” (lời tác giả). 

Câu 2: 

1. Bố cục đầu cuối tương ứng

2. Từ "lại" trong cặp từ “mỗi năm…lại” như thể hiện sự xuất hiện của ông đồ vào mùa xuân như một việc quen thuộc, một điều đã trở thành thói quen, thường lệ của chính ông đồ và những người xung quanh.

Từ "lại" thứ hai ý chỉ thời gian lại dần trôi qua. Vẫn là lúc năm mới quen thuộc, vẫn con phố cũ đấy, người ta cũng dần không còn nhìn thấy hình ảnh Ông Đồ đáng thương, bị quên lãng.Đau đớn thay, Cảnh vật vẫn vậy, hoàn cảnh vẫn thế nhưng con người nay đã đi đâu.

=> Sự thay đổi từ "lại" cho thấy sự lãng quên của ông đồ trong cuộc sống đang đổi thay mỗi ngày. 

3. - Ông đồ già: xuất hiện trong khổ thơ đầu, gọi theo tuổi tác, thể hiện sự tôn trọng, gợi về thời gian của phong tục viết câu đối Tết và thưởng thức câu đối.

 - Ông đồ xưa: xuất hiện trong khổ thơ cuối, của thời đã qua. Cách gọi này thể hiện hình ảnh ông đồ đã lùi hẳn vào quá khứ, gợi được sự thương cảm, xót xa.

4. Trên thi đàn “Thơ mới”, phần đông cáo thi sĩ đang thở than sướt mướt với tình yêu tuyệt vọng, với mối sầu cô đơn, với chuyện tình yêu đôi lứa lãng mạn. Thì Vũ Đình Liên lại không đi theo lối mòn quen thuộc ấy, với “thiên chức” của người nghệ sĩ, Vũ Đình Liên đã viết lên thi phẩm “Ông đồ” với sự gặp gỡ, giao thoa giữa hai nguồn cảm xúc: “lòng thương người” và “tình hoài cổ”. Đó là thương một lớp người tri thức Nho học bị bỏ rơi bên lề đường nơi phố vắng rêu phong “ngày xưa” hòa quyện với nỗi nhung nhớ, tiếc nuối khôn nguôi một thời vắng bóng; một thời hoàng kim, một thời vàng son đã một đi không trở lại. Nơi đó ông đồ được coi trọng hơn, được mọi người biết đến. Nhưng hai nguồn thi cảm này không những không mâu thuẫn, tách bạch nhau,… mà chúng luôn hòa hợp như một nốt nhạc chủ đạo, như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt nguồn mạch cảm xúc của bài thơ. Đọc “Ông đồ”, ta như cảm nhận được tất cả nỗi lo lắng mơ hồ, cảm nhận tâm sự bơ vơ của Vũ Đình Liên và cao hơn hết là một tình người lơn lao ôm trùm cả không gian và thời gian. Nhẹ nhàng, tinh tế và sâu lắng, nhà thơ đưa ta vào thế giới của riêng mình – nơi “lòng thương người” và “tình hoài cổ” được bắt nguồn - đó chính là trái tim nhân đạo,

 

 

14 tháng 9 2016

Tham khảo nha

Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.

Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.

Ngay từ đầu câu chuyện, Nam Cao đã giới thiệu hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực và cô độc của Lão Hạc. Con trai thì đi cao su biền biệt chưa thấy về, lão già yếu, chỉ sống với cậu Vàng và mảnh vườn nhỏ. Lão thương con trai và mong muốn nó quay trở về đây. Tấm lòng đó của Lão thực sự đáng trân trọng và cảm phục.

Tuy nhiên cuộc sống càng ngày càng thiếu thốn, bệnh tật triền miên, lão không muốn cậy nhờ ông giáo và không muốn làm phiền đến hàng xóm nên đã xin Binh Tư ít bả chó. Lão bảo lão xin bả chó để bẫy con chó đi lạc nhưng thực ra để giải thoát bản thân mình, cũng là để tiền lại cho con, không làm gánh nặng cho bất kì ai.

Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.

Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.

Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.

Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.

Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.

Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.

2 tháng 11 2021

(Em thế câu chủ đề vào đây nhé!). Thật vậy, ngay từ phần mở đầu của tác phẩm, ta đã có thể thấy rõ được điều đó. Thương thay cho số phận của mình, vì nghèo nên không có tiền để anh con trai lấy vợ, lão đành phải để cho đứa con đi cao su, một mình thui thủi ở nhà với con Vàng làm bạn. Dù anh con trai đã đi bôn ba năm sáu năm nhưng không khi nào lão nguôi nhớ mong về nó. Lão cảm thấy ân hận, bứt rứt, đau đớn không thôi trước hoàn cảnh và số phận của mình. Nghèo! Một chữ thôi, ấy vậy mà lại khiến con người ta đau khổ đến nhường nào. Khi đến bước đường cùng, lão đã chọn đến cái chết để chấm dứt cuộc đời kém may mắn của mình. những ngày tháng cuối đời, lão chỉ ăn củ khoai, củ chuối, sung luộc, rau má,... Số tiền bán chó, lão không dám đụng đến một đồng mà gửi nhờ ông giáo để lo ma chay cho mình, tránh làm phiền đến người khác. Còn mảnh vườn, dù có túng thiếu đến đâu, lão cũng không bán vì lão muốn để lại đó cho con lão, đến khi nó về thì còn có cái mà làm ăn. Chao ôi! (thán từ) Tình yêu thương con của lão Hạc thật da diết, khiến cả người đọc cũng phải rôi lệ. Qua đó, ta thấy rằng: tuy nghèo nhưng lão là (trợ từ) một người cha hết lòng yêu thương con mình, vì con mà sẵn sàng hi sinh tất cả, một hình ảnh thật đáng ngưỡng mộ!