Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trị vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.
Theo em, chúng ta cần:
+ Học tập thật tốt để biết được lịch sử dân tộc.
+ Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, trở thành người có ích cho đất nước sau này.
+ Tuyên truyền, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa mà ông cha ta đã gây dựng nên.
...
Chúc bạn học tốt!! ^^
Tham khảo :
- Sau hơn một nghìn năm đô hộ , tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như : xăm mình , ăn trầu , nhuộm răng , làm bánh chưng , bánh giầy , …
- Ý nghĩa : Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói , phong tục , nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được .
tham khảo
Vì : Người Việt đã có ý thức về một nền văn hóa của riêng mình và có “ý thức dân tộc” trước khi bị đô hộ. Đó là ý thức hệ, tiếng nói (Việt - Mường), chữ viết và văn hoá riêng. Khi người Hán sang đô hộ còn bị đồng hoá ngược lại.
- Tinh thần dân tộc, kiên quyết đấu tranh của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của những thủ lĩnh xuất sắc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan,... Nhân dân ta liên tục đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền đô hộ, quyết giành độc lập dân tộc.
- Sự bất ổn trong chính sách cai trị và đồng hóa từ phương Bắc. Suốt 1000 năm Bắc thuộc, ở Trung Hoa cũng có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội nên không thể tập trung cho việc đồng hóa người Việt.
- Sự khác biệt về môi trường sinh sống, khí hậu và thời tiết dẫn tới sự đặc thù của sản xuất. Người Hán sang nước ta cũng phải làm việc và sinh sống theo nhân dân ta để thích nghi với thời tiết, khí hậu,...
- Bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc chưa vươn tới làng - xã (ở cấp làng - xã vẫn do người Việt đứng đầu). Làng - xã là nơi khởi nguồn, lưu giữ và phát huy nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Câu 1:
_ Nhờ tài mưu lược của Lí Bí, biết trọng dụng người tài, nhờ vào sự chính chắn trong cách suy nghĩ và ý thức được lúc nào nên tiến, luc nào nên lui. 1 phần dựa vào tinh thần chiến đấu ngoan cường, bền bỉ của nhân dân và tướng lĩnh.
_ "Vạn" là chục nghìn nghĩa sâu xa là lâu dài mãi mãi, "Xuân" trong xuân xanh, trong sự tươi tốt, bền bỉ. Ý nghĩa là mang đến sự tươi sáng, kéo dà mãi mãi những năm tháng tốt đẹp cho đất nước.
Câu 2:
_ Trong thời kì đấu tranh chống bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là tiêu biểu nhất.
_ Công lao của Ngô Quyền:
+ Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
+ Giải thoát nhân dân ta khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
+ Giành lại quyền tự chủ cho Tổ quốc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước ta.
Câu 3:
_ Chính sách đồng hóa của bọn đô hộ là thâm hiểm nhất vì:
+ Chúng đưa người Hán sang ở với người nước ta nhất là đàn ông để làm cho phụ nữ nước ta phải sinh con cho chúng, bắt đàn ông nước ta đi làm việc cực nhọc thậm chí đến chết.
+ Chúng đưa văn hóa của người Trung Quốc vào nước ta và bắt nhân dân ta phải học để dần dần quên đi quốc ngữ của mình, làm nhân dân ta ngày càng giống chúng nhằm mục đích xâm chiếm nước ta bắt đầu từ việc đồng hóa con người.
+ Chúng khiến ta quên đi văn hóa và con người Việt Nam có trong mình rồi dần có suy nghĩ mình là người của chúng, mọi việc đều phải nghe theo chúng.
Câu 1:
- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì:
+ Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
+ Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
+ Cách đánh chủ động, áp đảo
+ Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hô nhiệt tình của nhân dân ta
- Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân
- Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…
- Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.
Tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói của mình và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giày ngày Tết…
– Ý nghĩa: chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không gì có thể tiêu diệt, đồng hóa được.
Chúng ta rút ra:Tổ tiên đã không ngừng bảo vệ, giữ gìn phong tục tập quán cho các thế hệ sau này
-Truyền thống yêu nước
+ Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
+ Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc
⇔⇔ Ngày nay, chúng ta cần tiếp tục phát huy những truyền thống đó để xây dựng đất nước giàu mạnh.
hơn 1000 năm Tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói của mình và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giày ngày Tết…
– Ý nghĩa: chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không gì có thể tiêu diệt, đồng hóa được.
Chúng ta rút ra:Tổ tiên đã không ngừng bảo vệ, giữ gìn phong tục tập quán cho các thế hệ sau này
-Truyền thống yêu nước
+ Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
+ Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc
⇔⇔ Ngày nay, chúng ta cần tiếp tục phát huy những truyền thống đó để xây dựng đất nước giàu mạnh.
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp: nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.
- Thủ công nghiệp: Các nghề cổ truyền (nghề gốm, dệt vải,…) vẫn được duy trì, phát triển. Nghề rèn sắt phát triển.
- Thương nghiệp: Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.
* Về văn hóa:
- Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, Đạo giáo cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
- Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.
* Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.
2 VÌ TỔ TIÊN TA RẤT YÊU NƯỚC VÀ CĂM HẬN CHÚNG
+ Người Việt đã có ý thức về một nền văn hóa riêng và có "ý thức dân tộc" trước khi bị đô hộ.
+ Văn hóa Việt Nam có bản sắc riêng, khác biệt với văn hóa phương Bắc.
+ Trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta liên tục nổi dậy chống giặc phương Bắc.
+ Chính sách cai trị tàn bạo, bóc lột hà khắc khiến người Việt căm phẫn.
+ Nhiều danh nhân văn hóa đã có đóng góp to lớn trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.
Cảm ơn bạn