K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2021

tham khảo:

 

 Ngày 8/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết châu Phi có thể không đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 do đại dịch COVID-19 đã làm chậm nỗ lực giảm mạnh hơn nữa tỉ lệ nhiễm HIV ở châu lục này. Văn phòng của WHO tại châu Phi nêu rõ: "Châu Phi đã đạt được tiến bộ quan trọng trong phòng chống HIV/AIDS trong thập kỷ qua, làm giảm 43% số ca nhiễm mới và giảm gần một nửa số ca tử vong các bệnh liên quan tới AIDS".  Tuy nhiên, châu lục này có thể không thực hiện được mục tiêu đề ra là chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 do đại dịch COVID-19 đã làm chậm nỗ lực phòng chống HIV/AIDS ở nhiều nước. Theo người đứng đầu văn phòng WHO ở châu Phi Matshidiso Moeti, đại dịch COVID-19 đã làm cho cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS gặp nhiều thách thức hơn.  Một đại dịch không thể giành chiến thắng khi vẫn còn một đại dịch khác, do vậy các nước cần phải ứng phó với đại dịch COVID-19 đi đôi với ứng phó đại dịch HIV/AIDS. Đại dịch COVID-19 cũng làm giảm tỉ lệ xét nghiệm sàng lọc HIV do các nước áp đặt hạn chế đi lại. Tuần trước, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cảnh báo rằng tỉ lệ lây nhiễm HIV đã giảm ở mức không đủ nhanh để đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030.         Theo số liệu được công bố tại Hội nghị quốc tế thường niên về AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở châu Phi (ICASA) đang diễn ra ở thành phố cảng Durban của Nam Phi, chỉ có 9 quốc gia ở châu Phi là đang trong tiến trình đạt được mục tiêu này trong 4 năm tới, gồm các nước Botswana, Cape Verde, Kenya, Lesotho, Malawi, Nigeria, Rwanda, Uganda và Zimbabwe. Bà Moeti nhấn mạnh đây là lời cảnh tỉnh cho các chính phủ các nước khác ở châu Phi cần chú trọng vào cuộc chiến xóa bỏ bệnh AIDS./. 
16 tháng 8 2016

 Tháp tuổi cho ta biết tỷ lệ tuổi ở một nước, nếu dân số trong đọ tuổi trẻ càng cao và nhiều thì chứng tỏ dân số đó là trẻ, nguồn lao động dồi dào. 
Nếu tỷ lệ tuổi cao ở con số cao thì chứng tổ dân nước đó sống thọ và đời sống khá đầy đủ. 
Nếu tỷ lệ người già lớn hơn tuổi trẻ thì dân số nước đó đang ở tình trạng thiếu lao động, lão hóa. 
Qua tháp tuổi bạn cũng có thể biết thêm thông tin về giới tính, tỷ lên nam và nữ trong đọ tuổi lao động, tỷ lệ nam nữ ở tuổi già.

9 tháng 9 2016

Tháp tuổi cho ta biết các độ tuổi của dân số ,số nam, số nữ, 

số người trong độ tuổi lao động , số người dưới độ tuổi lao

động , số người trên độ tuổi lao động

29 tháng 11 2016

Do đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt mùa đông rất dài và hiếm khi thấy mặt trời và mùa hạ chỉ kéo dài hai ba tháng nên giới thực vật ở đây sẽ ko típ thu đc ánh sáng mặt trời không thể quan hợp đc nên như vậy đới thực vật ở đây sẽ ko phong phú

22 tháng 12 2016

bạn tham khảo ở đây nha :

1. Bài 26 : Thiên nhiên Châu Phi | Học trực tuyến

2. Bài 27 : Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo) | Học trực tuyến

22 tháng 12 2016

1.+Vị trí địa lí:

-Nằm trong khoảng vĩ độ: 37o20'B đến 34o51'N

-Phần lớn diện tích nằm giữa 2 đường chí tuyến

-Giáp với biển Đỏ, biển Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương

-Bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển,đảo và quần đảo

+Đặc điểm địa hình:

-Toàn bộ lục địa CP là 1 cao nguyên khổng lồ , 750m

-Gồm các bồn địa xen kẽ các sơn nguyên

-Địa hình cao ở phía Đông Nam, thấp dần về phía Tây Bắc

-Các đồng bằng nhỏ nằm ở ven biển hoặc hạ lưu sông

-Rất ít núi cao

2.+Đặc điểm khí hậu của CP:

-Là châu lục có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới

-Nhiệt độ trung bình trên 20oC

-Mưa ít, phân bố không đều, giảm dần từ xích đạo

+Vì:

-Bờ biển ít bị chia cắt

-Độ cao trung bình 750m

=> Ít chịu ảnh hưởng từ biển nên ít có mưa

-Phần lớn diện tích nằm giữa 2 chí tuyến

-Có đường xích đạo đi qua

-Có dòng biển lạnh

=> Ít mưa và có sự tác động của dòng biển lạnh nên có khí hậu khô và nóng.Mặt khác, CP lại nằm trong đới nóng và có 2 hoang mạc lớn nên CP có khí hậu khô và nóng bậc nhất trên thế giới

29 tháng 9 2016

Mình ko bik điểm giống nhau

- Khác nhau:

 + Xích đạo ẩm  
- Nóng quanh năm  
- Nhiệt độ 25 độ C - 28 độ C  
- Biên độ nhiệt 3 độ C  
- Mưa quanh năm, trung bình 1500mm- 2500mm  
- Độ ẩm cao > 80%  
- Cảnh quan: rừng rậm xanh quanh năm, nhiều tầng,nhiều loại cây và nhiều chim thú sinh sống  
+ Nhiệt đới  
- Nhiệt độ nóng quanh năm >20 độ C  
- Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt càng tăng, trong măm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh  
- Lượng mưa tập trung theo mùa, càng gần chí tuyến mùa khô càng kéo dài  
- Cảnh quan: trùng thưa, xa-van, bán hoang mạc  
+ Nhiệt đới gió mùa  
Nhiệt độ trung bình >20 đ, biên độ nhiệt 8 độ C.

29 tháng 9 2016

cảm ơn bn nhavui

31 tháng 10 2016

cả 2 bạn nhé

4 tháng 11 2016

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Nghị định thư buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính được xác định cụ thể cho từng nước. Nghị định thư được hoàn tất và mở ký vào ngày 11/12/1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Nghị định thư quy định trước khi có hiệu lực Nghị định thư phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia và các quốc gia này phải chịu trách nhiệm ít nhất đối với 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Các điều kiện này đã được thỏa mãn khi Liên bang Nga phê chuẩn Nghị định thư. Vì vậy Nghị định thư chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/02/2005. Tính đến tháng 02/2009, đã có 184 quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyoto. Việt Nam ký Nghị định thư vào ngày 03/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002.

Nội dung chính của Nghị định thư Kyoto là đưa ra các mục tiêu mang tính bắt buộc đối với 37 nước công nghiệp trên thế giới và Liên minh Châu Âu (EU) về việc giảm lượng khí thải nhà kính. Theo đó, các nước này đến năm 2012 phải giảm lượng phát thải khí nhà kính, chủ yếu là carbon dioxide, ít nhất 5% so với mức phát thải năm 1990. Mức giảm cụ thể áp dụng cho từng quốc gia thay đổi khác nhau. Ví dụ, các nước EU là 8%, Mỹ 7%, Nhật Bản 6%, Australia 8%, trong khi New Zealand, Nga và Ucraina được duy trì mức phát thải hiện tại. Riêng một số quốc gia vốn có lượng phát thải khí nhà kính thấp được phép tăng lượng phát thải, như Na Uy được tăng 1% hay Iceland 10%.

Các nước tham gia vào Nghị định thư Kyoto phải chịu sự giám sát và quản lý bởi các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc về lượng khí thải cắt giảm. Các quốc gia được chia làm hai nhóm: nhóm các nước phát triển thuộc Phụ lục I (Annex I) của Nghị định thư, buộc phải có bản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; và nhóm các nước đang phát triển nằm ngoài Phụ lục I (Non-Annex I) của Nghị định thư, bao gồm đa số các nước đang phát triển và cả một số nền kinh tế lớn mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil. Những nước này ít chịu ràng buộc hơn so với các nước thuộc nhóm Annex I.

Nghị định thư Kyoto yêu cầu các quốc gia tham gia cam kết thực hiện các mục tiêu nêu trên thông qua ba cơ chế chính được đưa ra trong Hiệp định Marrakesh (Marrakesh Accord) được thông qua năm 2001, bao gồm (1) Cơ chế thị trường khí thải, hay còn gọi là thương mại khí thải; (2) Cơ chế phát triển sạch; và (3) Cơ chế đồng thực hiện.

Theo đó, thông qua cơ chế thị trường khí thải, các quốc gia có hạn ngạch phát thải dư thừa có thể bán hạn ngạch này cho những nước có lượng phát thải vượt mức cho phép. Cơ chế phát triển sạch cho phép các quốc gia phát triển tài trợ cho các dự án giúp giảm lượng phát thải tại các nước đang phát triển, qua đó các nước tài trợ sẽ được gia tăng lượng hạn ngạch phát thải ở nước mình. Đây được xem như một công cụ hiệu quả nhằm giúp các nước đang phát triển tham gia vào Nghị định thư Kyoto, giúp nâng cao năng lực công nghệ ở các quốc gia này, đồng thời giải quyết được bài toán lợi ích giữa kinh tế và môi trường tại các quốc gia phát triển. Tương tự, cơ chế đồng thực hiện cũng cho phép một quốc gia thành viên tự thực hiện một dự án ở một quốc gia thành viên khác và qua đó giành được thêm hạn ngạch phát thải ở nước mình.

Hiệp ước “Hậu Kyoto”

Ngày 28/07/2005, Mỹ tuyên bố cùng 4 nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Australia ký kết thỏa thuận “Quan hệ đối tác châu Á – Thái Bình Dương về khí hậu và phát triển sạch”, được biết đến như một Hiệp ước “Hậu Kyoto”.

 

Tuy nhiên, Hiệp ước này được cho là nhằm thay thế Nghị định thư Kyoto, phục vụ cho những tính toán có lợi cho Mỹ trước sự phản đối của cộng đồng quốc tế về việc Mỹ không tham gia Nghị định thư Kyoto. Hiệp ước này chủ yếu nhấn mạnh việc cần tăng cường nghiên cứu để tìm ra các nguồn năng lượng sạch và chuyển giao công nghệ từ những quốc gia công nghiệp sang các nước đang phát triển. Tuy nhiên đến nay Hiệp ước “Hậu Kyoto” này vẫn chưa phát huy tác dụng.

Nghị định thư Kyoto cũng được cho là một trong những tiền đề hình thành nên khái niệm “ngoại giao khí hậu”, vốn xuất hiện trong khoảng 7 đến 8 năm trở lại đây, khi các diễn biễn phức tạp của khí hậu cùng các hệ quả của nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ quốc tế. Những quốc gia công nghiệp và các nước phát triển được cho là “thủ phạm” chính gây ra sự biến đổi khí hậu (đứng đầu là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản), tuy nhiên lại không phải là những nước gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, mà lại là các quốc gia đang phát triển. Các nước phát triển dù cam kết đi đầu trong việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính theo Nghị định thư, nhưng thực tế lại tìm nhiều cách lảng tránh vấn đề như trì hoãn phê chuẩn, thực hiện, đưa những dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

Đặc biệt, Mỹ là quốc gia công nghiệp chiếm đến 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới nhưng lại không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vì cho rằng điều này sẽ gây thiệt hại đối với kinh tế Mỹ. Thay vào đó, chính phủ Mỹ năm 2001 đã cam kết sẽ thực thi kế hoạch của Tổng thống George W. Bush về tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng trong 10 năm (2002-2012), đưa nồng độ carbon trong các ngành công nghiệp Mỹ giảm 18%.

Biến đổi khí hậu hiện nay được xếp vào hàng “an ninh phi truyền thống”, được dự báo là có thể trở thành thách thức lớn nhất với hòa bình và an ninh thế giới, hơn cả chủ nghĩa khủng bố. Hậu quả của biến đổi khí hậu (các thảm họa thiên nhiên, các vấn đề môi trường…) có thể làm thay đổi nguồn phân bổ tài nguyên, dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực, an ninh năng lượng và làm bùng nổ các làn sóng di cư, gây xung đột và làm bất ổn chính trị xã hội.

Từ năm 2009, Liên Hiệp Quốc cùng các nhà lãnh đạo thế giới đã gia tăng hợp tác và bàn thảo một thỏa thuận môi trường thay thế Nghị định thư Kyoto (sẽ hết hiệu lực vào năm 2012). Tuy nhiên, trải qua không ít các vòng đàm phán liên tiếp, các nước vẫn chưa đi đến một sự đồng thuận nào về vấn đề này, do còn nhiều khác biệt về lợi ích (đặc biệt là xung đột lơi ích giữa môi trường và kinh tế) giữa các quốc gia

 

13 tháng 9 2018

Bài 8 : Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng

1 tháng 1 2017

Nhiều lắm nhưng bạn cứ lên google search là ra hết mình mà viết thì mỏi cả tay vẫn không xong đâu bạn