K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2017

_ Tham khảo _

"Sống chết mặc bay" có dụng ý phê phán tên quan phủ dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm mà còn ung dungn ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ thì nhẫn tâm đuổi đi mà chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, vô trách nhiệm của tên quan phủ phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân tuyệt vọng dưới cơn thinh nộ của trời..... ở đây tác giả muốn phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong lúc người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ hàng năm phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình thì bọn quan lai, những người được mệnh dân là phụ mẫu của dân đang chễm chệ trên đình hoặc bên ván cờ.. Ở đó tác giả thể hiện nỗi đau, niềm chua xót khi dân ko có 1 vị quan anh minh, thương dân...
Sống chết mặc bay (Khẩu ngữ): nói thái độ bỏ mặc một cách hoàn toàn vô trách nhiệm

bn tham khảo dàn ý nha, chúc bn học tốt

dàn ý :
1, Mở bài :
- Giới thiệu tác giả Phạm Duy Tốn sống ở cuối thế kỷ XI X , Có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại
.
- Xây dựng các chi tiết , tình huống tương phản ,tăng cấp rất đặc sắc , đặc biệt bức tranh về thái độ vô trách nhiệm
của tên quan đi hộ đê bỏ mặc nhân dân trong tình cảnh khố cùng Sống chết mặc bay”.
2, Thân bài :
- Giải thích : Sống chết mặc bay” : là vế đầu của câu tục ngữ Sống chết mặc bay ,tiền thầy bỏ túi” : thái độ vô
trách nhiệm của bọn thầy lang , thầy cúng trong xã hội cũ
- Sống chết mặc bay” nhanđề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan
lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm , vô trách nhiệm , vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng
điếm ,bài bạc .
- Phép tương phản ,tăng cấp được nhà văn khắc họa qua hai hìnhảnh :
+ Cảnh dân chúng cứu đê ...
+ Cảnhtên quan đi hộ đê nhưng hắn vô trách nhiệm, xung quanh hắn : Bên cạnh ngài , mé tay trái , bát yến hấp
đường phèn , để trong khay khảm , khói bay nghi ngút , tráp đồi mồi chữ nhật để mở , trong ngăn bạc đầy những
trầu vàng ,cau đậu ,rễ tía , hai bên nào ống thuốc bạc ...trông mà thích mắt”
- kẻ hầu người hạ ...
- Ham mê ván bài tổ tôm .
- Hắn hả hê cười vì vừa thắng một canh bạc lớn đúng lúc cảnh đê vỡ xảy ra ,nước tràn lênh láng ,nhà cửa trôi băng
,kẻ sống không chỗ ở ,người chết không nơi chôn....
3, Kết bài
Nhà văn Phạm Duy Tốn quả đã chọn cho tác phẩm của mình một cái nhan đề thật hay .
Đọc truyện ta càng căm phẫn bọn quan lại xã hội cũ vô trách nhiệm , tán tận lương tâm .
Ta thấy được nhà nước ta quan tâm đến đê điều , đời sống của nhân dân.

1 tháng 4 2018

phạm duy tốn lấy nhan đề là sống chết mặc bay do:
-gây nên sự hấp dẫn,chú ý cho người đọc,buộc người đọc theo dõi câu chuyện từ đầu đến hết
-phù hợp với hoàn cảnh,nội dung câu chuyện
-nhằm bóc trần thái độ vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu

1 tháng 4 2018

Phạm Duy Tốn lấy câu Sống chết mặc bây làm nhan đề cho bài văn ngắn của mình vì ông muốn thể hiện một xã hội phong kiến đương thời:trong người dân đang lam lũ kiệt sức để chống lũ bão tránh cho đê vỡ thì vua quan lại đi hộ bài trong khi đang làm nhiệm vụ , mặc dân sống chết với đê.Khi có người chạy vào báo tin đê vỡ thì quan quát mắng cho người đuổi cổ ra ngoài còn đòi cách cổ chúng mày đòi bỏ tù chúng mày.Lòng lang dạ thú của quan được thể hiện qua các từ ngữ trong bài

5 tháng 5 2016

Nhan đề "sống chết mặc bay" là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt nam những năm trước Cách mạng Tháng tám 1945 vói cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.

5 tháng 5 2016

Bài này là câu 3 điểm trong đề thi HKII văn của mình đó

Tác phẩm "Sống chết mặc bay" là một tác phẩm của nhà văn Phạm Huy Tốn. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Truyện lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam đầu thế kỷ XX khi một khúc đê bên sông Nhị Hà đang bị mưa gió làm vỡ, nhưng trong đình thì tên quan phủ vẫn bỏ mặc người dân dưới cơn thịnh nộ của trời. 
"Sống chết mặc bay" là một nhan đề hay, việc lấy nhan đề của tác phẩm đã thể hiện đúng với những gì mà nhân vật quan phủ trong tác phẩm đã thể hiện. "Sống chết mặc bay" quả thật là một nhan đề rất độc đáo.Nhan đề Sống chết mặc bay đã có dụng ý phê phán tên quan phủ dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm mà còn ung dung ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Trong khi dân phu phải gánh chịu sự thịnh nộ của trời, vừa phải giữ đê để nó không vỡ, ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sống quanh. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ hắn nhẫn tâm đuổi đi mà chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, vô trách nhiệm của tên quan phủ phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân tuyệt vọng dưới cơn thinh nộ của trời.

18 tháng 4 2021

Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.

18 tháng 4 2021

gạch ý được không anh/chị kiểu phải gạch ý á

8 tháng 3 2017

Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề.

8 tháng 3 2017

Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi. Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác. Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay" .

Tham khảo nha!!! ten mk la tkn

20 tháng 4 2018

Mở bài:

- Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến. - Giới thiệu truyện ngắn Sống chết mặc bay.

Thân bài:

- Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.

- Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.

- Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.

Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.

20 tháng 4 2018

Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi. Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác. Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay"

Trả lời :

Nhan đề sống chết mặc bay bắt nguồn từ ý nghĩa của câu tục ngữ: '' Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi ". câu tục ngữ thể hiện sự thờ ơ, lạnh nhạt của một số ng trc những vấn đề của xã hội. Nhan đề tác phẩm có dụng ý phê phán sự vô tâm, vô trách nhiệm của tên quan phủ. Đồng thời, Phạm Duy Tốn còn lên án mạnh mẽ sự thối nát trong chế độ thực dân nửa phong kiến, đặc biệt là những tên " quan phụ mẫu " - " cha mẹ " của dân phong kiến trc cảnh đê bị vỡ, ng dân lâm vào cảnh " nghìn sầu muôn thảm " .

Hok_Tốt

#Thiên_Hy

11 tháng 5 2019

Mở bài: 

- Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến. - Giới thiệu truyện ngắn Sống chết mặc bay.

Thân bài: - Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc. - Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm. - Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.

Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản. 

    Bài làm

Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác?  Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi.   Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác.    Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay" 

 

18 tháng 4 2018
Phạm Duy Tốn dùng thủ pháp đối lập, bên ngoài, lũ sắp tràn lên, đe dọa bách tính muôn dân, bên trong, quan phụ mẫu - đại diện cho hạnh phúc, vận mệnh của dân... vẫn đang ngồi trong nhàn nhã, đánh bài, mặc kệ những gì ngoài kia xảy ra. Đúng lúc nước tràn bờ, hàng trăm ngàn con người lâm vào cảnh khốn cùng, thì quan ù ván bài to. Tác giả đã lên tiếng, phê phán những tên quan vô trách nhiệm, ích kỷ và "sống chết mặc bay". Ở đó tác giả thể hiện nỗi đau, niềm chua xót khi dân ko có 1 vị quan anh minh, thương dân...
Sống chết mặc bay (Khẩu ngữ): nói thái độ bỏ mặc một cách hoàn toàn vô trách nhiệm
25 tháng 4 2022

Câu 1: Nhan đề "Sống chết mặc bay": Lấy từ một phần câu tục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" Câu 2: Bạn cố gắng làm dựa theo ý chính này nhaa: - Nhận xét chung về hình ảnh quan phụ mẫu + những dẫn chứng: câu văn miêu tả hình ảnh quan - Nhận xét chung về những hành động, h.ảnh đó - Nêu những mặt đối lập giữa h.ảnh viên quan PM và h.ảnh lầm than của nhân dân: Sung sướng >< Cảnh lầm than, khổ đau....

21 tháng 4 2021
I. Đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn

- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)

- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam

- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay

1. Hoàn cảnh ra đời

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn

2. Tóm tắt

    Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ

- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”

- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

4. Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét

13 tháng 5 2021
Nghi mà dài hết bài luôn vậy