Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cơ chế :
- Trong giảm phân, 1 cặp NST trong tế bào của bố hoặc mẹ không phân li, tạo 2 loại giao tử , một loại chứa cả 2 chiếc của cặp (n+1), một loại không chứa NST nào của cặp (n-1).
- Trong thụ tinh
+ Giao tử n + 1 kết hợp giao tử bình thường (n) tạo thể ba nhiễm 2n + 1
+ Giao tử n - 1 kết hợp giao tử bình thường (n) tạo thể một nhiễm 2n - 1
+ Giao tử n + 1 kết hợp giao tử n + 1 tạo thể bốn nhiễm 2n + 2
+ Giao tử n - 1 kết hợp giao tử n - 1 tạo thể khuyết nhiễm 2n - 2
v.v.. (thể ba kép, thể một kép,..)
Nếu loài này xuất hiện đột biến thể dị bội thì khải năng tối đa tạo ra : n x (số dạng)
- Thể khuyết (2n – 2) :46
- Thể khuyết kép ( 2n – 2 - 2 ):44
- Thể 1 (2n – 1 ):47
- Thể 1 kép (2n – 1 – 1) :46
- Thể 3( 2n + 1 ):49
- Thể 3 kép (2n + 1+ 1 ):50
TK
Cả hai loại thể dị bội 2n + 1 và 2n - 1 đều là những thể dị bội được hình thành từ những hợp tử không bình thường. Các hợp tử không bình thường đó được tạo ra do sự kết hợp của những giao tử đực hoặc giao tử cái không bình thường. Cơ chế hình thành hai thể đó như sau:
Trong quá trình giảm phân tạo giao tử có một cặp NST nào đó của tế bào không phân ly dẫn đến hình thành hai loại giao tử: một trong hai loại giao tử đó có thừa một NST trong cặp NST tương đồng (loại giao tử này mang (n + 1) NST và loại giao tử còn lại thiếu 1 NST trong cặp NST tương đồng nên bộ NST của giao tử đó sẽ là (n - 1) NST (n là bộ NST đơn bội của loài).
Trong quá trình tái tổ hợp tạo thành hợp tử, các giao tử không bình thường này kết hợp với các giao tử bình thường (mang n NST) tạo thành những hợp tử không bình thường, cụ thể:
* Giao tử (n + 1) NST kết hợp với giao tử có n NST tạo thành hợp tử có (2n + 1) NST và hợp tử này hình thành nên thể dị bội 2n + 1.
* Giao tử (n - 1) NST kết hợp với giao tử có n NST tạo thành hợp tử có (2n - 1) NST và hợp tử này hình thành nên thể dị bội 2n - 1.
Ở người có bệnh Đao là do thừa NST số 21 gây nên. Đây là một dạng biến dị di truyền có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển bình thường của cơ thể.
Cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể một nhiễm: Do ở một bên bố hoặc mẹ có một cặp NST tương đồng không phân li, tạo ra hai loại giao tử đột biến: một loại giao tử mang cả cặp NST tương đồng và một loại giao tử khuyết nhiễm.
Các giao tử đột biến này kết hợp với giao tử bình thường trong thụ tinh tạo hợp tử phát triển thành thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.
- Cơ chế hình thành thể đa bội: Dưới tác động của các tác nhân vật lí hoặc tác nhân hoá học vào tế bào trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể gây ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào.
- Cơ chế hình thành thể 4n
+ trong giảm phân do các NST nhân đôi nhưng không phân li dẫn đến hình thành giao tử 2n sự kết hợp 2 loại giao tử này trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử tạo nên thể tứ bội 4n.
+ quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường tuy nhiên hợp tử sau khi hình thành thực hiện quá trình nguyên phân nhưng các NST không tách nhau ở tâm động sẽ tạo nên cơ thể tứ bội 4n
Cơ chế phát sinh thể dị bội là trong quá trình giảm phân, một hoặc một số cặp NST nhân đôi nhưng không phân li tạo ra giao tử không bình thường và sự kết hợp của các giao tử không bình thường này với giao tử bình thường trong thụ tinh.
Cơ chế phát sinh thể dị bội
Trong quá trình phát sinh giao tử, cặp NST giới tính của bố hoặc mẹ không phân li sẽ tạo ra một loại giao tử mang cả 2 NST giới tính và một loại giao tử không chứa nhiễm sắc thể giới tính nào.
Giao tử mang hai nhiễm sắc thể giới tính thụ tinh với một giao tử mang một nhiễm sắc thể giới tính, sẽ tạo nên hợp tử chứa ba nhiễm sắc thể giới tính (thể ba nhiễm).Giao tử không chứa nhiễm sắc thể giới tính thụ tinh với một giao tử bình thường (mang một nhiễm sắc thể giới tính) sẽ tạo nên hợp tử chỉ chứa một nhiễm sắc thể giới tính (thể một nhiễm).Cơ chế phát sinh thể đa bội→Sự hình thành các cá thể lệch bội thông qua 2 cơ chế là giảm phân không bình thường, sự thụ tinh giữa các giao tử không bình thường và giao tử bình thường.Quá trình giảm phân tạo các giao tử n+1 và n-1 có thể diễn ra ở lần phân bào thứ nhất hoặc thứ 2- Một cá thể của loài có thể gặp nhiều trường hợp dị bội khác nhau, vì hiện tượng dị bội ở mỗi cặp NST khác nhau sẽ cho kiểu hình hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: một loài có bộ NST 2n = 14 tức là có 7 cặp NST khác nhau như vậy cá thể này có thể có 7 trường hợp thể ba hoàn toàn khác nhau.- Lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng (2n) làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khả
Câu 1:
* Giống nhau:
- Đều có sự tự nhân đôi của NST.
- Đều trải qua các kì phân bào tương tự.
- Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.
- NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.
- Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
* Khác nhau:
Nguyên phân Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. - Chỉ 1 lần phân bào. - Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit. - Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc. - Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. | - Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín. - Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. - Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit. - Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc. - Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. |
Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào. | Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc. |
Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST). | - Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép. - Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n. |
Ý nghĩa: - Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau. - Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể. | Ý nghĩa: - Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau. - Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài. - Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới. |
Câu 2:
Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
+ Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.
+ Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.
+ Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.
Bài 12
1:Cơ chế: Bố cho 1 NST X, mẹ cho 1 NST X =>con trai
Bố cho 1 NST Y,mẹ cho 1 NST X =>con gái
Vậy quan niệm người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là sai. Vì ở người, mẹ có cặp NST là XX => chỉ có thể cho NST X.
2:Vì; +Đàn ông có 2 loại tinh trùng với số lượng ngang nhau
+ 2 loại tinh trùng này tham gia thụ tinh với xác xuất ngang nhau
+Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau(điều kiện thuận lợi)
3:Người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì người ta đã nắm được chính xác cơ chế xác định giời tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính.Điều này có ý nghĩa tăng trưởng trong chăn nuôi.
Bài 23:Cơ chế hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST (2n+1) và (2n-1) là:
_ Trong cơ thể bố hoặc mẹ có 1 cặp NST không phân li tạo ra 2 giao tử bất bình thường là 1 giao tử chứa 2 NST của 1 cặp NST tương đồng nào đó còn 1 loại giao tử không chứa NST nào của cặp NST tương đồng nào đó.
_ Sự kết hợp giữa giao tử bình thường và giao tử bất bình thường thì tạo ra thể dị bội (2n+1) và (2n-1).
3:Hậu quả là gây biến đổi hình thái( hình dạng, màu sắc, kích thước...), gây bệnh NST ở người( bệnh Đao, Tớc- nơ ).
Bài 12: cơ chế xác định giới tính
1/ cơ chế sinh con trai,con gái:
-bố cho giao tử X kết hợp với giao tử X của mẹ →con gái
-bố cho giao tử Y kết hợp với giao tử X của mẹ→con trai
-quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai vì người mẹ có cặp nhiễm sắc thể XX chỉ có thể cho giao tử X
2/ trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1 vì:
- hai loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau
-tinh trùng X và Y tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau
3/
-người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì:người ta nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình này.
-việc này có ý nhĩa trong chọn giống ,giúp tạo ra các giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao,góp phần làm cho nền chăn nuôi phát triển mạnh hơn
Bài 23: đột biến số lượng nhiễm sắc thể:
1/
cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST (2n+1) và(2n-1) là do sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó ở bố hoặc mẹ.kết quả tạo ra 1 giao tử có cả hai NST của một cặp, và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó,hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường(n) trong thụ tinh tạo ra thể 3 nhiễm hoặc thể 1 nhiễm.
3/hậu quả của đột biến dị bội:
-đột biến dị bội gây tác hại cho bản thân cơ thể sinh vật,tạo ra các bệnh hiểm nghèo,làm giảm sức sống cơ thể và có thể làm cho sinh vật tử vong
a, 2n= 24 => n= 12 => 3n..... Từ n nhân lên
b, giao tử 0 => hợp tử là 2n - 1 => bộ NST 24-1= 23
Giao tử 2n => hợp tử là 2n+1 => bộ NST 24+1= 25
1. Cấu trúc đặc trưng của NST ở kì giữa là: NST gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động (eo thứ 1) chia nó thành 2 cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc. 1 số NST còn có eo thứ 2. Mỗi cromatit bao gồm 1 phân tử ADN và protein loại histon.
2. Cơ chế hình thành thể tứ bội: Trong quá trình phát sinh giao tử, 2 cơ thể mang lai có tất cả các cặp NST không phân li tạo ra 2 giao tử (2n). Trong thụ tinh, 2 giao tử đó kết hợp với nhau hình thành hợp tử (4n)
->Thể tứ bội.
Cơ chế hình thành thể tam bội: Trong quá trình phát sinh giao tử, 1 cơ thể mang lai có tất cả các cặp NST không phân li tạo ra giao tử (2n). Trong thụ tinh, giao tử đó kết hợp với giao tử bình thường (n) hình thành hợp tử (3n) ->Thể tam bội.
thanks bạn nhiều nha