Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Tình bạn là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, không kém phần diệu kì, trong cuộc sống không thể thiếu đi những người bạn, những người tuy xa lạ về huyết thống nhưng lại có những tương đồng về tính cách, về sở thích và lí tưởng… Đó là những người bạn đồng hành cùng ta trên suốt quãng đường đời, là người sẻ chia, người dang tay giúp đỡ, ngồi bên lắng nghe mỗi khi ta có tâm sự. Cuộc sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi có những người bạn.
Trước đây, em không có những định nghĩa cụ thể nào về khái niệm tình bạn, tình bạn lúc ấy đối với em mà nói đơn giản chỉ là những người cùng học, cùng chơi, cùng trò chuyện. Nhưng khi đã trưởng thành hơn thì em bống hiểu ra sự thiêng liêng của khái niệm tình bạn, bởi tình bạn không chỉ đơn giản là một mối quan hệ xã hội giữa người với người mà đó còn là sợi dây gắn kết tình cảm, gắn bó những con người xa lạ trở nên thân thiết, thắt chặt mối đồng cảm, thương yêu giữa những con người ấy khiến cho mọi hành động quan tâm, chia sẻ đều trở nên chân thành và tự nhiên nhất.
Trong cuộc sống, ai cũng cần có những người bạn, đó là người bạn đồng hành, cũng là người tiếp cho ta những đông lực sống, động lực phấn đấu mỗi khi ta yếu đuối, gục ngã. Bạn bè là điều kì diệu tự nhiên nhất trong cuộc sống của con người, có được những người bạn là điều may mắn. Tìm được những người bạn hiểu mình thì đó là một điều diệu kì, đáng được trân trọng. Em cũng may mắn tìm được cho một người bạn thân thiết, người mà em có thể yên tâm dãi bày, sẻ chia mỗi khi có chuyện buồn trong học tập hay trong cuộc sống, người em có thể dựa vào khi em chán nản, gục ngã.
Người bạn mà em muốn nói đến, đó chính là Phương Anh- người bạn thân thiết nhất của em trong suốt những năm học cấp một cũng như cấp hai. Em và Phương Anh quen nhau khi vừa là những học sinh ngơ ngác bước chân vào lớp một. Em vẫn còn nhớ rất rõ lần gặp mặt đầu tiên ấy, đó là vào ngày khai giảng đầu tiên của đời học sinh, chúng em lúc ấy còn là những cô cậu học trò nhỏ rụt rè, tò mò về môi trường học tập mới nhưng cũng lo lắng, sợ hãi với những thứ quá sức mới lạ.
Em và Phương Anh được cô giáo chủ nhiệm xếp ngồi cùng một bàn học, chúng em lúc ấy chưa hề quen biết nhau nên cả hai đều khá ngượng ngùng, rất khó mở lời làm quen. Nhưng có vẻ Phương Anh là người nhút nhát hơn em, nên em đã mở lời làm quen trước:
“ Chào cậu, tớ tên là Hương Quỳnh, cậu tên là gì thế?” Lúc ấy có lẽ vì bất ngờ nên khuôn mặt nhỏ nhắn của Phương Anh đỏ bừng lên, bạn quay ra nhìn em ấp úng nói vô cùng dễ thương:
“Tớ tên là Phương Anh…cậu” Có vẻ Phương Anh muốn nói gì thêm nữa nhưng vì ngượng ngùng nên mãi không thốt thành câu. Em bèn chủ động nói trước:
“Tên của cậu hay thật, chúng mình làm bạn được không?” Phương Anh lúc ấy đã cười rất vui vẻ, nụ cười của Phương Anh rạng rỡ như thiên thần vậy, bạn đã hết ngượng ngập mà vội vàng gật đầu vô cùng dễ thương.
Từ ấy em và Phương Anh trở thành những người bạn thân, chúng em cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như sinh hoạt trong trường, dù có bất cứ những khó khăn cũng như những niềm vui gì trong học tập thì chúng em cũng đều chia sẻ cho nhau. Những câu chuyện dù không đầu không đuôi nhưng mỗi khi người kia kể thì người còn lại sẽ chú tâm lắng nghe, có lẽ sau những lần tâm sự như vậy, chúng em trở nên thân thiết hơn, thấu hiểu nhau hơn, đôi khi chỉ cần một ánh mắt thôi thì chúng em đã có thể hiểu đối phương muốn nói gì.
Phương Anh là một người hiền lành, nhân hậu, chúng em tuy là những người bạn thân thiết, nhưng không phải vì vậy mà chúng em có thể hiểu nhau hoàn toàn, có những lúc chúng em bất đồng ý kiến, có những cãi vã, giận hờn. Em cảm thấy có lỗi bởi mỗi lần cãi vã rồi giận dỗi như vậy thì người chủ động giảng hòa luôn là Phương Anh. Chúng em giận nhưng không được bao lâu thì cả hai đều được giải tỏa nhưng để mở miệng nói lời xin lỗi trước thì không phải ai cũng có thể, đây cũng là điều em rất ngưỡng mộ ở Phương Anh, bạn luôn vì người khác, chủ động giảng hòa mặc dù bạn không hề sai, cũng không kể đến sự nhút nhát của mình.
Em cảm thấy thật may mắn khi có một người bạn như Phương Anh, đó là một người bạn tuyệt vời, người mà em tuyệt đối tin tưởng khi sẻ chia những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, người luôn ở bên tiếp cho em nguồn động lực để em vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Thế mới có thể thấy được tình bạn thật thiêng liêng biết bao, tình bạn có thể tạo ra sức mạnh, tạo nên những kì tích cho con người. Có những câu thơ mà em rất ấn tượng về tình bạn như:
“Tình bạn là lá là hoa
Tình bạn là cả bài ca trên đời
Tình bạn trong sáng tuyệt vời
Đẹp hơn tất cả bầu trời ban đêm”
chúc bn hok tốt kb zới mik nha
Năm tháng cứ trôi và không ai có thể níu kéo được thời gian, chính thời gian là thước đo tốt nhất của tình cảm bạn bè, trong suốt thời gian học tập, có lẽ Hân là người bạn thân nhất của em, bạn ấy đã học với em từ những năm tiểu học tới bây giờ.
Dáng người của Hân xinh xinh tròn trịa, Hân Hân ăn mặc rất gọn gàng lịch sự nhưng luôn có phần nhí nhảnh đáng yêu. Nước da của Hân mịn màng, ửng hồng. Mái tóc bạn ấy dài đen mượt, óng ả, suôn mượt, trước khi đi học luôn được mẹ bạn ấy cột gọn gàng trông rất đẹp, xinh xắn. Khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy có cảm tình đáng yêu thân thiện. Cặp mắt sáng tròn xoe đen láy nhìn vào đôi mắt bạn ấy thấy ngay sự thông minh, nhanh nhẹn, sáng dạ. Cái miệng nhỏ nhắn môi hình trái tim xinh xinh, mỗi khi bạn ấy cười trông bạn ấy thật xinh xắn, rất có duyên .Ở Hân khi nào cũng toát lên vẻ hiền dịu, nhanh nhẹn, đáng yêu và dễ mến.
Hân rất chăm chỉ trong học tập, luôn là một lớp trưởng học tập gương mẫu trong lớp em. Bạn ấy rất hòa đồng luôn chơi với các bạn ở trong lớp, lúc nào cũng giúp đỡ kèm cặp những bạn khó khăn,chậm tiến. Hiền dịu, ngoan ngoãn và học giỏi là các đức tính tốt mà em quý nhất ở Hân. Bạn luôn thùy mị, nhẹ nhàng trước mọi người và luôn ngoan ngoãn, không bao giờ cãi lời người lớn. Tính tình Hân Hân rất cởi mở khi nói chuyện với bạn bè nhưng cũng rất nghiêm túc và thẳng thắng trong vấn đề học tập, bạn ấy không thích đùa giỡn với việc học. Bạn ấy rất nhanh nhẹn và luôn hoàn thành tốt trong mọi việc cô giao. Nhiều lúc từ những câu chuyện mà Hân kể đã làm cho em và các bạn cười một cách sảng khoái . Cả lớp, ai ai cũng đều quý mến nể phục Hân .Đối với các thầy cô trong trường cũng như người ngoài lớn tuổi hơn, bạn luôn lễ phép chào hỏi nên ai cũng mến Hân cả và em cũng thế
Sau nhiều năm tháng học chung với nhau, em đã học được rất nhiều những đức tính, tính cách tốt đẹp của Hân. Em rất quý bạn ấy, em sẽ luôn cố gắng để giữ mãi tình bạn tốt đẹp này. Ôi,tình bạn này thật là đáng quý biết bao!
Để khen ngợi: Sao Lan học giỏi thế?
Để thể hiện yêu cầu mong muốn: Bác chỉ đường giúp cháu đc ko ạ?
Để phủ định: Em làm bài tập thế này mà bảo là đúng à?
Lên youtube mà tra mà tháng 4 là mk đấy cung bạch dương nè
1.Chim Khôn đạu nóc nhà quan,
Trai khôn tìm vợ,gái ngoan tìm chồng
2.Chồng như đó,vợ như hom
3.Chồng đẹp,vợ đẹp những nhìn mà no
1. Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.
2. Con người có cố, có ông
Như cây có cội, như sông có nguồn.
3. Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
4. Con có cha như nhà có nóc.
I – Đặc điểm môi trường tự nhiên xã hội
Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa Việt Nam. Đây được coi là cái nôi của văn hoá-lịch sử dân tộc. Xét về lãnh thổ vùng này có nhiều ý kiến khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến cho rằng vùng đồng bằng Bắc Bộ là khu vực của ba hệ thống sông lớn: sông Hồng, sống Thái Bình và sông Mã. Như vậy thì có thể xác định vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ bao gồm: Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vùng văn hoá có những điểm không đồng nhất với vùng hành chính, vùng quân sự… Việc xét Thanh-Nghệ-Tĩnh vào vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ là dựa trên những căn cứ về văn hoá và lịch sử.
Về vị trí địa lí vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính : Tây-Đông và Bắc-Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền đồn để tiến tới các vùng khác trong nước và Đông Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh), có núi Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn, núi Đọi v.v…
Mặt khác, khí hậu vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn những đồng bằng khác. Đồng bằng Bắc Bộ có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18 độ, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, khiến vùng này cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác. Hơn nữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa đông bắc vừa lạnh vừa ẩm, rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm .
Một đặc điểm nữa là môi trường nước, đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 – l,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc. Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt : mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục. Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình.
II. Đặc trưng văn hoá vùng Châu thổ Bắc bộ
Như đã trình bày ở trên, Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, vì thế, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp lẫn nhau : Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam. Từ trung tâm này, văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi Nam Bộ. Sự lan truyền ấy, một mặt chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt, một mặt chứng tỏ sự sáng tạo của người dân Việt. Trong tư cách ấy, văn hóa châu thổ vùng Bắc Bộ có những nét đặc trưng của văn hóa Việt, nhưng lại có những nét riêng của vùng này
1. Đặc trưng môi trường xã hội
Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy. Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâm thức, người nông dân Việt Bắc Bộ là những cư dân “xa rừng nhạt biển” – chữ dùng của PGS, PTS Ngô Đức Thịnh- Nói khác đi là, người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân đồng bằng đắp đê lấn biển trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển. Hàng ngàn năm lịch sử, người nông dân Việt không có việc đánh cá được tổ chức một cách quy mô lớn, không có những đội tàu thuyền lớn. Nghề khai thác hải sản không mấy phát triển. Các làng ven biển thực ra chỉ là các làng làm nông nghiệp, có đánh cá và làm muối.Ngược lại, Bắc Bộ là một châu thổ có nhiều sông ngòi, mương máng, nên người dân chài trọng về việc khai thác thủy sản. Tận dụng ao, hồ đầm để khai thác thủy sản là một phương cách được người nông dân rất chú trọng. Đã có lúc việc khai thác ao hồ thả cá tôm được đưa lên hàng đầu như một câu ngạn ngữ: nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền.
Dù sao, phương thức canh tác chính của cư dân đồng bằng sông Hồng vẫn là trồng lúa nước (khoảng 82% diện tích trồng trọt cây lương thực). Tuy nhiên, cùng cây lúa, diện mạo cây trồng ở Bắc Bộ còn nhiều loại cây khác phù hợp với chất đất từng vùng và khí hậu từng mùa.
Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, dân cư lại đông. Vì thế, để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công. ở đồng bằng sông Hồng, trước đây, người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công, có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao. Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng .v.v…
Mặt khác những người nông dân này lại sống quần tụ thành làng. Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Nó là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn. Các vương triều phong kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình và nó trở thành các làng quê. Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúa nước, một xã hội của các tiểu nông, nói như PGS. Nguyễn Từ Chi một biển tiểu nông tư hữu. Về mặt sở hữu ruộng đất, suốt thời phong kiến, ruộng công, đất công nhiều là đặc điểm của làng Việt Bắc Bộ. Do vậy, quan hệ giai cấp ở đây “nhạt nhòa” – chữ dùng của PGS. Nguyễn Từ Chi, chưa phá vỡ tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế tư cấp tự túc, một tâm lí bình quân, ảo tưởng về sự “bằng vai”, “bằng vế” như kiểu câu tục ngữ “giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba lần”. Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng v.v…, mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức. Đảm bảo cho những quan hệ này là các hương ước, khoán ước của làng xã. Các hương ước, hay khoán ước này là những quy định khá chặt chẽ về mọi phương diện của làng từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định về sản xuất và bảo vệ môi trường đến quy định về tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng xã, vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận. Nhưng cũng vì thế mà cá nhân, vai trò cá nhân bị coi nhẹ. Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ.
2. Đặc trưng văn hoá vật chất
– Văn hoá cư trú (nhà ở). Hàng ngàn năm lịch sử, người dân Việt đã chinh phục thiên nhiên, tạo nên một diện mạo, đồng bằng như ngày nay, bằng việc đào mương, đắp bờ, đắp đê. Biết bao cây số đê cũng được tạo dựng dọc các triền sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Nói cách khác, đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình là kết quả của sự chinh phục thiên nhiên của người Việt. Trong văn hóa đời thường, sự khác biệt giữa văn hóa Bắc Bộ và các vùng khác trong cả nước chính được tạo ra từ sự thích nghi với thiên nhiên này. Nhà ở của cư dân Việt Bắc Bộ thường là loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kèo phát triển. PGS, PTS. Nguyễn Khắc Tụng đã thống kê được 10 loại nhà vì kèo khác nhau, sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nhưng cũng tiếp thu kĩ thuật và sử dụng các vật liệu bền như xi măng, sắt thép. Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan.
– Văn hoá ẩm thực (ăn – uống). Thường là người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanh nơi cư trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫn như mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng đất khác : cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt. Hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu giới hạn ở các làng ven biển, còn các làng ở sâu trong đồng bằng, hải sản chưa phải là thức ăn chiếm ưu thế. Cư dân đô thị, nhất là Hà Nội, ít dùng đồ biển hơn cư dân ở các đô thị phía Nam như Huế, Nha Trang, Sài Gòn. Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ có chú ý tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể. Các gia vị có tính chất cay, chua, đắng, quen thuộc với cư dân Trung Bộ, Nam Bộ lại không có mặt trong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ nhiều lắm.
– Văn hoá trang phục. Cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ đó là màu nâu. Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu sống. Đàn bà cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm. Ngày hội hè, lễ tết thì trang phục này có khác hơn: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen. Ngày nay y phục của người Việt Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá nhiều.
– Di sản vật thể khác. Nói tới văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hóa có một bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hóa. Các di tích khảo cổ, các di sản văn hóa hữu thể tồn tại ở khắp các địa phương. Đền, đình, chùa, miếu v.v…, có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các làng quê. Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài như đền Hùng, khu vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, chùa Tây Phương, đình Tây Đằng v.v…
3. Đặc trưng văn hoá tinh thần
Cùng với các di sản văn hóa hữu thể, các di sản văn hóa vô thể của đồng bằng Bắc Bộ cũng khá đa dạng và phong phú.
Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm. Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện cười đến truyện trạng,mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn, mang nét riêng của Bắc Bộ, chẳng hạn truyện trạng ở Bắc Bộ như truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn v..v.. sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi chữ nhiều hơn truyện trạng ở các vùng khác. Có những thể loại chỉ ở Bắc Bộ mới tồn tại, kiểu như thần thoại. Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt hơn ca dao Nam Bộ. Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét. Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa rối v.v… Đáng kể nhất là những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân Việt Bắc Bộ. Mọi tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề v.v…, có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ. Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn tại trong lễ Hội – một ra thành lễ hội mùa xuân, một ra thành lễ hội mùa thu. Dù thuộc loại nào, khởi nguyên, các lễ hội ấy đều là các hội làng của cư dân nông nghiệp, nói khác đi là các lễ hội nông nghiệp. Tiến trình lịch sử đã lắng đọng ở đây những lớp văn hóa, khiến cho trên lát cắt đồng đại, khó nhận ra gương mặt ban đầu của lễ – hội nông nghiệp. Tuy nhiên, những trò diễn trong các lễ hội vẫn gợi lại các nghi lễ nông nghiệp. Chẳng hạn như các lễ thức thờ Mẹ Lúa, cầu mưa, thờ thần mặt trời, các trò diễn mang tính chất phồn thực như múa gà phủ, múa các vật biểu trưng âm vật, dương vật v.v… Chính vì vậy mà lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ có thể ví như một bảo tàng văn hóa tổng hợp lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Với cư dân ở làng quê Việt Bắc Bộ, lễ hội là môi trường cộng cảm văn hóa, “công mệnh” – chữ dùng của PGS, PTS. Ngô Đức Thịnh – về mặt tâm linh. Cùng với văn hoá dân gian, vùng châu thổ Bắc Bộ theo GS. Đinh Gia Khánh còn là “nơi phát sinh nền văn hóa bác học” . Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ. Thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một trung tâm giáo dục. Năm 1078, Văn Miếu đã xuất hiện, năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, chế độ thi cử để kén chọn người hiền tài v.v.. đã tạo ra cho xứ Bắc một đội ngũ trí thức đông đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn hóa tầm cỡ trong nước, ngoài nước. GS. Đinh Gia Khánh nhận xét : “Trong thời kì Đại Việt, số người đi học, thi đỗ ở vùng đồng bằng miền Bắc tính theo tỉ lệ dân số thì cao hơn rất nhiều so với các nơi khác. Trong lịch sử 850 năm (l065-1915) khoa cử dưới các triều vua, cả nước có 56 trạng nguyên thì 52 người là ở vùng đồng bằng miền Bắc”. Thời thuộc Pháp, Hà Nội là nơi có các cơ sở giáo dục, khoa học, thu hút các trí thức mọi vùng. ở thời hiện đại, PGS, PTS. Ngô Đức Thịnh nhận xét : “Với đội ngũ trí thức mới, không những ở đây là nơi đầu mối các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học (90% các viện nghiên cứu và 64% các trường đại học), mà đội ngũ trí thức cũng tập trung đông đảo nhất, chiếm 57% tổng số trí thức cả nước.!”
Lễ hội đồng bằng Bắc bộ
Chính sự phát triển của giáo dục ở đây tạo ra sự phát triển của văn hóa bác học, bởi chủ thể sáng tạo nền văn hóa bác học này chính là đội ngũ trí thức được sinh ra từ nền giáo dục ấy Đội ngũ này, tiếp nhận vốn văn hóa dân gian, vốn văn hóa bác học Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây, tạo ra dòng văn hóa bác học. Xin đơn cử, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ chính là sản phẩm được tạo ra từ quá trình sáng tạo của trí thức, thể hiện rõ đặc điểm này. nói đến văn hóa bác học, không thể không kể đến văn học nghệ thuật. Những tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương v.v… đều trưởng thành và gắn bó với vùng văn hóa này.
Hơn nữa, nói tới vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, là nói tới một vùng văn hóa mà quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra lâu dài hơn cả và với nội dung phong phú hơn cả. Thực ra, quá trình tiếp biến văn hóa là đặc điểm chung của văn hóa Việt Nam, hay nói như trây là sự không chối từ, nhưng ở châu thổ Bắc Bộ, nhận xét của GS. Đinh Gia Khánh là nhận xét đúng.
Thời tiền sử và sơ sử, thời tự chủ, việc tiếp thu văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ trên địa bàn Bắc Bộ, có những nét riêng do vị thế địa – văn hóa, địa chính trị của nó quyết định. Thời thuộc Pháp, đồng bằng Bắc Bộ cũng là một trong những vùng chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây đậm nét hơn cả. Có thể đơn cử sự tiếp nhận Phật giáo của cư dân Việt Bắc Bộ. Là một tôn giáo sinh ra ở Ấn Độ, vào Bắc Bộ, Phật giáo đã chịu ảnh hưởng của các tín ngưỡng dân gian bản địa, đã bản địa hóa thành Phật giáo dân gian. Sự phát triển của Phật giáo ở Bắc Bộ, vì thế sẽ khác với Phật giáo ở Nam Bộ.
Đồng thời với đặc điểm Bắc Bộ là cội nguồn văn hóa của các vùng Trung Bộ, Nam Bộ, và từ vùng đất cội nguồn này, văn hóa Việt phát triển ở mọi vùng khác. Vai trò “hướng đạo” của vùng văn hóa Bắc Bộ cũng rất rõ, khi đặt trong tơng quan với các vùng văn hóa khác.
Tóm lại, vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đống thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng long – Hà Nội. Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất định.
Từ xưa, động vật nuôi trong gia đình đã trở nên phổ biến, nhiều nhà có cho mình những con vật dễ thương và coi chúng như một thành viên trong gia đình. Trong đó mèo là loài vật gắn bó thân thiết với con người chúng ta. Nhà em có nuôi một chú mèo, nó rất xinh và nghe lời.
Chú mèo nhà em khoác trên mình với bộ lông ba màu trắng vàng đen. Đôi tai hình tam giác, mỏng , thính nhạy của chú mèo bình thường thì dựng lên nghe những âm thanh bên ngoài những khi em sờ vào thì lại cụp xuống. Chú có đôi mắt màu xanh lam, tròn như hai hòn bi ve. Cái mũi đỏ hồng lúc nào cũng ươn ướt khịt khịt. Khi mới về nhà em , chú nhỏ xíu kêu meo meo suốt cả một ngày như khóc vì nhớ mẹ vậy.Bốn chân với những móng vuốt sắc để rình con mồi , dưới chân là những nệm thịt màu hồng êm ái để mỗi lần chú leo chèo hay nhảy xuống đất một cách nhẹ nhàng. Chú càng ngày càng lớn , bây giờ đã rất thân quen với gia đình em và em. Em thích nhất bộ lông mềm mượt không bị xù hay bết , mỗi lần được vuốt chúng bàn tay em như được sờ vào tấm nhung vậy. Đuôi chú lúc nào cũng vẩy lên vẩy xuống , cùng dáng đi thư thái quanh chiếc ghê sofa trông thật ra dáng ông hoàng. Mùa đông đến cũng là lúc chú thích cuộn tròn thân hình mũm mĩm, đôi mắt lim dim nằm trong lòng em để ngủ nướng, chiếc ria mép động đậy như những chiếc ăng ten bé xíu vậy. Có lần, đang ăn trong phòng bếp, bỗng có một tiếng động “cạch”, bỗng chú mèo lao mình xuống khỏi đùi em cái phốc, đôi mắt tròn sáng quắc lạ thường, lông dựng lên , những móng vuốt chìa ra vồ mạnh về phía tủ lạnh. Thế là con chuột đã nằm gọn trong móng vuốt của chú cựa quậy cái đuôi nhỏ không sao thoát ra được. Ôi chú thật cừ khi mỗi lần bắt những con chuột chui vào trong phòng bếp. Sau đó chú mèo chén ngon lành và dụi cái đầu nhỏ vào chân em như khoe chiến công hiển hách của mình vậy. Ngày ngày cùng nhau vui đùa chơi với những quả bóng đã gắn kết em và chú lại với nhau, mỗi khi đi học về em đều nghe thấy tiếng “meo” gọi em đến để vuốt ve chú.
Chú mèo đã trở thành người bạn hàng ngày cùng em chơi đùa, thiếu chú , không gian ngôi nhà trở nên tẻ nhạt vô cùng. Em rất yêu quý chú mèo nhà em- một dũng sĩ diệt chuột tài ba.
“Meo…meo…meo, rửa mặt như mèo”.Đó là bài hát yêu thích của em Phượng, em gái em.Vì ngày nào Phượng cũng hát bài đó nên mẹ đã mua cho hai chị em một con mèo tam thể rất đẹp.
Chú mèo tên là Tom.Bộ lông ba sắc màu vàng, đen, trắng xen kẽ nhau mượt mà và còn đem lại cho Tôm một bộ y phục tuyệt diệu.Cái đầu tròn tròn bằng nắm tay người lớn, được điểm sáng bằng cái mũi nho nhỏ, xinh xinh với hai cái lỗ ươn ướt màu hồng phấn.Hai bên khóe miệng, những sợi râu mép trắng như cước lúc nào cũng cử động liên tục.Chân chú như quả bí đao.Bốn chân nhỏ và thon.Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng.Bộ móng vuốt của Tôm thì rất lợi hại vừa nhọn trông vừa đáng sợ như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra
Tôm rất thích đươc vuốt ve, chiều chuộng.Những lúc đang xem tivi, chú nằm vào lòng em như muốn em xoa vào bộ lông mềm mại của chú. Những ngày nắng ấm, Tôm thường ra sân nằm cạnh gốc chanh, ưỡn cái bụng trắng hồng ra đón nắng.Đôi mắt cũng ra vẻ lim dim, ngắm nhìn những đám mây giữa vòm trời trong xanh lồng lộng.
Ban đêm, Tôm tỏ ra chăm chỉ và cần mẫn làm việc lắm.Không có một xó xỉnh nào mà chú không lục lọi.Đặc biệt là dưới bếp lũ chuột hay qua lại.Đôi mắt của chú trong đêm tối như những tia hào quang xuyên thủng bức màn đêm.Đôi bàn chân của chú được “trang bị” một lớp nệm dày và êm nên những bước đi của Tôm rất nhẹ nhàng.Vì vậy, những con chuột nhắt, chuột cống bẩn thỉu không thể nào qua khỏi chiếc miệng với những chiếc răng sắc nhọn của chú.
Em rất quý Tôm vì chú đã giúp gia đình em diệt sạch lũ chuột hư đốn.Với công lao to lớn này của chú em sẽ cho chú mèo Tôm “một người thợ săn chuột” bữa tiệc với vài con cá bống và một cốc sữa con bò.Tôm quả là một con mèo khôn ngoan và biết nghe lời.
Người cha chưa bao giờ ngu hơn người con vì người cha là người dạy dỗ con nên người. Nhưng cũng có trường hợp người cha ngu hơn người con vì người cha có thể mắc 1 căn bệnh gì đó hay từ bé người cha chưa được học hành nên người. Nhưng dù người cha có ngu hơn con hay ko nữa thì người cha vẫn yêu thương con mk, cố gắng dành cho con những gì tốt đẹp nhất.
Người du mục là thành viên của một cộng đồng của những người sống tại các địa điểm khác nhau, di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Trong số các cách khác nhau mà những người du mục quan hệ với môi trường sinh sống của họ, người ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa những người săn bắt-hái lượm, người du mục mục vụ sở hữu vật nuôi, hay du mục "hiện đại". Tính đến năm 1995, ước tính có khoảng 30-40 triệu người dân du mục trên thế giới.
Người du mục là thành viên của một cộng đồng của những người sống tại các địa điểm khác nhau, di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Trong số các cách khác nhau mà những người du mục quan hệ với môi trường sinh sống của họ, người ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa những người săn bắt-hái lượm, người du mục mục vụ sở hữu vật nuôi, hay du mục "hiện đại". Tính đến năm 1995, ước tính có khoảng 30-40 triệu người dân du mục trên thế giới.
lặng im
lặng im