Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trồng cây gây rừng ,trồng dặm cây chết,phá quang cây dại,làm cỏ quanh gốc cây,bón phân định kì,làm hàng rào để bảo vệ rừng
Nguyên nhân
+Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
+Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép
+Cháy rừng
+Sức ép dân số
+Hậu quả của các quộc chiến tranh để lại
+Tập quán du canh du cư
+nhận thức của người dân chưa cao
+chăn thả gia súc quá mức
+chính sách của nhà nước chưa có hiệu quả, công tác quản lí còn kém
Hậu quả
+gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, hiện tượng trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản... cũng như hủy hoại những lâm sản dưới tán rừng đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh.
Theo Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp miền núi phía Bắc, biện pháp trồng lạc xen sắn trên đất dốc giúp tăng hiệu quả cho cả hai cây trồng. Cụ thể, cách làm này tăng năng suất cho sắn lên 10% so với trồng độc canh do giữ được độ ẩm, hạn chế cỏ dại và cải thiện độ phì đất (năng suất sắn đạt từ 30-45 tấn/ha, tùy từng vùng).
Cùng với đó, năng suất lạc đạt trung bình 1,2-1,6 tấn/ha. Như vậy, cách xen canh này cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng sắn độc canh lên tới khoảng 9 triệu đồng/ha/năm.
Hơn thế, cách canh tác này giúp hạn chế tới 85% lượng đất xói mòn; cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất và khống chế gần như hoàn toàn cỏ dại.
Giải thích cụ thể cách làm này, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp miền núi phía Bắc, chỉ rõ: khi trồng sắn bình thường, sau đó trồng xen 1 hoặc 2 hàng lạc vào giữa 2 hàng sắn. Khi thu hoạch, chỉ lấy củ lạc, còn thân, lá và rễ để lại ruộng nhằm che phủ và cải tạo đất.
Cách làm này đã được áp dụng thành công tại nhiều vùng như Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng…
Mặc dù các giải pháp canh tác nêu trên có hiệu quả, nhưng Tiến sĩ Lienhard Pascal khuyến cáo: các giải pháp về hệ thống cây trồng cho phép đề xuất những hệ thống phù hợp với điều kiện của các nông hộ khác nhau, tùy vào điều kiện địa hình, thổ những từng địa phương. Cho nên, phải có nghiên cứu cụ thể trước khi ứng dụng.
các bạn góp ý nha
Phần này mình làm con gà. Các bạn có thể đọc để tham khảo:
1. Lợi ích: thịt gà, trứng gà là thực phẩm thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Ngoài ra, nó còn cung cấp phân bón cho trồng trọt và lông gà cũng có thể dùng để làm chồi, cầu lông. Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên, đem lại nguồn thu nhập lớn về kinh tế.
2. Phương thức chăn nuôi: thông thường, nuôi gà theo 2 phương thức: nuôi bán chăn thả tự do hoặc nuôi nhốt.
3. Công việc cần làm: khi tiến hành nuôi gà theo những phương thức này, ta cần chuẩn bị tốt các điều kiện chăn nuôi như sau:
B1: lựa chọn địa điểm.
B2: thiết kế chuồng nuôi, vườn thả, khu phụ trợ và các dụng cụ cần thiết.
B3: chọn con giống.
B4: chuẩn bị thức ăn, nước uống.
B5: vệ sinh thú y.
B6: quản lí chất thải và xác chết.
4. Kinh nghiệm chăn nuôi: muốn chăn nuôi đạt kết quả, cần phải thực hiện đầy đủ và thực hiện đúng các biện pháp kĩ thuật trong quy trình chăn nuôi. Trong chăn nuôi gà sinh sản, việc đàn gà đẻ trứng đều, đẻ lâu, cho sản lượng trứng cao và ổn định quyết định hiệu quả chăn nuôi vì thế, ta nên chọn gà mái mắn đẻ, đẻ khỏe. Khi những ngày nắng nóng, cẩn phun mưa cho mái tôn hay mái pro-xi măng giúp chuồng gà đẻ giảm nhiệt. Còn những ngày rét đậm, rét hại cũng cần quay bạt kín quanh chuồng, thắp bóng đèn tròn sưởi ấm cho gà.
5. Kết quả: thực hiện đầy đủ, đúng các biện pháp kĩ thuật trong quy trình chăn nuôi sẽ đạt kết quả; vật nuôi phát triển nhanh, cho ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
6. Đề xuất: mong mọi người sẽ tạo ra những sản phẩm vật nuôi thơm ngon, bổ dưỡng và đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chúc bạn học tốt!
1. Lợi ích: thịt gà, trứng gà là thực phẩm thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Ngoài ra, nó còn cung cấp phân bón cho trồng trọt và lông gà cũng có thể dùng để làm chồi, cầu lông. Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên, đem lại nguồn thu nhập lớn về kinh tế.
2. Phương thức chăn nuôi: thông thường, nuôi gà theo 2 phương thức: nuôi bán chăn thả tự do hoặc nuôi nhốt.
3. Công việc cần làm: khi tiến hành nuôi gà theo những phương thức này, ta cần chuẩn bị tốt các điều kiện chăn nuôi như sau:
B1: lựa chọn địa điểm.
B2: thiết kế chuồng nuôi, vườn thả, khu phụ trợ và các dụng cụ cần thiết.
B3: chọn con giống.
B4: chuẩn bị thức ăn, nước uống.
B5: vệ sinh thú y.
B6: quản lí chất thải và xác chết.
4. Kinh nghiệm chăn nuôi: muốn chăn nuôi đạt kết quả, cần phải thực hiện đầy đủ và thực hiện đúng các biện pháp kĩ thuật trong quy trình chăn nuôi. Trong chăn nuôi gà sinh sản, việc đàn gà đẻ trứng đều, đẻ lâu, cho sản lượng trứng cao và ổn định quyết định hiệu quả chăn nuôi vì thế, ta nên chọn gà mái mắn đẻ, đẻ khỏe. Khi những ngày nắng nóng, cẩn phun mưa cho mái tôn hay mái pro-xi măng giúp chuồng gà đẻ giảm nhiệt. Còn những ngày rét đậm, rét hại cũng cần quay bạt kín quanh chuồng, thắp bóng đèn tròn sưởi ấm cho gà.
5. Kết quả: thực hiện đầy đủ, đúng các biện pháp kĩ thuật trong quy trình chăn nuôi sẽ đạt kết quả; vật nuôi phát triển nhanh, cho ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
6. Đề xuất: mong mọi người sẽ tạo ra những sản phẩm vật nuôi thơm ngon, bổ dưỡng và đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.