K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2022

Tham khảo:

a) Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Địa bàn: các tỉnh Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình.

- Hoạt động chính:

+ Tự xưng là Giản Định hoàng đế (10/1407).

+ Đầu năm 1048, quân đội của Trần Ngỗi kéo vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) và Nguyễn Cảnh Chân (Quảng Nam) hưởng ứng.

+ Tháng 12 - 1048, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Bô Cô (Nam Định). Thanh thế của nghĩa quân tăng lên, nhiều người từ các nơi kéo về theo.

- Kết quả: Trần Ngỗi nghe lời dèm pha giết hại hai tướng là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân => Cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

Mục b

b) Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)

- Địa bàn: diễn ra trên địa bàn rộng lớn từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.

- Hoạt động chính:

 + Trần Quý Khoáng lên ngôi, lấy hiệu là Trùng Quang đế.

 + Năm 1411, quân Minh được tăng viện binh mở cuộc tấn công vào Thanh Hóa. Nghĩa quân rút vào Thuận Hóa.

 + Tháng 8 - 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hóa làm cho nghĩa quân tan rã dần.

- Kết quả: Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt => Cuộc khởi nghĩa thất bại.

25 tháng 1 2022

* Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)

- Sau khi Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân chết, con trai của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.

- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hoá vào đến Hoá Châu.

- Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá.

- Tháng 8-1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Tháng 10-1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ. Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế ở Yên Mô (Ninh Bình).

- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.

- Tháng 12-1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.

- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa từ đó tan rã dần.



 

6 tháng 11 2021

Nguyễn Chích bạn ơi

28 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Nghệ thuật quân sự:

- lôi đánh thần tốc, bất ngờ 
- hành quân kết hợp với tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng 
- chớp thời cơ(đánh giặc vào dịp tết, khi giặc ko đề phòng)

=> - nghi binh dụ dịch

- chiến thuật thần tốc.

chúc bạn học tốt nha

28 tháng 4 2022

mình cảm ơn

 

 

26 tháng 6 2016

Thành nhà Hồ.

Một đạo quân do Trương Phụ chỉ huy đi từ Bằng Tường (Quảng Tây) kéo vào Lạng Sơn.

Một đạo do Trấn thủ Vân Nam Mộc Thạch chỉ huy, đi từ Vân Nam tiến theo sông Hồng, sông Lô vào nước ta.

Theo kế hoạch đã định, một đội kỵ binh của Trương Phụ sẽ tiến trước đến Gia Lâm, phô trương thanh thế, nghi binh như tập trung quân vượt sông ở đây, thu hút quân nhà Hồ. Trong khi đó, hai đạo quân Minh bí mật hội quân ở miền thượng lưu sông Hồng, tìm chỗ sông cạn để vượt qua rồi tiến đánh xuống Đông Đô. Về mặt chính trị, chúng kể tội Hồ Quý Ly, tuyên bố lập con cháu nhà Trần và dùng nhiều lời lẽ xảo trá để lôi kéo nhân dân ta. Sau khi bày binh bố trận các ngả và bày trò tâm lý chiến, tháng 10 (tháng 11 dương lịch) năm Bính Tuất (1406) quân Minh bắt đầu tiến công. Quân tiên phong của Trương Phụ nhanh chóng hạ được ải Lưu Quan và Kê Lăng (Chi Lăng), hai vị trí quan trọng của ta có địa thế hiểm yếu và khá đông quân phòng thủ. Sau đó chúng tiếp tục tiến về Cần Trạm (Kép, Bắc Giang ngày nay).

Tới đây quân Minh chiếm đóng vùng Xương Giang (Bắc Giang), Thị Cầu, kỵ binh tiến đến Gia Lâm, thu hút lực lượng quân ta, còn đại quân tiến về miền Đa Phúc, Lập Thạch bắt liên lạc với đạo quân Mộc Thạch. Dọc đường tiến quân, địch không vấp phải sức kháng cự nào đáng kể của quân ta.

Về phía Lào Cai, Hà Giang, quân Mộc Thạch cũng hạ được nhiều đồn ải, đánh tan các bộ phận án ngữ của ta trên tuyến phòng thủ sông Lô, sông Hồng rồi theo sông tiến xuống Bạch Hạc.

Ngày 11/12/1406, hai đạo quân Minh họp binh ở bờ Bắc sông Hồng chuẩn bị thêm thuyền bè, khí giới để tiến công.

Quân nhà Hồ dựa vào phòng tuyến phía Nam sông Hồng, kiên trì cố thủ, chờ địch đánh sang. Trước tình hình đó Thành Tổ nhà Minh sợ quân ta làm kế hoãn binh, chờ lúc quân Minh không hợp thủy thổ, ốm yếu rồi mới tiến công nên lệnh cho Trương Phụ tiến đánh quân ta vào mùa xuân sang năm.

Trương Phụ, Mộc Thạch quyết định tập trung lực lượng đánh vào thành Đa Bang, điểm chốt rất quan trọng của phòng tuyến. Từ lúc giặc vượt sông đến lúc giặc đánh vào thành, quân ta đều tích cực chống đỡ, có lúc phản kích lại quyết liệt, nhưng quân địch quá đông, quân nhà Hồ không giữ nổi phải bỏ chạy. Quân giặc thừa thế tràn xuống chiếm được Đông Đô vào ngày 22/1/1407, một số quan lại quý tộc đã phản bội, hợp tác với quân giặc đánh lại Hồ Quý Ly.

Quan quân nhà Hồ rút về Hoàng Giang (khúc sông Hồng thuộc địa phận huyện Lý Nhân, Hà Nam) bị địch kéo tới đánh thua lại phải rút về Muộn Hải (Giao Thủy, Nam Định), xây thành đắp lũy, đúc súng, đóng thuyền cố thủ. Nhưng lại bị quân địch kéo đến đánh thua, phải lui về Đại An (cửa Sông Đáy).

Đến lúc này, do thời tiết ẩm thấp, quân địch không chịu được thủy thổ, sinh ra đau ốm nhiều, bọn địch phải bỏ Muộn Hải quay về Hàm Tử (Hưng Yên). Nắm thời cơ đó, quân nhà Hồ tập trung bảy vạn quân tiến lên phản kích, nhưng giặc đã đề phòng trước, đặt quân mai phục sẵn, nên trận phản công của nhà Hồ bị thất bại nặng.

Ngày 29/4 năm Đinh Hợi (1407), thủy quân giặc đuổi kịp quân nhà Hồ ở Điển Canh (điểm giáp ranh hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Gặp lúc nước cạn quân nhà Hồ bỏ thuyền lên bộ chạy về Nghệ An sau đó vào vùng Hương Khê (Hà Tĩnh). Cuối cùng, Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương và tướng sĩ, gia nhân lần lượt bị sa vào tay giặc. Bi kịch đó xảy ra vào nửa đầu tháng năm năm Đinh Hợi (1407).

Cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược nhà Minh chấm dứt, nhưng ở nhiều nơi nhân dân ta vẫn tiếp tục nổi dậy chống ách đô hộ của quân Minh.

 

27 tháng 6 2016

Cảm ơn bạn nhiều nha

17 tháng 4 2022

Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia Chăm Pa độc lập trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Ở Việt Nam, người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói các tiếng cùng thuộc ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo như người Gia Rai, người Ê Đê, người Ra Glai và người Chu Ru. Bên ngoài Việt Nam, người Chăm có quan hệ gần gũi với người Mã Lai.

Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm đã băng qua đường biển vào thiên niên kỷ đầu tiên TCN từ Malaysia và Indonesia (Sumatra và Borneo), cuối cùng định cư ở miền trung Việt Nam hiện đại.

Do đó, người Chăm gốc có khả năng là người thừa kế của các nhà hàng hải Nam Đảo từ Nam Á, những người có hoạt động chính là thương mại, vận tải và có lẽ cả cướp biển. Không hề hình thành một chế độ dân tộc nào để lại dấu vết trong các nguồn tài liệu viết, họ đã đầu tư các cảng ở đầu các tuyến đường thương mại quan trọng nối Ấn Độ, Trung Quốc và các đảo của Indonesia, sau đó, vào thế kỷ 2, họ thành lập vương quốc Chăm Pa, rồi để Việt Nam dần dần chiếm lấy lãnh thổ.

Các mô hình, niên đại di cư vẫn còn được tranh luận và người ta cho rằng người Chăm, nhóm dân tộc Nam Đảo duy nhất có nguồn gốc từ Nam Á, đến Đông Nam Á bán đảo muộn hơn qua Borneo. Đông Nam Á lục địa đã được cư trú trên các tuyến đường bộ bởi các thành viên của ngữ hệ Nam Á, chẳng hạn như người Môn và người Khmer khoảng 5.000 năm trước. Người Chăm là những người đi biển thành công của người Nam Đảo từ nhiều thế kỷ đã đông dân cư và sớm thống trị vùng biển Đông Nam Á. Những ghi chép sớm nhất được biết đến về sự hiện diện của người Chăm ở Đông Dương có từ thế kỷ 2 SCN. Các trung tâm dân cư xung quanh các cửa sông dọc theo bờ biển kiểm soát xuất nhập khẩu của lục địa Đông Nam Á, do đó thương mại hàng hải là bản chất của một nền kinh tế thịnh vượng.

Văn học dân gian Chăm bao gồm một huyền thoại sáng tạo, trong đó người sáng lập ra chính thể Chăm đầu tiên là Thiên Y A Na. Xuất thân từ một nông dân khiêm tốn ở đâu đó trên dãy núi Đại An, tỉnh Khánh Hòa, các linh hồn đã hỗ trợ bà khi bà đi du lịch Trung Quốc trên một khúc gỗ đàn hương trôi nổi, nơi bà kết hôn với một người đàn ông hoàng tộc và có hai người con. Cuối cùng, bà trở lại Chăm Pa để "làm nhiều việc thiện trong việc giúp đỡ người bệnh và người nghèo" và "một ngôi đền đã được dựng lên để vinh danh bà", ngày nay được biết đến là Tháp Po Nagar. Theo em thấy , dân tộc người chăm còn lưu giữ rất nhiều phong tục tập quán của người việt xưa , có thể nói dân tộc chăm là một bảo tàng lưu giữ phong tục truyền thống của việt nam ta .

tham khảo thui nhé

17 tháng 4 2022

mình chẳng biết một chút kiến thức nào về dân tộc chăm luôn

nhưng mình có biết trong dân tộc chăm có cả người lười đó bạn à

17 tháng 4 2022

bạn ơi nhắn ít thôi rùi sẽ có người trả lời , mình trả lời rui đó , xem đi

23 tháng 11 2021

1, D

2, C

3, C

23 tháng 11 2021

1 D

2C

 

19 tháng 3 2022

thi giúp ko đc:v 

19 tháng 3 2022

- Giáo sĩ A- lec- xăng đơ Rôt