K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021
đặc điểm cơ bản Phương ĐôngPhương Tây nhận xét
thời kỳ phát triển Từ thê kỉ VII đến thế kỉ XV Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIV.......
thời kỳ khủng hoảng , suy vong Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX khi tư bản phương Tây xâm lược- khủng hoảng xuy vong kéo dài. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI khi chủ ngĩa tư bản hình thành- kết thúc sớm.........
cơ sở kinh tế Nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn kết hợp một số nghề thủ công . Nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa kết hợp một số nghề thủ công..........
các giai cấp cơ bản Địa chủ chủ và nông dân lĩnh canh ( tá điền) Lãnh chúa và nông nô
27 tháng 10 2021

thiêm :

Phương thức trấn lột: Phương Đông: Địa tô( tô thuế ).

                                  : Phương Tây: Địa tô ( tô thuế ).

1 tháng 3 2017

1.

Kinh tế nông nghiệp:

*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.

*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

1 tháng 3 2017

2.

*Thành thị: là trung tâm kinh tế lớn

-Thủ công nghiệp,thương nghiệp phát triển tạo điều kiện cho sự phồn hoa và phát đạt của thành thị.

+Đàng Ngoài : Thăng Long ( Kinh kỳ, Kẻ chợ) có 36 phố phường ,Phố Hiến ( Hưng Yên).

+Đàng Trong : Thanh Hà ( Thừa Thiên) ; Hội An ( Quảng Nam) ; Gia Định ( tp Hồ Chí Minh )

-Thương nhân châu Âu , châu Á buôn bán tấp nập ở Phố Hiến và Hội An, bán len dạ, đồ pha lê, mua tơ tằm , đường, trầm hương, ngà voi….

-Các Chúa cho họ vào buôn bán để nhờ mua vũ khí, nhưng thấy họ điều tra tình hình chính trị, xã hội phục vụ cho âm mưu xâm nhập, nên hạn chế ngoại thương, do vậy nửa sau thế kỷ XVIII Phố Hiến, Thanh Hà suy tàn, Hội An giảm sút.

*Thành thị: là trung tâm kinh tế lớn

-Thủ công nghiệp,thương nghiệp phát triển tạo điều kiện cho sự phồn hoa và phát đạt của thành thị.

+Đàng Ngoài : Thăng Long ( Kinh kỳ, Kẻ chợ) có 36 phố phường ,Phố Hiến ( Hưng Yên).

+Đàng Trong : Thanh Hà ( Thừa Thiên) ; Hội An ( Quảng Nam) ; Gia Định ( tp Hồ Chí Minh )

-Thương nhân châu Âu , châu Á buôn bán tấp nập ở Phố Hiến và Hội An, bán len dạ, đồ pha lê, mua tơ tằm , đường, trầm hương, ngà voi….

-Các Chúa cho họ vào buôn bán để nhờ mua vũ khí, nhưng thấy họ điều tra tình hình chính trị, xã hội phục vụ cho âm mưu xâm nhập, nên hạn chế ngoại thương, do vậy nửa sau thế kỷ XVIII Phố Hiến, Thanh Hà suy tàn, Hội An giảm sút.

20 tháng 3 2017

Lần 1

Chúa Trịnh

6-1786

Nguyễn huệ

Lật đổ chính quyền họ trịnh

Lần 2

Vũ Văn Nhậm

Giữa 1788

Nguyễn huệ

Tiêu diệt Nhậm

Lần 3

Quân Thanh

12.1788

Nguyễn Huệ

Thắng trận

18 tháng 2 2017

1.* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

18 tháng 2 2017

Em cần bám sát câu hỏi của các bạn nhé.., vì trong phần câu hỏi đó không hỏi về vấn đề giáo dục và khoa cử. Em trả lời thì đương nhiên là bị thừa,,,

Chúc em học tốt !

13 tháng 2 2020
STT Thời gian Sự kiện chính
1 Năm 1416 Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai ( Lê Lợi và 18 người )
2 Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn ( Thanh hóa ) và tự xưng là Bình Định Vương .
3 Năm 1421 Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn , Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh .
4 Năm 1423 Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh .
5 Năm 1424 Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ An .
6 Năm 1425 Giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa .
7 T9 - 1426 Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc .
8 T11 - 1426 Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động .
9 T10 - 1427 Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, chiến tranh kết thúc .
10 T12 - 1427 Hội thề Đông Quan diễn ra , quân Minh rút quân về nước .
20 tháng 2 2017

bạn ơi chỉ mình vs

31 tháng 3 2018

STT

Tên cuộc khởi nghĩa

Người lãnh đạo

Thời gian

Tóm tắt diễn biến chính

Ý nghĩa

1

Khởi nghĩa của Trần Tuân

Trần Tuân

1511

  • Đóng quân ở Sơn Tây, nghĩa quân có tới hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm, uy hiếp kinh thành Thăng Long.

Các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt nhưng góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

2

Khởi nghĩa của Lê Hy, Thịnh Hưng

Lê Hy, Thịnh Hưng

1512

  • Nghĩa quân hoạt động ở Nghệ An, phát triển ra Thanh Hóa

3

Khởi nghĩa của Phùng Chương

Phùng Chương

1515

  • Nghĩa quân hoạt động mạnh ở Tam Đảo

4

Khởi nghĩa của Trần CảoTrần Cảo

Trần Cảo

1516

  • Đóng quân ở Đông Triều. Nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa.

5

Khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng

Nguyễn Dương Hưng

1737

  • Nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân Đàng Ngoài.

Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

6

Khởi nghĩa của Lê Duy Mật

Lê Duy Mật

1738 - 1770

  • Hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An.

7

Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương

Nguyễn Danh Phương

1740 - 1751

  • Căn cứ chính ở Tam Đảo và lan rộng khắp Sơn Tây, Tuyên Quang.

8

Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu

Nguyễn Hữu Cầu

1741 - 1751

  • Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn, Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam,vào Thanh Hóa, Nghệ An.

  • Nghĩa quân lấy khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.

9

Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất

Hoàng Công Chất

1739 - 1769

  • Căn cứ chính ở Điện Biên. Nghĩa quân đã bảo vệ biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.

10

Khởi nghĩa Tây Sơn.

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ

1771

  • Căn cứ chính ở Tây Sơn, xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân.

  • Nghĩa quân "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế nên nghĩa quân nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của nhân dân và các dân tộc thiểu số.

- Tạo dựng được lòng tin của nhân dân, tạo tiền đề cho phong trào Tây Sơn phát triển, thống nhất nước nhà.

11

Khởi nghĩa Phan Bá Vành

Phan Bá Vành

1821 - 1827

  • Nghĩa quân hoạt động rộng khắp ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.

  • Lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình.

  • Năm 1827, nhà Nguyễn huy động lực lượng tấn công nghĩa quân, Phan Bá Vành bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

Góp phần làm lung lay triều đình nhà Nguyễn.

12

Khởi nghĩa Nông Văn Vân

Nông Văn Vân

1833 - 1835

  • Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Việt Bắc.

  • Hai lần đẩy lùi cuộc càn quét lớn của triều đình.

  • Lần thứ ba, quân triều đình tấn công dữ dội, Nông Văn Vân chết trong rừng, khởi nghĩa bị dập tắt.

13

Khởi nghĩa Lê Văn Khôi

Lê Văn Khôi

1833 - 1835

  • Tháng 6 – 1833, Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An, tự xưng Bình Nam Đại nguyên soái.

  • Cả 6 tình Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa.

  • Tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình, Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh qua đời.

  • Nghĩa quân bị đàn áp khốc liệt.

14

Khởi nghĩa Cao Bá Quát

Cao Bá Quát

1854 - 1856

  • Tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy ở Hà Nội.

  • Năm 1855, Cao Bá Quát hi sinh.

  • Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến cuối năm 1856 thì bị dập tắt

Chúc bạn học tốthahahaha

2 tháng 1 2017
Lĩnh vực Thời Lý Thời Trần Thởi Hồ
Nông nghiệp

- Ruộng đất trong nước thuộc quyền sở hữu của nhà vua

- Phần lớn ruộng đất do nông dân cày cấy và nộp thuế cho nhà vua

- Khuyến khích khai khẩn đất hoang

- Đắp đê phòng ngập lụt

- Bảo vệ sức kéo

- Ruộng đất của làng xã chiếm phần lớn hơn

- Ruộng đất tư hữu ngày càng điển trang

- Hạn chế nô tì nuôi trong các vương hầu
Thủ công nghiệp - Nghề chăm tằm ươm tơ, xây dựng đền chùa, làm đồ trang sức - Sản xuất gốm, dệt, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển - Ban hành tiền giấy
Thương nghiệp - Buôn bán trong nước và ngoài nước, mở chợ vùng hải đảo - Buôn bán tấp nập ở làng xã với thương nhân nước ngoài Không có
Tư tưởng, tôn giáo - Chú trọng đạo Phật, xây dựng tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh phật, dịch sách Phật - Duy trì những tín ngưỡng cổ truyền, đạo Phật phát triển Đạo Phật phát triển
Văn hóa - Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển - Văn học chữ Hán phát triển mạnh. Nền văn học chữ Nôm bắt đầu phát triển - Cho dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm. Bắt nhà sư trẻ phải hoàn tục
Giáo dục Văn Miếu được xây dựng, mở nhiều cuộc thi tuyển chọn nhân tài, xây dựng Quốc Tử Giám - Quốc Tử Giám được mở rộng, xây dựng nhiều trường tư, trường công, tổ chức nhiều kì thi để tuyển chọn nhân tài Thay đổi chế độ thi cử

Chúc bạn học tốt !

9 tháng 12 2017

Còn kiến trúc đâu bạn

 

16 tháng 2 2017
Thời lý thời trần thời lê sơ
Các tác phẩm văn học : Chiếu dời đô, Phạt Tống lộ bố văn, Nam quốc sơn hà, Thiền Uyển tập anh,... Phi sa tập (Hàn Thuyên), Hịch Tướng Sĩ (Trần Hưng Đạo), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Phú sông Bạch Đằng, (Trương Hán Siêu),... Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi) , Anh hoa hiếu trị, Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Quỳnh uyển cửu ca, Xuân Vân thi tập, Châu cơ thắng thưởng, Văn minh cổ suý, Cổ kim cung từ thi tập Lam Sơn Lương thuỷ (Lê Thánh Tông),...
Các tác phẩm về sử học Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu), Việt sử cương mục ( Hồ Tông Thốc), Trung hưng thực lục, Tăng già toái sự, Thiền uyển tập anh, Việt điện u linh tập,... Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn Thực Lục, Đại Việt thông giám, Việt giám thông khảo tổng luận,...
16 tháng 2 2017

Nội dung

Thời Lý

Thời Trần

Thời Lê sơ

Văn học

Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt

-Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn .

-Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu .

-Tụng giá hòan kinh sư của Trần Quang Khải

-Quân Trung từ mệnh tập ; Bình Ngô đại cáo; Phú núi Chí Linh của Nguyễn Trãi .

-Hồng Đức Quốc Âm thi tập,Quỳnh Uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh của Lê Thánh Tông

Sử học

Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu

-Đại Việt sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên.

-Lam Sơn Thực lục . Hoàng Triều Quan Chế