K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2017

Phiđen Caxtơrô (Fidel Castrô) - nhà hoạt động cách mạng của Cuba, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Cuba.
Phiđen Caxtơrô sinh ngày 13-8-1927, tại tỉnh Ôrientê trong một gia đình chủ đồn điền. Năm 1945, ông học luật ở trường đại học La Habana và năm 1950, đỗ tiến sĩ luật học.

Năm 1952, Phiđen Caxtơrô đã cùng một số thanh niên Cuba yêu nước và cách mạng tập hợp nhau lại trong một tổ chức gọi là Phong trào cách mạng để chống lại chính quyền độc tài quân sự của Batixta. Ngày 26-7-1953, Phiđen Caxtơrô đã cùng các đồng chí trong Phong trào cách mạng tổ chức cuộc tấn công vào trại lính Mônđaca ở Xanchiagô (trại lính lớn thứ hai của quân đội Batixta). Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Phiđen Caxtơrô bị bắt và bị kết án 15 năm tù. Năm 1955, để xoa dịu phong trào cách mạng đang lên cao, chính quyền Batixta đã trả lại tự do cho ông và nhiều chiến sĩ cách mạng. Ông cùng một số đồng chí sang Mêhicô để chuẩn bị lực lượng. ở trong nước, tổ chức Phong trào cách mạng đổi tên là Phong trào 26 tháng Bảy cũng tổ chức lại đội ngũ, tập hợp lực lượng tiến hành hoạt động cách mạng ở trong nước.

Năm 1956, Phiđen Caxtơrô cùng 82 chiến sĩ cách mạng Cuba từ Mêhicô vượt biển trên tàu Granma trở về tổ quốc, xây dựng căn cứ du kích ở vùng Xiera Maextơra. Trải qua ba năm chiến đấu gian khổ, ngày 1-1-1959, phối hợp chặt chẽ với cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân và cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, nghĩa quân đã tiến vào thủ đô La Habana, lật đổ chế độ độc tài Batixta.

Sau khi cách mạng thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của chính phủ cách mạng do Phiđen Caxtơrô đứng đầu, nhân dân Cuba đã tiến hành những cải cách dân chủ nhằm hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đế quốc Mỹ đã phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Cuba trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự. Ngày 17-4-1961, quân lính đánh thuê của Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển Hirôn. Quân dân Cuba dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh Phiđen Caxtơrô đã tiêu diệt hoàn toàn bọn xâm lược.

Phiđen Caxtơrô đã đề xướng việc thống nhất các chính đảng và cách mạng (Phong trào 26 tháng Bảy, Đảng xã hội nhân dân và Phong trào 13 tháng Ba) thành Tổ chức cách mạng thống nhất (26-7-1961) và đến ngày 3-10-1965, đổi tên thành Đảng Cộng sản Cuba. Phiđen Caxtơrô được bầu làm Bí thư thứ nhất của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Cuba.

Phiđen Caxtơrô là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, người kiên quyết đấu tranh chống mọi thế lực phản động, đứng đầu là đế quốc Mỹ, lãnh đạo nhân dân Cuba đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

9 tháng 11 2021

là người vận động và vừa tham gia tích cực, cụ thể vào công cuộc gây dựng nền móng kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội tại Cu-ba, từ những nhiệm vụ đầu tiên về cơ giới hóa nông nghiệp và phát triển chăn nuôi toàn diện trong những năm 1960 cho tới việc xây dựng những tổ hợp khoa học - công nghệ gắn kết nghiên cứu với sản xuất vào đầu thế kỷ XXI. Phi-đen là người đầu tiên tại Cu-ba đề cập tới tin học hóa từ năm 1971, ngay sau thất bại của chiến dịch Mười triệu tấn đường. Trong những năm tháng vô cùng gian khó trong “thời kỳ đặc biệt” những năm đầu 1990, ông đã bắt tay vào xây dựng cơ sở cho ngành công nghệ sinh học, một công việc tưởng chừng “viển vông” khi đó nhưng giờ đây đang mang lại hoặc tiết kiệm cho Cu-ba hàng tỷ USD mỗi năm.

9 tháng 11 2021

Hihi thank cậu ❤

11 tháng 6 2018

Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam được thể hiện:

- Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.

- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau giữa hai nước (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.

14 tháng 3 2021

Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam được thể hiện:

- Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.

- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.

- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.

 
11 tháng 11 2021

- Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.

- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.

- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.



 

6 tháng 12 2016

(Fidel Castro; sinh 1927), nhà hoạt động Đảng và Nhà nước Cuba. Sinh tại thị trấn Mayari (Mayari), phía bắc tỉnh Ôrientê (Oriente). Xuất thân trong một gia đình điền chủ. Năm 1945, học luật ở Trường Đại học La Habana (La Habana), tham gia phong trào chống Mĩ ở Côlômbia (1948) sau đó về nước; năm 1950, đỗ tiến sĩ luật học. Ngày 26.7.1953, đứng đầu nhóm chiến sĩ yêu nước tấn công trại lính Môncađa (Moncada) nhưng thất bại, bị chính quyền Batixta (Batista) cầm tù đến 15.5.1955. Sau khi được trả lại tự do, sang Mêhicô tập hợp thanh niên yêu nước luyện tập quân sự, mua sắm vũ khí, chuẩn bị trở về nước chiến đấu chống chế độ độc tài Batixta. Tháng 12.1956 cùng 81 chiến sĩ đáp tàu Granma (Granma), đổ bộ vào bờ biển tỉnh Ôrientê, sau đó tiến đến vùng rừng núi Xiêra Maextơra (Sierra Maestra) phát động chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Ngày 1.1.1959, chế độ Batixta bị lật đổ, Caxtơrô trở thành người lãnh đạo Chính phủ Cách mạng Cuba. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Cuba, chủ tịch Hội đồng Nhà nước và chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cuba.

6 tháng 12 2016

Em cần phân tích được ý nghĩa của sự kiện này đối với cách mạng Cuba, dù thất bại nhưng....

 

28 tháng 10 2023

Phi - đen Cát - xtơ - rô được gọi là vị lãnh tụ thiên tài đối với nhân dân Cuba vì những đóng góp quan trọng của ông trong lịch sử đất nước này. Sự tồn tại của ông chính là chủ chốt trong cuộc cách mạng Cuba và xây dựng nền xã hội mới. Bằng cách thiết lập các chính sách quan trọng về y tế và giáo dục, Phi - đen Cát - xtơ - rô đã cải thiện cuộc sống của nhân dân Cuba, ông cũng tham gia vào các hoạt động quốc tế, trở thành biểu tượng của cuộc chiến đấu cho công lý xã hội và tự do. Sự hy sinh cũng như nhân cách vĩ đại của ông đã khiến ông được người dân Cuba tôn kính và trở thành một biểu tượng toàn cầu trong cuộc chiến đấu cho nhân quyền và công bằng xã hội.

26 tháng 11 2017

Đáp án D