K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2017
Câu đã cho Kiểu câu Hành động nói
a) Cầu khiến Yêu cầu, đề nghị
b) Phủ định Khẳng định
c) Nghi vấn Hỏi
d) Cảm thán

Bài 2:

a) Hôm qua, cậu ấy không đi học.

b) Trong giờ học, nó không nói chuyện.

Bài 3:

a) Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ: thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử

b) Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ: thứ tự trước sau của hoạt động

30 tháng 4 2017

Bài 1. Xác định các kiểu câu và hành động nói trong mỗi câu sau:
a) Anh đi đi! ==> câu cầu khiến ==> hành động bằng lời nói trực tiếp
b) không, cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn.==> câu phủ định ==> ý khẳng định vấn đề
c) Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi? ==> Câu nghi vấn ==> dùng để hỏi
d) Chao ôi ! có biết đâu rằng: hung hăng hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình mà thôi. ==> câu cảm thán ==> biểu cảm, đánh giá
Bài 2. Diễn đạt ý nghĩa của các câu sau bằng các câu phủ định mà ý nghĩa của câu không thay đổi.
a) Hôm qua, cậu ấy nghỉ học ==> Hôm qua, cậu ấy không có đi học
b) Trong giờ học, nó rất trật tự ==> Trong giờ học, nó không mất trật tự
Bài 3. Nhận xét tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ ở câu sau:
a) Chúng ta có quyền tư hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vị các vị ấy là tiêu biểu của các dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

==> Liệt kê lần lượt tên các vị anh hùng có công với nước
b) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

==> Liệt kê từ hành động ( nhân hóa ) của tre

Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu...
Đọc tiếp

Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:

a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước bình ca.

(Tố Hữu, Ta đi tới)

c) - Ấy cũng may cho cô, vơ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn.

- Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.

(Nguyễn Công Hoan, Người ngựa, ngựa người)

1
5 tháng 3 2017

a, Trật tự từ: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.

    - Đây là trật tự sắp xếp theo thời gian lịch sử trước sau nhằm nhấn mạnh truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm có bề dày, trải qua nhiều thời kì.

  b,

    - Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

    → Đảo trật tự từ: đảo bộ phận nhấn mạnh lên trước phần hô ngữ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc.

    - Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát.

    → Nhằm tạo sự kết nối, âm hưởng ngân vang ( từ "Lô" hợp âm với "ô" trong cùng một câu.

  c, - Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chẳng cần.

    → Trật tự từ này tạo ra sự liên kết giữa câu sau với câu phía trước.

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:

- Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.

(Lan Khai, Lầm than)

d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

Câu hỏi:

- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hinh thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?

- Những câu này dùng để làm gì?

- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?

1
16 tháng 1 2019

- Những câu trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán là:

    + "Lịch sử ta đã có… một dân tộc anh hùng."

    + "Cai Tứ là một người đàn ông thấp…. má hóp lại."

  - Những câu này dùng để kể sự việc, miêu tả, nhận định.

  - Trong những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được sử dụng phổ biến và nhiều hơn cả vì mục đích của con người dùng để trao đổi thông tin.

Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm dưới đây : a, (1) . Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. tre giữ làng, giữ n­ước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người . (2). Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ mái nhà tranh, giữ...
Đọc tiếp

Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm dưới đây :

a, (1) . Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. tre giữ làng, giữ n­ước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người .

(2). Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín , giữ n­ước ,giữ làng . Tre hi sinh để bảo vệ con người .

(3) . Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. tre giữ làng , giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín, giữ nước . TRe hi sinh bảo vệ con người .
b, Chỉ ra lí do sắp xếp trật tự từ trong mỗi phần in đậm sau :

(1) . Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

2) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...

3) Mua mấy xu chè tươi , với mấy quả cau . Người ta đến , cũng phải có bát nước , miếng trầu tươm tất chứ .

1
25 tháng 3 2018

a, (1) . Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. tre giữ làng, giữ n­ước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người .
→Ca ngợi phẩm chất cao quý của cây tre: dũng cảm, chí khí như người, chủ trương.
(2). Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín , giữ n­ước ,giữ làng . Tre hi sinh để bảo vệ con người .
→Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
(3) . Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. tre giữ làng , giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín, giữ nước . TRe hi sinh bảo vệ con người .
→Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam: anh hùng, hiên ngang, kiên cường, bất khuất, anh dũng.

Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm dưới đây: (1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) (2) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân...
Đọc tiếp

Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm dưới đây:


(1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)


(2) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)


(3) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...

(Tố Hữu, Ta đi tới)

(4) Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến, cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.

(Nam Cao, Một đám cưới)

1
1 tháng 4 2019

a, (1) . Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. tre giữ làng, giữ n­ước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người .
→Ca ngợi phẩm chất cao quý của cây tre: dũng cảm, chí khí như người, chủ trương.
(2). Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín , giữ n­ước ,giữ làng . Tre hi sinh để bảo vệ con người .
→Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
(3) . Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. tre giữ làng , giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín, giữ nước . TRe hi sinh bảo vệ con người .
→Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam: anh hùng, hiên ngang, kiên cường, bất khuất, anh dũng.

Phát hiện lỗi nêu luận cứ và sửa lại trong đoạn văn sau:(viết lại đoạn văn cho đúng)" Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao trang sử hào hùng với tên tuổi sáng chói muôn đời. Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, Nguyễn Huệ đánh quân âm lược nhà Thanh, Lê Lợi phá tan quân Minh, ải chi lăng mãi mãi là nơi chôn quân xâm lược. Rồi Trần Hưng Đạo lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh...
Đọc tiếp

Phát hiện lỗi nêu luận cứ và sửa lại trong đoạn văn sau:(viết lại đoạn văn cho đúng)
" Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao trang sử hào hùng với tên tuổi sáng chói muôn đời. Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, Nguyễn Huệ đánh quân âm lược nhà Thanh, Lê Lợi phá tan quân Minh, ải chi lăng mãi mãi là nơi chôn quân xâm lược. Rồi Trần Hưng Đạo lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh đuổi quân Mông Nguyên, giành lại nền độc lập dân tộc. Cửa biển Bạch Đằng lập chiến công lừng lẫy non sông. Những tên tuổi đó sống mãi cùng non sông đất nước"
Gợi ý lỗi sai:
- Sắp xếp các luận cứ không theo trình tự thời gian
- Dẫn chứng về các vị anh hùng dân tộc chưa liên kết với các địa danh ghi lại chiến công của các vị anh hùng đó
- Nhầm lẫn giặc xâm lược với các thời kì lịch sử và anh hùng dân tộc

1
26 tháng 12 2019

...Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán ở cửa biển Bạch Đằng. Trần Hưng Đạo lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh đuổi quân Mông Nguyên, giành độc lập dân tộc. Lê Lợi phá tan quân Minh, ải Chi Lăng mãi mãi là nơi chôn quân xâm lược. Rồi Nguyễn Huệ đánh tan quân xâm lược nhà Thanh....

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
16 tháng 10 2018

a, Câu cảm thán: "Than ôi! Lo thay! Nguy thay!

   → Có dấu chấm than kết thúc câu kết hợp bộc lộ sự lo lắng trước tình thế nguy kịch khi đê sắp vỡ.

   b, Câu cảm thán: " Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"

   → Bộc lộ khát vọng, tình cảm nhớ mong chốn cũ, rừng xưa của con hổ.

   c, Câu cảm thán: "Chao ôi… mình thôi"

   → Sự hối tiếc, ân hận trước những hành động hung hắng, hống hách của Dế Mèn

Câu cầu khiến

- Chứa từ ngữ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào

- Kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.

Dùng để:

+ Ra lệnh

+ Yêu cầu, đề nghị

+ Khuyên bảo…

Trong câu thơ trên có các từ chỉ hình tượng :

- Gầy guộc, mong manh => từ tượng hình gợi tả dáng vóc của người.

- Kham khổ, cần cù => từ tượng hình gợi tả trạng thái của con người.

hk_ tốt