K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2019

Bài làm

~ Tự làm ~

Câu 1: Hậu quả: Toàn nhân loại phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh:

+ Hơn 60 triệu người chết,

+ Hơn 90 triệu người bị tàn tật,

+ Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2: Hậu quả và tác động cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới:

+ Kinh tế tàn phá nặng nề, phát triển chậm.

Câu 3: Thành tựu của khoa học - kỹ thuật:

* Vật lí:

+ Thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối của nhà các học Đức An - be Anh - xtanh.

* Khoa học - Kĩ thuật:

+ Tạo ra chiếc máy bay đầu tiên do hai anh em người Mĩ O - vin và Uyn - bơ Rai chế tạo năm 1903.

# Học tốt #

17 tháng 12 2021

Tham khảo

a) Nguyên nhân:

- Khủng hoảng kinh tế thừa do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận năm 1924 - 1929.

- Cùng với đó là chủ nghĩa tư bản phát triển quá mức.

b) Hậu quả:

- Tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.

- Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm sống 



 

30 tháng 12 2020

1.

Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.

- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939

- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.

+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.

+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.

+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.

=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

b) Chính sách mới:

- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.

- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.

- Nội dung:

+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.

+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.

+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

17 tháng 12 2021

*Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933):

-Đây là cuộc khủng hoảng "thừa" do sản xuất ồ ạt chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924-1929, dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua

-Một số nước tư bản Châu Âu như Anh, Pháp,...tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế, xã hội 

-Các nước Đức, Ý, Nhật thì phát xít hóa bộ máy cai trị và phát động chiến tranh phân chia thế giới.

Hậu quả: 

-Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản:

+Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm

+Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ 

 

24 tháng 12 2022

TK:

hậu quả:

Thứ nhất: Nạn thất nghiệp

Tính riêng năm 1933 thì ở Mỹ, con số thất nghiệp đã lên đến 17 triệu người, cùng với vô số người nông dân bị phá sản và phải bỏ lại ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang.

Ở Anh, trong năm 1931 đã có hơn 3 triệu người thất nghiệp, các nước tư bản khác cũng lâm vào tình trạng tương tự.

Thứ hai: Tiền lương bị giảm xuống đáng kể

Lương của công nhân công nghiệp của Mỹ thời điểm đó chỉ còn 56%, tại Anh thì sụt giảm còn 66%, ở Pháp thì lương giảm từ 30 đến 40%.

Ngoài ra, giá đồng bạc cũng bị sụt giảm khiến cho tiền lương trên thực tế giảm nhiều hơn thế. Đời sóng của người dân khốn cùng, cực khổ, có đến hàng nghìn người chết đói mỗi năm.

Thứ ba: Các cuộc đấu tranh của người dân nổ ra

Là tầng lớp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong cuộc khủng hoảng,vì vậy công nhân và nhân dân lao động ở nhiều quốc gia đã nổi dậy để đấu tranh. Năm 1930 ở Mỹ đã có 2 vạn công nhân thị uy, từ 1929 – 1933 có đến hơn 3 triệu công nhân tham gia vào các cuộc bãi công, ở Đức thì có hơn 15 vạn công nhân bãi công trong năm 1930, năm 1933 có 35 vạn công nhân hầm mỏ tiếp tục bãi công. 

24 tháng 12 2022

Có thể nhận thấy giai đoạn 1929 – 1933 các nước chủ nghĩa tư bản nói chung và Pháp nói riêng thì đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng, trong thời gian này Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp, do vậy cũng không thể thoát khỏi những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng, nước nhà gặp khung hoảng vậy mà Pháp đẩy mạnh việc bóc lột ở các nước thuộc địa của mình.

Cụ thể cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta như sau:

 

– Thực dân Pháp rút vốn đầu tư ở Đông Dương, đồng thời dùng ngân hàng Đông Dương để hỗ trợ cho tư bản Pháp, điều này đã khiến ngành công nghiệp sản xuất ở Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu vốn dẫn đến đình trệ.

– Lúa gạo trên thị trường bị mất giá, khiến lúa gạo Việt Nam không thể xuất khẩu, dần dần ruộng đồng rơi vào tình trạng bị bỏ hoang. Những điều này đã làm cho đời sống của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh khó khăn khốn cùng.

– Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, những người có việc làm thì tiền lương cũng bị giảm từ 30 đến 50%.

– Nông dân tiếp tục bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn.

– Tiểu tư sản lâm vào cảnh điêu đứng: Nhà buôn nhỏ đóng cửa, viên chức bị sa thải, học sinh, sinh viên ra trường bị thất nghiệp.

– Một bộ phận lớn tư sản dân tộc lâm vào cảnh khó khăn do không thể buôn bán và sản xuất.

Không những thế, thực dân Pháp còn tăng sưu thuế lên gấp 2, 3 lần cùng với việc đẩy mạnh các chính sách khủng bố trắng nhằm dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam… Có thể thấy cuộc sống của người dân Việt Nam khốn khổ đến tột cùng.

11 tháng 12 2018

* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Do tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc.
+ Sự phát triển không đều đó đã làm cho so sánh lực lượbg trong thế giới tư bản thay đổi căn bản, làm cho vivệc tổ chức và phân chia thế giới theo hòa ước Vecxai-Oa-sinh-tơn sau thế chiến I không còn phù hợp nữa.
+ Điều đó nhất định phải đưa đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã làm cho những mâu thuãn trên thêm sâu sắc, dãn đến sự ra đời và lên cầm ưuyền ccủa chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiêdn tranh để phân chia lại thị trường thế giới.
+ Thủ phạm gây ra chiến tranh là: phát xít Đức, Italia, Nhật nhưng các cường quốc phương Tây với các chính sách dung túng, nhượng bộ đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến tranh.
* Kết cục:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hioàn toàn của các nước phát xít Đức, Italia, Nhật.
- Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trọg lịch sử loài người (60 triẹu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khỏing lồ).
- Chiến tranh kết thúc đã dãn đến những thay đổi căn bản của tình hình thế giới.

* Suy nghĩ của em: Đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, chẳng mang lại lợi ích gì mà còn thiệt hại rất lớn về người và của

11 tháng 12 2018

* Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.

* Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới.

14 tháng 2 2018

Trong những năm 1929-1933, các nước tư bản lâm vào một cuộc khủng hoảng nặng nề. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng là dẫn tới sự ra đời và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản với mưu đồ gây chiến tranh chia lại thị trường thế giới

Đáp án cần chọn là: D