K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2017

Mi - mày bổ - ngã

trốc gúi - đầu gối

tau - tao

tê - kia

răng - sao

rứa - thế

ni - này

trốc - đầu

đọi - bát

tru - trâu

lè - đùi

chộ - thấy

chi - gì

11 tháng 11 2017

khong phai tau mà là toa minh nguoi mien trung ma song o mien nam

28 tháng 9 2018

răng=sao
tê=kia
mô=đâu
rứa=thế(vậy)
ví=với 
hiện chừ=bây giờ
~>Vùng Quảng Trị,Thừa Thiên-Huế
bọ=cha
hung=ghê
~>Vùng Quảng Bình
chi=gì
hầy=nhỉ
tề=kìa
cảy=sưng
vô=vào
mần=làm
bứt=bẻ
hun=hôn
rầy=xấu hổ
túi=tối
su=sâu
đút=đốt
mi=mày
tao=tau
nỏ=không
~>Vùng Nghệ An

Gan chi gan rứa mẹ nờ
Mẹ rằng cứu nước,mình chờ chi ai

Răng không cô gái trên sông 
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài 
Thơm như hương chín hoa nhài
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng
(Tố Hữu)

Bây chừ sông nước về ta
Đi khơi đi lộng thuyền ra thuyền vào

bạn tham khảo nhé^^

28 tháng 9 2018

Ngó bên tê đồng , ngó bên ni đồng , mênh mông bát bát ngát 

Ngó bên tê đồng . ngó bên ni đồng , bát ngát mênh mông 

Thân em như  chẽn lúa đòng đòng 

Phất phơ dưới ngọn nằng hồng ban mai [ Miền Trung ]

8 tháng 10 2020

chịu ////

9 tháng 10 2020

Ngó lên hòn Kẽm đá dừng ,

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi !

Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy”

 
Cảnh
“Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”
 
Nét hoang sơ của thiên nhiên Nam Bộ buổi đầu khai phá thể hiện ở môi trường khắc nghiệt “rừng thiêng nước độc”:
-“Tháp Mười nước mặn, đồng chua         
  Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”
 
Sấu và Cọp là hai loại tượng trưngcho sức mạnh hoang dã luôn luôn đe doạ con người.
Tục ngữ “xuống sông hớt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp” và thành ngử “hùm tha , sấu bắt” khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân dânmãi cho đến ngày nay. Ca dao nói nhiều về hai loài này. Trên cạn có cọp, “cọp đua”, “cọp um”.
-U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua.
-Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um

chỉ tính chất tham khảo thui nha

8 tháng 10 2019

Màn = Mùng
Mắc màn = Giăng mùng
Bố = Tía, cha, ba, ông già
Mẹ = Má
Quả quất = Quả tắc
Hoa = Bông
Làm = Mần
Làm gì = Mần chi
(dòng) Kênh = Kinh
Ốm = Bệnh
Mắng = La, Rày
Ném = Liệng, thảy
Vứt = Vục
Mồm = Miệng
Mau = Lẹ, nhanh
Bố (mẹ) vợ = Cha vợ, ông (bà) già vợ
Lúa = thóc
Kính=kiếng

8 tháng 10 2019

hột vịt- trứng vịt

tía, thầy- bố

heo- lợn

giời- trời

Má,u- mẹ

mô - đâu

Mồm- miệng

6 tháng 10 2019

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô...

A Man núi ngất tầng cao
Ngó về chợ Giã nao nao can tràng
Núi ngăn sao thấy được nàng
Nhớ ai mặt võ mày vàng nhớ ai?

tính chất tham khảo 

23 tháng 9 2017

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

(vô = vào)

Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi

(cha = bố)

Má ơi đừng gả con xa

Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu

(má = mẹ)

Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền

(bầm = mẹ)(nếu bạn có thể nhớ bài Bầm ơi học ở lớp 5 có thể bổ sung thêm nhe)

9 tháng 11 2017

Màn - mùng

Mắc mà - giăng mùng

Bố - tía, thầy, ba, cha

Mẹ - má, u, bu, bầm

Qủa quất - quả tắc

Hoa - bông

Làm gì - bần chi

Mắng - la

Vứt - vục

Mau - lẹ

Phanh - thắng

Đậu phông - lạc

Bát - chén

Răng - sao

Bút - cây viết