Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Bài tham khảo:
Gió mùa thu mềm mại như một dải lụa khẽ lùa qua tán lá làm cho mọi vật bừng tỉnh. Dải lụa ấy mang một chút hơi sương mềm mại làm thức tỉnh những tâm hồn lãng mạn. Mùa thu đến gợi lòn trong lòng ta bao cảm xúc. Nhưng có lẽ, những cơn gió mùa thu khiến lòng người xao động nhiều hơn cả. Gió mùa thu mềm mại như một dải lụa khẽ lùa qua tán lá làm cho mọi vật bừng tỉnh. Dải lụa ấy mang một chút hơi sương mềm mại làm thức tỉnh những tâm hồn lãng mạn. Chúng khẽ làm lay động những bông hoa còn chớm sắc hồng và đem đến bụi màu như ai đó rắc bột lân tinh lên các cánh hoa. Gió đưa mùi hương mát nhẹ của hoa trải lên đường phố; mang mùi hương của bát phở Hà Nội đùn bên những thực khách tò mò; đưa mùi hương ngọt ngào của hơi sương đến bên những hàng liễu rủ như mái tóc của các cô thiếu nữ. Những tia nắng mỏng manh vừa tan trong sương sớm vội ùa lấy gió, nhờ gió chở đi đổ rắc bột màu kỳ diệu lên vạn vật. Chiếc lá vàng bay bay trên phố, nàng gió xuất hiện đưa lá đi chơi và rồi từ từ trả lá nhẹ nhàng về mặt đất. Gió mùa thu không giống với gió oi bức của mùa hè và cũng không giống gió lạnh tê tái của mùa đông mà gió nó khẽ se se, lành lạnh mơn man những làn da nhạy cảm. Gió như một sợi dây mỏng manh kết duyên cùng trời đất. Dải lụa ấy xua tan cái nóng nực của mùa hè và làm tâm hồn ta tĩnh lại. Gió làm cho làn sương mỏng rung lên và hiện ra với muôn hình muôn vẻ.
Bài ở mạng:[Ẩn Mặc Hàn]
Mùa thu đến gợi lên trong lòng ta bao cảm xúc. Nhưng có lẽ, những cơn gió mùa thu khiến lòng người xao động nhiều hơn cả.
ió mùa thu mềm mại như một dải lụa khẽ lùa qua tán lá làm cho mọi vật bừng tỉnh. Dải lụa ấy mang một chút hơi sương mềm mại làm thức tỉnh những tâm hồn lãng mạn. Chúng khẽ làm lay động những bông hoa còn chớm sắc hồng và đem đến bụi màu như ai đó rắc bột lân tinh lên các cánh hoa. Gió đưa mùi hương mát nhẹ của hoa trải lên đường phố; mang mùi hương của bát phở Hà Nội đùn bên những thực khách tò mò; đưa mùi hương ngọt ngào của hơi sương đến bên những hàng liễu rủ như mái tóc của các cô thiếu nữ.
Những tia nắng mỏng manh vừa tan trong sương sớm vội ùa lấy gió, nhờ gió chở đi đổ rắc bột màu kỳ diệu lên vạn vật. Chiếc lá vàng bay bay trên phố, nàng gió xuất hiện đưa lá đi chơi và rồi từ từ trả lá nhẹ nhàng về mặt đất. Gió mùa thu không giống với gió oi bức của mùa hè và cũng không giống gió lạnh tê tái của mùa đông mà gió nó khẽ se se, lành lạnh mơn man những làn da nhạy cảm. Gió như một sợi dây mỏng manh kết duyên cùng trời đất. Dải lụa ấy xua tan cái nóng nực của mùa hè và làm tâm hồn ta tĩnh lại. Gió làm cho làn sương mỏng rung lên và hiện ra với muôn hình muôn vẻ.
Gió thu làm cho cảnh vật và con người hoà quyện lại với nhau tạo nên một thế giới lung linh, huyền ảo, đầy màu sắc.
bài tham khảo :
Em sinh ra và lớn lên ở quê ngoại. Quê ngoại em có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ: động cát trắng Bình Ba, hang động thạch nhũ ở chùa Từ Vân, Suối Tiên, Ba Hồ... Mỗi cảnh đều có nét đặc sắc riêng thu hút nhiều du khách đến thăm. Trong số đó, em đã có dịp đến Suối Tiên.
Từ trung tâm thị xã đi về hướng nam độ mươi lăm cây số, rẽ trái đi vào con đường đất, theo con đường ấy quanh co độ nửa giờ đạp xe, em đến Suối Tiên. Cảnh vật đây hùng vĩ, hoang sơ như chưa có ai đặt chân tới. Nước suối chảy chỗ ầm ầm như thác, chỗ róc rách như êm dịu như tiếng đàn. Hai bên suối rừng cây cổ thụ mọc chen lấn trong những tảngđá lớn lô nhô. Tán cây xum xuê xoè rộng, đan kín nhau che con suối rợp bóng mát. Trên dòng suối, nhiều hõm có vách đá vây quanh như một cái hồ con con. Nhiều khối đá lớn bé hình thù kì dị chen ba màu: xanh xám, trắng ngà, vàng mơ, tạo thành nhiều bức tượng như người lính bồng súng, mẹ bồng con... Đặc biệt, đi về phía thượng nguồn, em gặp một tảng đá lớn bằng phẳng có nhiều vết sậm màu ngang dọc như bàn cờ. Hai khối đá tròn nằm hai bên tảng đá lớn như hai chiếc đôn. Nhiều viên đá to bằng nắm tay, nhẵn thín như con cờ, nằm trên tảng đá lớn. Dân gian bảo đó là bàn cờ ông tiên chơi mỗi khi xuống trần. Có lẽ vì thế suối có tên là Suối Tiên. Ngẩng đầu nhìn về phía thượng nguồn, em thấy lẫn trong màn mây, một tảng đá lớn màu xanh thẫm, đứng sừng sững, hình dáng như tiên ông cầm phất trần. Nước suối chỗ ấy chảy từ trên cao đổ xuống, tung bọt trắng xoá như thác. Từ xa có thể nghe tiếng nước suối đổ ầm ầm. Đó đây tiếng chim hót hoà ríu ran như hoà âm cùng tiếng nước chảy. Tiếng lá khô trở mình theo gió khe khẽ như có con vật gì đang đến gần. Thỉnh thoảng, em nghe thấy tiếng kêu thảng thốt như tiếng con hoẵng gọi bầy. Rừng cây hai bên suối âm u, rậm rạp, chỉ nghe tiếng chim hót, tiếng vỗ cánh mà không thấy bóng chim đâu.
Nước suối trong veo, mát lạnh. Chỗ suối chảy dồn thành một hõm lớn như cái hồ con là nơi đồng bào dân tộc đến lấy nước. Xa xa, rẫy lúa nương ngô của đồng bào Thượng xanh mướt, lấp ló ẩn hiện. Cảnh đẹp của Suối Tiên quả thật xứng đáng với tên người đời đã đặt cho nó.
Được tham quan cảnh trí thiên nhiên của đất nước, em thêm yêu quê hương, yêu Tổ quốc. Dân ta giàu tình cảm, thiên nhiên và con người đều hiền lành, đẹp đẽ. Suối Tiên hữu tình, mát mẻ, yên tĩnh quả là nơi lí tưởng để em đến chơi, nghỉ mát và thả hồn lâng lâng cùng ngàn mây.
Để giúp mọi người đi làm và em đi học đúng giờ, ba đi công tác về mua cho gia đình em một chiếc đồng hồ báo thức.
Đây là chiếc đồng hồ của Nhật còn mới tinh. Nó được để trong một chiếc hộp vuông xinh xắn. Loại đồng hồ chạy bằng pin, hiệu Sony. Cả đồng hồ là một khối tròn, đường kính khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Vỏ đồng hồ được bọc một lớp mạ kền sáng loáng. Phía trên có quai xách cong cong rất tiện cho việc di chuyển. Sau tấm mi ka trắng là mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ được phân định ra thành mười hai vạch chia đều cho các con số: mười hai, chín, sáu và ba. Riêng con số mười hai được ghi bằng màu đỏ. Các số khác màu đen. Giáp tâm đồng hồ có một ô nhỏ hình chữ nhật ghi ngày, tháng. Trên mặt đồng hồ có ba kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai, màu đỏ là cô em út có tên gọi là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. Nhìn vào, em thấy cô bé này quay liên tục không biết mệt mỏi. To và ngắn hơn là anh kim phút, lâu lâu anh ta mới nhích một chút. Chị kim giờ thấp người hơn anh kim phút, dường như đứng tại chỗ, nhưng thực ra, chị ta quay rất chậm, từ tốn như bước đi của một bà già ngoài bảy mươi tuổi. Mặt sau đồng hồ có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng.
Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức để gọi em dậy đi học. Hằng ngày, tiếng "tích tắc! tích tắc!" của đồng hồ đều đặn vang lên. Trong nhà, ai cần biết giờ chỉ cần chạy ra nhìn nó là biết ngay. Sáng sớm, lúc năm giờ, đồng hồ vang lên một hồi chuông dài và tiếp sau là tiếng "cạp, cạp" của chú vịt Đô-nan khiến mọi người bừng tỉnh giấc.
Em rất thích chiếc đồng hồ này, nó không những giúp em đi học đúng giờ mà còn nhắc nhở em chuyên cần hơn nữa trong học tập. Em sẽ cố gắng làm bài và sinh hoạt đúng giờ, biết giữ gìn đồng hồ và quý trọng thời gian.
Mình cho bạn một bài tả đồng hồ báo thức nè :
Người bạn giúp em luôn thức dậy đúng giờ đi học mỗi buổi sáng chính là chiếc đồng hồ báo thức. Nó là món quà xinh đẹp mà ông nội đã tặng em nhân ngày em tròn 10 tuổi.
Chiếc đồng hồ của em mang hình dáng của chú méo máy Doremon tinh nghịch, đáng yêu. Chiếc đồng hồ khoác lên mình màu xanh da trời thật đẹp mắt. Bên trong là các chữ số từ một đến mười hai được xếp thành vòng tròn xinh xắn, đúng thứ tự. Khi bác pin đồng hồ thức dậy thì cũng là lúc cuộc chạy đua của ba anh em nhà kim bắt đầu.
Anh kim giờ lớn tuổi nhất, mập mạp nhất nên chạy chậm nhất. Anh hai kim phút nhỏ hơn anh cả kim giờ một chút nên tốc độ nhanh hơn. Nhưng người thắng cuộc luôn là em kim giây nhanh nhẹn. Ba anh em nhà kim còn có thêm một người bạn hàng xóm đó là bạn kim báo thức. Bạn kim này giúp em luôn không bị muộn giờ đến lớp. Đằng sau lưng chú Doremon là hai nút bấm điều khiển. Một nút đặt báo thức, một nút điều chỉnh giờ. Mỗi khi bác pin không chịu làm việc, em lại nhờ bố mở chiếc nắp nhỏ sau lưng chú mèo máy để thay cho bác pin người bạn mới. Cứ cuối tuần được nghỉ là em lại mang chiếc đồng hồ ra lau chùi sạch sẽ.
Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận để nó mãi là người bạn tốt, đồng hành cùng em trên con đường học tập.
~ Chúc bạn luôn học giỏi ! ~
Tả khu vui chơi giải trí Đầm Sen
Cuối học kì của năm học vừa qua, nhà trường tổ chức cho học sinh chúng em vui chơi cả ngày tại Công viên Văn hóa Đầm Sen.
Đầm Sen có nhiều cổng vào, đoàn trường em vào cổng trên đường Hòa Bình, cổng to có vòng chữ Đầm Sen hình vòm phía trên. Khu bán vé nằm trên khoảng sân rộng được trang trí đủ loại hoa kiểng. Qua thanh chắn soát vé, hành trình vui chơi của chúng em bắt đầu.
Một phạm vi rộng cỡ sân trường em với đủ loại hình giải trí, vô số trò chơi với nhiều màu sắc rực rỡ. Chung hấp dẫn, gọi mời bọn em bằng những ánh sáng huyền ảo xen lẫn âm thanh sống động. Thật thích thú khi được chơi thoải mái. Em cùng các bạn chơi banh điện, đua xe điện tử rồi đến trò chơi tốc độ của tàu lượn sóng. Hồi hộp nhất nhưng cũng thật vui với cảm giác mạnh qua cối xay gió. Ban đầu em còn nhắm nghiền mắt lại, sau quen dần tự mở to mắt và há hốc mồm. Đứa này nhìn đứa kia cười phá lên.
Người ta ở đâu mà đông quá! Y như bãi biển Vũng Tàu, khi đoàn trường tiếp tục qua khu công viên nước. Tại đây chúng em được tắm với sóng nhân tạo, nằm trên phao thả trôi ở dòng sông lười. Cảnh vật hai bên thật huyền bí khi bọn em bơi qua hang cá mập. Quá trưa, chúng em tập trung ăn cơm phần, tráng miệng với kem rồi ngồi thành vòng tròn, chơi vài trò chơi sinh hoạt. Mọi người cũng bớt đi lại nhiều, còn khu vực cầu trượt nước vẫn đông đặc người. Tiếng nước bị khuấy động, tiếng người nói, tiếng cười, tiếng la khiến ta có cảm giác nơi này không có buổi trưa.
Một ngày vui chơi nhanh chóng trôi qua. Tạm biệt và thầm cảm ơn Đầm Sen đã mang đến cho em một niềm vui và một kỉ niệm khó phai.
Nhắc đến làng quê đất Việt, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh cây đa, bến nước mộc mạc, tới hình ảnh lũy tre xanh ngút ngàn, tới con sông ngoằn ngoèo uốn lượn. Và một hình ảnh không thể không nhắc tới, đó chính là những cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát. Mỗi sớm mai, cánh đồng lúa quê tôi lại càng tươi mới, đẹp một cách lạ kì.
Lúc trời chưa sáng rõ, cánh đồng ẩn hiện sau làn sương mờ đục. Cả cánh đồng tĩnh lặng như đang ngủ say, đắm mình tận hưởng không khí mát lành sau trận mưa rào tối qua. Một vài bông lúa khẽ đu đưa theo làn gió nhẹ. Chắc chúng trở mình trong giấc ngủ đây mà. Một hồi sau, bầu trời sáng hẳn. Ông mặt trời ló dần sau đám mây trắng xốp, rọi chiếu muôn tia nắng vàng tươi xuống nhân gian. Thế là vạn vật thức giấc. Nhìn từ xa, cánh đồng lúa chín vàng ươm, êm mượt như một tấm thảm khổng lồ. Tấm thảm đặc biệt này được đính vô vàn viên kim cương lấp lánh. Thân lúa, lá lúa, bông lúa đều đọng lại những giọt sương mai. Những giọt sương mai nhỏ xíu từng hạt nước, đùa vui trên cây lúa. Thân lúa mọc thẳng đứng để nâng đỡ những bông lúa cong cong như vàng trăng khuyết. Bông lúa vàng ươm, trĩu nặng.
Chị Gió cũng đón chào bình minh bằng những đợt thổi liên hồi, từ vi vu đến ào ào. Từng cây lúa ngả nghiêng theo chị. Lúa nối tiếp nhau ngả nghiêng tạo thành những đợt sóng chạy dài tới vô tận. Bỗng từ xa, một đàn cò trắng chao liệng trên bầu trời rồi sà xuống cánh đồng. Dường như các chú biết bông lúa đang trĩu hạt nên chỉ đậu trên bờ. Đàn cò trắng tinh như những chòm mây trên bầu trời kia, đứng rỉa lông, rỉa cánh rồi lắc lư cái đầu, cái mỏ để chiêng ngưỡng cánh đồng. Trên con đường làng chạy dài ven cánh đồng, các bác nông dân đã rôm rả ra đồng. Một vài thửa ruộng đã được các bác gặt hái, chỉ còn trơ lại những gốc rạ. Gương mặt các bác nhễ nhại mồ hôi. Nhưng tôi chẳng thấy trên những gương mặt chất phác đó thoáng chút mỏi mệt nào. Các bác đang mừng vui, phấn khởi bởi một năm mùa màng bội thu.
Mặt trời lên cao hơn, chừng giữa vòm trời, chiếu xuyên những tia nắng len qua các khóm lúa. Những giọt sương mai chẳng rõ trốn biệt đi đâu hết. Đàn cò cũng đã vút bay từ bao giờ. Trên cánh đồng chỉ còn những người nông dân cùng muôn cây lúa chín vàng. Sự vắng lặng càng làm tôi thấy cánh đồng đẹp. Và tôi biết những bông lúa ngả nghiêng để thầm cất vang khúc ca ngày mùa trong trái tim những người nông dân.
TL:bn tham khảo ak!
Một buổi sáng đẹp trời nữa lại về trên quê hương em. Mang đến một vẻ đẹp thanh tân và rạng ngời trên khắp nẻo đường. Và nơi đẹp nhất, chính là cánh đồng lúa ở đầu làng.
Đó là một buổi sáng mùa hè, mới 6 giờ sáng mà trời đã rõ ràng. Bầu trời cao và trong xanh, khắp quãng đồng không một gợn mây. Màu thiên thanh nhàn nhạt ấy, rộng và bao dung như một dòng sông đang chảy ngược lên trời. Từ phương xa, ông mặt trời ngất ngưởng nhô lên, chiếu những mảng sáng dịu nhẹ xuống cánh đồng lúa mênh mông ở phía dưới. Lúa lúc này đương thì con gái, tươi tốt và xanh nõn nã. Cái màu xanh non trẻ và mơn mởn ấy như thêm ngọt ngào hơn dưới ánh sáng buổi mai hồng. Trên từng cành lúa, vẫn còn đọng lại những giọt sương đêm, long lanh như hạt ngọc quý. Nhìn từ trên cao, cả cánh đồng như một tấm thảm lớn. Bởi lối đi giữa các thửa đã bị lúa mọc lấn ra, nghiêng mình che đi hết. Và mỗi khi gió thổi qua, chúng lại chao đảo, lại va vào nhau như những cô bé, cậu bé tụm năm tụm bảy vui đùa. Thế là cả cảnh đồng như vùng biển xanh, sóng nước dập dềnh. Theo làn gió ấy, ta dễ dàng ngửi được mùi thơm bùi, nồng nàn của bông lúa còn vương mùi sữa, chưa già. Quyện trong đó, là mùi ngọt mát của sương đêm, mùi ngai ngái của lớp đất ẩm ướt dưới ruộng, mùi chan chát của lớp cỏ dại ven lối đi xuống ruộng. Tất cả hòa vào nhau, tạo nên một mùi hương đặc trưng khó tả của buổi sáng sớm. Cũng chính cơn gió ấy, làm cho người ta khoan khoái, dễ chịu bởi sự mát lạnh mà nó mang đến. Đó không phải cái mát lạnh tê buốt của mùa đông, mà là cái mát lạnh dễ chịu, khiến người ta run lên vì thích thú. Thỉnh thoảng, lại vang lên tiếng chim hót lảnh lót, vang lên từ những tán lá vòm cây, rồi nhanh chóng chìm khuất trong tiếng xì xào của ruộng lúa. Lác đác đằng xa, là những cô, những bác, những bà ra thăm lúa buổi sớm. Trên gương mặt ai cũng là sự vui tươi, hạnh phúc. Nhìn cánh đồng lúa tươi non, bừng bừng sức sống dưới ánh mai của ngày mới, họ tràn trề hi vọng về ngày mai đây, đồng lúa sẽ chín vàng và bội thu.
Những hình ảnh về cánh đồng lúa buổi sớm mai ấy, đến nay em vẫn còn nhớ rõ. Không phải vì nó tráng lệ, vì nó hùng vĩ, mà bởi vì đó là quê hương em. Là nơi mà dù có bao lâu nữa, cũng mãi là nơi tuyệt vời nhất để trở về.
~HT~
Nhắc đến đất nước Việt Nam ta không thể không nhắc đến những dòng sông như sông Mã, sông Đồng Nai, sông Mê Công,… Trong số những dòng sông ấy, em yêu nhất vẫn là dòng sông Hồng của quê hương mình. Dòng sống như một người bạn tinh thần của không chỉ riêng em mà còn của cả người dân thành phố.
Dòng sông tĩnh lặng nhất có lẽ là vào những buổi sớm mai. Khi ấy, mặt nước sông trong xanh và phẳng lặng. Ở hai bên bờ sông, những bãi mía, nương dâu đang chuyển mình thức giấc sau một đêm say ngủ. Chúng đu đưa trong gió nhẹ, hào hứng đón chào một ngày mới bắt đầu. Mùi cơm sôi từ những dãy thuyền chài sát bờ tỏa ra thơm phức. Những người dân đã dạy từ bao giờ để chuẩn bị ra khơi. Khi mặt trời lên cao, những tia nắng chiếu xuống nước lấp lánh. Mặt nước đỏ đậm phù sa. Trên bến cảng các hoạt động của ngày mới cũng bắt đầu diễn ra. Tiếng người gọi nhau í ới, tiếng xe cộ qua lại nhộn nhịp. Đó là hình ảnh quen thuộc của cuộc sống hàng ngày. Trên cầu những dòng xe qua lại ngày càng tấp nập. Mỗi ngày đều có rất nhiều đoàn người ghé tới nơi này để ngắm cảnh và chụp lại những bức ảnh làm kỉ niệm.
Buổi chiều tà khi hoàng hôn buông xuống, rất nhiều người dừng chân lại bên cầu Long Biên để ngắm nhìn xuống dòng sông Hồng. Dòng sông như người mẹ hiền luôn dang tay, bao bọc và chở che con người. Trời càng tối, dòng sông càng mờ dần nhưng chính điều đó lại khiến dòng sông trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết.
Dòng sông là một phần của thành phố, một phần của tuổi thơ em. Chính vì vậy mà trong trái tim em, sông Hồng luôn có một vị trí vô cùng đặc biệt.
HT và $$$
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen…. nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Từ ngày có bé Ngọc, cả nhà em vui hẳn lên. Bé Ngọc là con chị hai em. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.
Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Ngọc tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi, giỏi,...”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật.
Bé Ngọc thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bằng chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười. Bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xòe tay múa theo.
Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ. Bé Ngọc thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.
Bé Ngọc là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình.
Mấy hôm nay, căn nhà nhỏ của gia đình em rộn rã tiếng cười vì dì Út về chơi bế theo cu Bin, con trai dì mới hơn một tuổi. Bé đang tập đi, tập nói rất đáng yêu.
Cu Bin mới chỉ mười lăm tháng tuổi, da trắng hồng, mịn màng như cánh hoa. Khuôn mặt bé bầu bĩnh, đôi mắt đen lay láy mở to thật đáng yêu. Đôi môi bé chúm chím như nụ hồng, miệng tươi tựa thoa son, trông thấy bé là muốn nựng ngay. Đầu cu Bin tròn trĩnh, rất xinh với mái tóc tơ mềm mượt, hoe hoe vàng nâu chứ không đen nhánh. Tay chân bé bụ bẫm, trắng trẻo.
Bé mặc áo thun kẻ sọc xanh trắng và quần ngắn màu xanh dương có dây đeo, trông bé như một chú lính thuỷ tí hon. Chú lính thuỷ này không đi trên tàu, chú đang chập chững tập đi và bi bô tập nói. Cu Bin chưa đi được nhiều. Bé đi nhiều nhất là dăm bước rồi ngồi bệt xuống đất hoặc ngã ngay vào lòng mẹ, cười toe toét. Ấy thế mà bé rất thích tự mình đi, không chịu cho người lớn dắt tay. Bé vịn vào tay mẹ, đứng lên cho vững rồi rụt tay lại, muốn đi một mình.
Bé bước từng bước một, đôi chân bụ sữa dẫm lên nền nhà, tay bé vươn ra theo đà đi tới. Gắng đi được năm bảy bước, bé ngồi bệt xuống sàn nhà gọi mẹ rất to: “Ma ma... ma ma”. Bé nói tiếng “Ba” là rõ nhất còn những từ khác thì chưa được rõ ràng. Khi muốn ăn, bé nói: “Măm măm” nghe rất dễ thương. Bé cũng biết đòi bế đi chơi trong vườn. Khi muốn đi chơi, bé sà vào lòng em, một tay sờ mặt em, tay kia đập nhè nhẹ vào vai em rồi nói: “Đi, đi, đi...”. Nhân đó, dì út dạy bé nói tiếng “chị” nhưng bé chỉ nói được tiếng “xi” làm cả nhà lăn ra cười.
Cu Bin ngủ ngày hai giấc. Bé ngủ dậy được mẹ cho bú rồi chơi một tí. Bé chơi lúc lắc, búp bê lật đật. Chơi chán, bé tụt xuống đất rồi vịn mép giường đi tới. Để bé tự đi, em đến trước mặt bé cách xe một tí rồi vỗ tay gọi, bé thả tay vịn giường bước nhanh ba bước rồi sà vào tay em. Em vỗ tay hoan hô bé rồi bế bé, hôn thật kêu lên má. Bé thích chí cười nắc nẻ rất dễ thương.
Dì út thường cho bé ăn cháo nấu với thịt và rau củ. Cu Bin thấy chén cháo liền vỗ tay: “măm” làm cả nhà cười rộ lên. Em rất yêu cu Bin, thích nựng bé. Chơi với bé, em hôn bé thật kêu làm bé nhột, cười lên thích thú. Em rót nước, giúp dì cho bé ăn và chơi với bé. Cu Bin rất ngoan, chơi chán, bé đòi bế lên giường và không cần võng đưa, bé nằm ình ra gối thiu thiu ngủ. Thật hay là bé không đòi mẹ, vì dì tập cho bé từ nhỏ, để dì tiện làm việc.
Bác Hồ đã viết: “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Cu Bin đúng là búp hồng trên cành mà cả nhà yêu thương, nâng niu, chăm sóc. Ở chơi một tuần, dì vào lại thành phố, vắng cu Bin, cả nhà đều nhớ bé.
Suốt mấy tháng nay không có lấy một trận mưa. Tiết trời ngột ngạt, oi bức, thật là khó chịu! Nước trong ao, trong đầm cạn cả. Mặt ruộng nứt nẻ, lúa ngô héo úa. Từ con trâu con bò cho đến đàn gà, đàn vịt... đều lờ đờ, uể oải vì nóng. Vườn cây của ông em trước đây xanh tươi là thế mà bây giờ cũng ủ rũ trong cái nóng như nung. Mọi người trong làng ai cũng ao ước được vài cơn mưa rào cho mặt đất tươi nhuần trở lại.
Thế rồi cơn mưa mong đợi bấy lâu nay cũng tới.
Giữa trưa, trời đang nắng chang chang bất chợt tối sầm. Mây đen ùn ùn kéo tới. Tiếng sấm ì ầm nổi lên bốn phía. Chớp nhoang nhoáng như xé rách bầu trời. Gió càng lúc càng mạnh, cây cối ngả nghiêng, vật vã. Lá mía như muôn ngàn lưỡi gươm đang múa tít. Đàn mối vỡ ổ, bay tán loạn. Mối trẻ bay cao, mối già bay thấp. Bầy gà hoảng hốt kêu chiêm chiếp, cuống quýt chạy tìm nơi ẩn nấp. Kiến đen, kiến vàng nối đuôi nhau, hối hả tha trứng lên những nơi cao ráo. Những cơn lốc cuốn lá vàng bay ràn rạt.
Lộp bộp! Lộp bộp! Trời đã đổ mưa. Hạt mưa lớn và thưa rơi trên mặt đất. Hơi đất bốc lên nóng hổi. Chỉ vài phút sau, đất trời trắng xoá trong màn mưa dày đặc. Từ cánh đồng và trong các ao chuôm, tiếng ếch nhái kêu vang, tiếng côn trùng rả rích hoà lẫn tiếng mưa rào rào tạo thành một âm thanh náo nức, xôn xao. Lũ trẻ nối đuôi nhau chạy ra đồng để bắt cá rô rạch từ dưới ruộng lên. Đứa xách giỏ, đứa mang thùng, mang rổ, đứa tay không... Bất chấp gió mưa, chúng hí húi tìm kiếm trên bờ, dưới lạch. Mỗi khi bắt được cá, tiếng reo hò thích thú lại vang lên.
Cơn mưa kéo dài dễ đến hơn một tiếng đồng hồ mới tạnh. Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, không khí mát rượi, dễ chịu vô cùng! Đồng ruộng, ao đầm đầy nước. Cây cối trôi hết bụi bặm như được hồi sinh, vui mừng vẫy lá. Mấy chú chim rỉa lông rỉa cánh, lích rích kêu trong vòm nhãn. Họ hàng nhà cò đậu trắng cả luỹ tre ven làng. Mặt trời lại từ từ ló ra, cảnh sinh hoạt trở lại bình thường. Nhiều người vác cuốc ra thăm đồng, vẻ hồ hởi hiện rõtrên nét mặt.
Cơn mưa đến thật đúng lúc. Ông em bảo trận mưa này quả là mưa vàng mưa bạc đối với nhà nông.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.
Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạt những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.
Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.
Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại rộn rịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.
Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!
Trên bàn học của em có một cái đồng hồ báo thức nhãn hiệu "Con Cò Vàng" tuyệt đẹp. Đồng hồ bằng nhựa.
Mặt đồng hồ hình tròn, đường kính 6cm. Mười hai chữ số (từ số 1 đến số 12) màu đen, cách đều nhau theo thứ tự đường tròn của mặt kính trong suốt. Có 3 cái kim cũng bằng nhựa, to nhỏ, dài ngắn khác nhau, cùng chung một cái trục nằm đúng tâm mặt đồng hồ. Kim ngắn, to nhất, màu nâu, chỉ giờ. Kim dài hơn, hình cái trâm màu đen, chỉ phút. Kim dài nhất như cái gai màu xanh để định giờ chuông reo báo thức, nó không có kim chỉ giây. Dưới con số 12 có hình quả chuông và ngôi sao đỏ.
Bao bọc đồng hồ là một cái hộp nhựa màu cẩm thạch óng ánh. Phía sau là hai cái ngăn để máy đồng hồ và đựng pin con thỏ, có 2 cái núm xoáy màu trắng bằng cái cúc áo để điều chỉnh giờ và định giờ cho chuông reo.
Tối nào, em cũng ngồi vào bàn để học bài, làm bài, từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ. Sáng nào cũng vậy, đúng 6 giờ rưỡi là chuông reo. Không phải là tiếng chuông mà là tiếng gà gáy, nghe thật rộn rã. Tiếng gà gáy cất lên là em thức dậy học thuộc lòng. Xếp sách vở vào ba-lô, em làm vệ sinh cá nhân, đúng 7 giờ đi học.
Từ ngày học lớp Một, em đã biết xem giờ. Cái đồng hồ nhỏ bé ấy là quà của bà ngoại tặng khi em lên 6 tuổi. Nó trở thành người bạn thân thiết giúp em học hành đúng giờ giấc. Ngồi vào bàn học, em cảm thấy nó nhìn em và nhắc khẽ: "Bé Tâm ơi, phải chăm ngoan và học giỏi nhé!".
THAM KHẢO NHÉ BẠN.
Quê tôi ở gần biển. Đó là một vùng nắng chói chang, có gió Lào thổi về và có biển. Trong trí óc của tôi luôn lưu giữ những buổi bình minh về biển, những ngày chạy trên cát rát bỏng đôi chân.
Vào mỗi buổi sớm, biển mơ màng dịu hơi sương, vài cơn gió nhè nhẹ thổi vào đất liền mang theo cái vị mặn đặc trưng của biển. Nếu không quen sống nơi xứ biển, người ta dễ dàng nhăn mặt vì cái nồng nồng khó tả phả vào người. Trên không trung, những con hải âu trắng chao nghiêng đôi cánh, mải miết bay về phía chân trời xa thẳm, nơi bình minh hồng tươi đang hắt những tia nắng hình dẻ quạt xuống mặt nước.
Biển gợi sóng êm ả lấp lánh như được dát vàng. Nơi ấy, một ngày mới bắt đầu thật êm ả và thanh bình. Tôi rất thích được chạy trên cát. Từng hạt cát mịn màng, mát rượi lùi lại dưới đôi chân của tôi. Tôi tìm, nhặt nhạnh từng chiếc vỏ ốc lăn lóc trên cát. Mỗi cái vỏ chứa đựng trong tôi bao nhiêu kỉ niệm. Chỉ cần ta hà hơi vào rồi áp tai nghe thì sẽ nghe thấy tiếng sóng vỗ, nhịp điệu, âm thanh của biển.
Những con sóng vỗ bờ cát, tung bọt trắng xóa. Nó nhào lên rồi rút về để lại trên cát biết bao nhiêu là vỏ ốc và những chú cua con vội vàng lẩn trốn. Những người dân ở đây bắt đầu công việc một ngày của họ là đánh bắt cá. Chân họ dẫm từng bước chắc nịch hằn lên bãi cát, chiếc thuyền bằng gỗ nâu đen bóng lướt trên cát theo sức đẩy của những cánh tay dài lực lượng. Bọn trẻ con ríu rít chạy theo hái những bông hoa muống biển tim tím, cánh còn ướt đẫm hơi sương đêm ném lên thuyền.
Hoa muống biển có phải vì vẻ đẹp bình dị của hoa hay bởi sức sống mãnh liệt của nó mà người dân ở đây coi hoa muống biển như một loài hoa lành đem bình yên đến. Hoa theo những con thuyền lênh đênh ngoài khơi xa mang theo nỗi mong chờ của người ở lại. Biển hiền hòa là thế nhưng cũng có lúc sục sôi giận dữ. Đó là những ngày biển động sóng nổi lên dữ dội. Những con sóng bạc đầu không còn khẽ khàng mơn man lên bờ các mà điên cuồng xô ầm ầm vào vách đá.
Những ngày như thế nhanh chóng tan đi khi phiên chợ cá đông vui tới. Ấy là khi thuyền về. Các con thuyền chở nặng cá tôm hoan hỉ trở về sau những chuyến đi dài ngày vất vả. Nhìn từ xa, hai con mắt thuyền mở to như vui mừng khi lại được nhìn thấy bến bờ. Thuyền vừa cập bến, người trên bờ đã đổ xô đến. Kẻ ôm chầm lấy nhau mừng mừng, tủi tủi, người nhanh nhẹn khiêng những sọt cá nặng lên bờ.
Những con cá béo nung núc những mảng thịt, còn phì phò bong bóng được xếp lẫn với những con tôm còn tươi roi rói cứ búng càng tanh tách như dọa bọn trẻ con thò tay nghịch bắt. Tiếng lao xao trả giá, tiếng lịch thúng mủng của người bán, vạn người mua hòa lẫn vào nhau nghe đông vui khó tả. Trời đã vãn chiều trên bãi cát chỉ còn lổng chổng sọt không thì người ta mới lục đục kéo nhau về. Những con thuyền bây giờ mới nhẹ nhõm gối đầu lên bờ cát trắng, nằm nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài.
Hoàng hôn đến từ lúc nào đang nhẹ dần buông trên biển. Đó là một ngày ở biển khi tôi được về thăm mảnh đất quê hương. Biển vẫn thế, vẫn đẹp và thật kì diệu. Biển mang đến cho tôi những kỉ niệm để nhớ về quê hương. Cảm ơn mẹ đã sinh ra con ở nơi có tiếng sóng, có cát vàng và có những bông hoa muống biển tuyệt đẹp.
~HT~
THAM KHẢO NHÉ!
Đi dọc mảnh đất hình chữ S, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. Đó là những cánh rừng xanh xanh, những đồi núi trập trùng, những bãi biển nước trong như ngọc. Biển Vũng Tàu cũng là một trong những cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước. Dịp hè vừa rồi, em đã may mắn có dịp được đến thăm bãi biển xinh đẹp này.
Sau mấy tiếng dài ngồi xe, cảnh biển đã thấp thoáng hiện ra trước mắt em. Từ xa, em đã nghe được tiếng sóng vỗ. Đến nơi, mọi mệt mỏi dường như tan biến hết. Không chỉ nổi tiếng trong nước, biển Vũng Tàu cũng được xem là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh. Khung cảnh thật kì vĩ và tráng lệ. Phía trên là bầu trời trong xanh, cao vời vợi, phía dưới là biển bao la rộng lớn, nắng vàng ấm áp chan hòa khắp muôn nơi. Bãi cát trắng dường như nâng đỡ từng bước chân của em. Những hàng dừa cao đang vươn tay đón gió từ trời xanh, rì rào như đang trò chuyện. Vào mỗi thời điểm trong ngày, biển lại có một trạng thái khác nhau. Lúc sáng sớm, biển trông thật hiền hòa, những con sóng vỗ nhè nhẹ, ông mặt trời dần dần đi lên từ phía xa. Khi hoàng hôn buông xuống, biển cũng chìm trong ánh chiều tà đỏ rực. Mặt trời như một hòn lửa khổng lồ đang chìm dần vào đáy đại dương. Cảng vật thật nên thơ trữ tình, tâm trạng con người cũng trở nên thư thái, nhẹ nhõm hơn, chỉ còn nghe thấy tiếng lá cây xào sạc, tiếng gió thổi và tiếng sóng vỗ vào bờ.
Biển Vũng Tàu trong và xanh như một tấm gương khổng lồ. Những con sóng ì oạp vỗ, đuổi nhau đến tận chân trời. Du khách thường đi tắm biển vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Tiếng cười đùa, nói chuyện làm xao động cả một không gian rộng lớn. Vài người đùa nghịch thì hắt nước vào nhau. Trên bờ, có vài người đang thả diều. Cánh diều căng gió bay cao mãi trên nền trời xanh. Em thích nhất là ngồi xây lâu đài cát hoặc thu thập những vỏ ốc, vỏ sò trên bờ biển. Những chú chim hải âu sà xuống mặt biển để kiếm ăn. Ngoài khơi xa, thấp thoáng vài con tàu đang đánh bắt thủy hải sản. Đến tối, họ trở về cùng cá tôm đầy khoang. Con thuyền dường như cũng thấm đẫm vị mặn mòi của biển cá. Nhịp sống nơi đây thật yên bình cùng với những người dân thật thà, chất phác.
Chuyến đi đã để lại cho em những kỉ niệm không bao giờ phai. Đến thăm biển Vũng Tàu, em cảm thấy choáng ngợp trước cảnh núi non sông nước, càng thêm yêu mến và tự hào cảnh sắc tươi đẹp của đất nước.