Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo mình thì :
Truyện dân gian thường kể xuôi
Vì kể xuôi sẽ giúp câu truyện dẫn đến ý chính
+ Dễ nhận được hiểu biết của câu truyện
Chúc bạn học tốt !
Truyện dân gian thường kể xuôi
Vì sẽ làm cho câu văn hay hơn hợp lí
đúng trình tự,làm cho ng đọc dễ đi vào câu chuyện có cảm xúc và tâm trạng khi đọc xong một câu chuyện
Chỉ còn vài phút nữa là hết giờ làm bài kiểm tra chất lượng giữa học kì. Đây là thời điểm chộn rộn nhất của tiết học. Mọi người vội vã nộp bài lên bàn cô giáo rồi trật tự trở về chỗ ngồi, mặt ngóng ra, sân trường, đợi chờ tiếng trống. Bỗng Tùng…! Tùng…! Tùng…! ba tiếng trống vang lên rộn rã làm bể vụn khối không gian tĩnh lặng, báo hiệu giờ giải lao đã đến.
“Chọc thủng hậu vệ! Chọc thủng hậu vệ!”
Như được truyền thêm sức mạnh và bằng sự tài trí lanh lợi của mình, Thành hất nhẹ bóng vào đối phương, bóng dội lại vào chân Thành. Bằng một động tác luồn lách rất đẹp, Thành đưa bóng qua hàng hậu , vệ. Và bất ngờ Thành tung một cú sút chân trái lắt léo. Quả bóng như một chiếc lá vàng bay vào khung thành đội bạn, gỡ hòa cho đội mình. Một lần nữa, tiếng reo hò như làm rung chuyển cả sân trường: “Hoan hô Đức Thành! Hoan hô Đức Thành!”
Ở giữa sân trường, dưới những gốc phượng tán lá xum xuê, những bạn gái tụm năm tụm bảy chơi trò banh đũa, nhảy dây… Nhìn những sợi dây tung lên lượn xuống nhịp nhàng theo những đôi chân thoăn thoắt của các bạn, mới thấy hết vẻ điệu nghệ của những “cây nhảy 1 lành nghề”. Thật là một trò chơi bổ ích và hấp dẫn. Trên hành lang của lớp học, các thầy cô giáo trong những bộ trang phục chỉnh tề với màu sắc trang nhã, đi lại ngắm nhìn những học trò thân yêu của mình đang nô đùa bay nhảy giữa sân trường mà lòng rộn lên bao niềm vui cùng tuổi thơ… Hai nhịp trống bỗng vang lên. Không gian như ngưng đọng lại trong giây lát, rồi lại rộn rã bởi muôn ngàn bước chân vội vẩ đi về hướng của lớp mình. Hai mươi phút giải lao giữa giờ kết, thúc.
Chỉ còn vài phút nữa là hết giờ làm bài kiểm tra chất lượng giữa học kì. Đây là thời điểm chộn rộn nhất của tiết học. Mọi người vội vã nộp bài lên bàn cô giáo rồi trật tự trở về chỗ ngồi, mặt ngóng ra, sân trường, đợi chờ tiếng trống. Bỗng Tùng…! Tùng…! Tùng…! ba tiếng trống vang lên rộn rã làm bể vụn khối không gian tĩnh lặng, báo hiệu giờ giải lao đã đến.
“Chọc thủng hậu vệ! Chọc thủng hậu vệ!”
Như được truyền thêm sức mạnh và bằng sự tài trí lanh lợi của mình, Thành hất nhẹ bóng vào đối phương, bóng dội lại vào chân Thành. Bằng một động tác luồn lách rất đẹp, Thành đưa bóng qua hàng hậu , vệ. Và bất ngờ Thành tung một cú sút chân trái lắt léo. Quả bóng như một chiếc lá vàng bay vào khung thành đội bạn, gỡ hòa cho đội mình. Một lần nữa, tiếng reo hò như làm rung chuyển cả sân trường: “Hoan hô Đức Thành! Hoan hô Đức Thành!”
Ở giữa sân trường, dưới những gốc phượng tán lá xum xuê, những bạn gái tụm năm tụm bảy chơi trò banh đũa, nhảy dây… Nhìn những sợi dây tung lên lượn xuống nhịp nhàng theo những đôi chân thoăn thoắt của các bạn, mới thấy hết vẻ điệu nghệ của những “cây nhảy 1 lành nghề”. Thật là một trò chơi bổ ích và hấp dẫn. Trên hành lang của lớp học, các thầy cô giáo trong những bộ trang phục chỉnh tề với màu sắc trang nhã, đi lại ngắm nhìn những học trò thân yêu của mình đang nô đùa bay nhảy giữa sân trường mà lòng rộn lên bao niềm vui cùng tuổi thơ… Hai nhịp trống bỗng vang lên. Không gian như ngưng đọng lại trong giây lát, rồi lại rộn rã bởi muôn ngàn bước chân vội vẩ đi về hướng của lớp mình. Hai mươi phút giải lao giữa giờ kết, thúc.
Khi tách khỏi phần âm nhạc và trình bày dưới dạng văn bản, ca từ trong một bài hát gặp rất nhiều thiệt thòi. Với trích đoạn Lạc trôi, rõ ràng học sinh làm bài chỉ có thể tiếp cận nó dưới dạng... một bài thơ tự do.
Nhưng, xét theo dạng thể hiện ấy, chủ đề, ngôn từ và thông điệp của trích đoạn đều không rõ ràng và chặt chẽ, thậm chí là khá mông lung và khó hiểu, đối với cách tư duy thông thường. Những câu như: "Ngăn giọt lệ ngừng khiến khóe mi sầu bi" hay "Trống vắng bóng ai dần hao gầy" là điển hình
Có lẽ Sơn Tùng cũng không hình dung sẽ có ngày “Lạc trôi” của anh vào đề thi
Nếu theo tư duy logic thông thường, chúng ta đều hiểu không ai nói như thế cả. Còn theo cảm nhận tổng quát, cá nhân tôi thấy trích đoạn chỉ là những cảm xúc mơ hồ, vô định, xen lẫn giữa sự chán chường, lạc lõng và đau khổ... thay cho việc biểu lộ một tư tưởng gì đủ rõ ràng. Và không khí chung từ trích đoạn này là cảm giác... não tình.
Là người nghiên cứu ngôn ngữ, tôi thấy cố gắng lắm thì 2 câu hỏi đầu (về phương thức biểu đạt và các từ Hán Việt) cũng có thể tạm chấp nhận – dù nếu bàn kĩ thì sẽ còn rất nhiều vấn đề. Nhưng 2 câu hỏi tiếp theo thì không hề ổn.
Bởi, sự đan xen lộn xộn giữa những ngôn từ về bi quan, mất phương hướng, thậm chí có lúc như là... kêu cứu trong trích đoạn là không thể đủ cho sự tường minh cần thiết của một thông điệp. Và khi gắn với quan niệm được gợi ý trong câu hỏi tiếp theo, học sinh rất dễ rơi vào cảnh viết hú họa, viết đón ý về trích đoạn này.
Còn quan niệm được gợi ý về hạnh phúc lại không có gì ăn nhập với trích đoạn, không có duyên cớ gì để đi tới ý tưởng "hạnh phúc không có sẵn". Sẽ dễ hiểu hơn, nếu trích đoạn đủ cho các em hình dung câu chuyện về một người đi tìm hạnh phúc, nhưng vì lý do gì đó lại thấy thất vọng, thấy hạnh phúc là một khái niệm viển vông, không dễ kiếm tìm.
Tôi không phê phán, thậm chí là đánh giá cao việc đưa ra những đề thi có tính thời sự và thực tế. Nhưng, trong trường hợp này, "sáng tạo" của đề thi không thành công, vì môn Văn cần những tiêu chí đặc thù đảm bảo khả năng cảm thụ tiếng Việt.
Đề thi của trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
TS Trần Ngọc Hiếu (ĐH Sư phạm HN): Chưa đủ sâu sắc để phân tích
Giảng dạy về chuyên ngành văn học, tôi vẫn thường xuyên tìm hiểu về các đề thi cho môn học này tại môi trường THPT. Nhìn chung, kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đề thi văn phải có phần đọc hiểu văn bản, một điều đáng buồn là các giáo viên thường lấy những bài văn, bài thơ rất đơn giản, cũ kỹ về ngôn ngữ để làm tiêu chí đọc hiểu. Cách lựa chọn như vậy ảnh hưởng rất tiêu cực, vì văn học là môn học duy nhất nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ của các em.
Do vậy, việc trường chuyên Vĩnh Phúc đưa một ca khúc mới nổi, được giới trẻ ưa thích vào đề thi là điều không đáng bị lên án, thậm chí cần được nhìn nhận công bằng về những khía cạnh tích cực.
Nhưng, để xuất hiện một cách thuyết phục trong đề thi, ca từ phải chứa đựng nhiều giá trị thẩm mỹ. Để rồi từ đó, người dạy mới có điều kiện nâng cao được nhận thức thẩm mỹ của các em. Lạc trôi chưa làm được điều này.
Mở màn năm 2017 bằng một MV siêu phẩm mang tên "Lạc trôi" và chỉ tốn đúng 1 ngày để thu về hơn 1 triệu lượt xem, Sơn Tùng M-TP đã thực sự chứng tỏ được khả năng và bản lĩnh của mình. Không chỉ gây ấn tượng bằng giai điệu gây nghiện, nội dung sáng tạo, độc đáo mà MV mới của Sơn Tùng còn gây tò mò nhờ vào những bối cảnh tuyệt đẹp, đặc biệt là với những khung hình được quay ở ngoài trời.
Rất nhiều người đã tò mò đi tìm kiếm thông tin về chốn bồng lai tiên cảnh đẹp không khác gì trong những bộ phim cổ trang này. Và thật bất ngờ, toàn bộ những cảnh quay này đều được thực hiện ngay tại Việt Nam chứ không phải một đất nước xa xôi nào khác, thậm chí còn rất gần Đà Lạt - địa điểm du lịch quen thuộc của tất cả bạn trẻ. Được biết nơi thực hiện những cảnh quay "nửa mơ nửa thực" này chính là ngôi chùa nổi tiếng Linh Quy Pháp Ấn ở Lâm Đồng.
Hình ảnh từ MV "Lạc trôi" của Sơn Tùng M-TP
Cách thành phố Bảo Lộc khoảng 21km về phía Nam, chùa Linh Quy Pháp Ấn tọa lạc tại Đồi 45, Thôn 4, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng. Nơi đây từ lâu đã được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh với những cánh "cổng trời" hùng vĩ, nơi bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ngắm cả một khoảng không gian rộng lớn và hòa mình vào đất trời, núi non.
Tất cả những ai từng đặt chân đến nơi đây đều phải công nhận rằng ấn tượng đầu tiên về nơi này chính là cảm giác "lửng lơ". Lửng lơ giữa đất trời, lửng lơ giữa mây ngàn và lửng lơ ngay trong những tầng cảm xúc sâu nhất của bản thân. Thời gian đẹp nhất để ghé thăm Cổng trời là vào bình minh và hoàng hôn. Nếu như khung cảnh bình minh dày đặc những lớp sương mờ và mây phủ khắp núi đồi thì hoàng hôn lại đem đến cảm giác bùi ngùi, tiếc nuối khi nhìn ánh nắng vàng chói chang dần lặn mất sau một ngày.
@pmpatama85
@lenttaa
@aquaritttv
@ryannguyen
@thcq_uzi
@hhau1806
Với khung cảnh hùng vĩ, không gian yên tĩnh, trầm mặc nhưng cũng không kém phần huyền bí của chùa, nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành một trong những địa điểm được nhiều bạn trẻ muốn ghé thăm đến. Biết đâu bạn cũng sẽ tìm được cảm giác "Lạc trôi" giống như Sơn Tùng M-TP thì sao?
PHẢI CHĂNG ĐÂY LÀ Ý TƯỞNG RÚT TỪ TÁC PHẨM KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH CỦA NGUYỄN DU?
Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.
Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
3:
2.
Vế A
(cái được so sánh)
|
Phương diện
so sánh
|
Từ chỉ ý so sánh
|
Vế B
(cái dùng để so sánh - cái so sánh)
|
|
ngang bằng
|
không ngang bằng
|
|||
...
|
...
|
...
|
|
...
|
...
|
...
|
|
...
|
...
|
Vế A
(cái được so sánh)
|
Phương diện
so sánh
|
Từ chỉ ý so sánh |
Vế B
(cái dùng để so sánh - cái so sánh)
|
|
ngang bằng
|
không ngang bằng
|
|||
Tâm hồn tôi
|
|
là
|
|
một buổi trưa hè
|
Con đi trăm núi ngàn khe
|
|
|
chưa bằng
|
muôn nỗi tái tê lòng bầm
|
....
|
|
|
chưa bằng
|
...
|
...
|
|
như
|
|
...
|
...
|
|
|
ấm hơn
|
...
|
1.
Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rất rộng lớn , hùng vĩ , đầy sức sống hoang dã . Không gian mênh mông , có nhiều cây cối.Sông, rạch chằn chịt, được phủ kín bởi 1 màu xanh (màu xanh bạt ngàn của trời , nước , cây lá)đầy bí ẩn và hấp dẫn. Những âm thanh rì rào bất tận của lá và tiếng són . Chợ ở nơi đây là hình ảnh cuộc sống đông vui, tấp nập, trù phú, màu sắc độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.
2.
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là “Mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ.
3.
Tôi rất thích đi du lịch, vì vậy bất kể khi có dịp nào tôi luôn cố gắng để có thể đi thăm thú thật nhiều nơi. Trong tất cả các nơi tôi từng được tham quan, nơi để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi chính là rừng cấm Quốc gia Ba Vì.
Nhân dịp cuối năm lớp năm, nhà trường đã tổ chức cho chúng tôi chuyến đi tham quan thực tế cuối cấp một. Nhà trường đã đặc biệt chọn rừng cấm Quốc gia làm nơi đặt chân cho chuyến đi cuối cấp đặc biệt của chúng tôi, với mục đích làm cho chúng tôi thấy sự phong phú của thế giới làm hành trang cho chặng đường tiếp theo. Vì đây là lần đầu tiên được đi đến thăm thú một cánh rừng Quốc gia nên tôi rất hồi hộp. Từ tối hôm trước, mẹ tôi đã chuẩn bị cho tôi tất cả mọi đồ đạc để có thể có một chuyến đi vui vẻ. Sáng sớm chúng tôi cùng xuất phát từ cổng trường, được đi thăm quan làm lũ trẻ chúng tôi háo hức hơn bao giờ hết. Trên xe chúng tôi không những không mệt mỏi vì phải dậy sớm mà thay vào đó là sự háo hức khi được đi chơi.
Trên xe chúng tôi được giới thiệu những điều cơ bản nhất về rừng cấm Quốc gia Ba Vì. Chị hướng dẫn viên du lịch cho chúng tôi biết rằng: “khu rừng cấm Quốc gia Ba vì được thành lập vào năm 1991, ban đầu có tên là rừng cấm quốc gia Ba vì sau đó được đổi tên thành Vườn Quốc gia Ba Vì. Sau đó, vào tháng 5 năm 2003, Vườn quốc gia Ba Vì được Chính phủ quyết định mở rộng sang tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, tổng diện tích của vườn 10.814,6 hecta thuộc địa giới hành chính của 16 xã thuộc ba huyện của Thành phố Hà Nội và hai huyện của tỉnh Hòa Bình cách trung tâm Hà Nội 60 kilomet về phía Tây.”. điều này làm tất cả chúng tôi ồ lên vì sự rộng lớn của vườn Quốc gia Ba Vì. Thêm vào đó chị còn chỉ cho chúng tôi về không khí, cảnh vật, và thiên nhiên nơi đây làm chúng tôi càng thêm mong chờ về khu vực thăm quan.
Sau hơn hai tiếng đồng hồ ngồi trên xe ô tô chúng tôi đặt chân đến cổng Vườn Quốc gia Ba Vì. Ngay khi đặt chân đến nơi đây, cảnh sắc nơi đây đã làm tôi choáng ngợp vì cảnh đẹp. Vườn quốc gia Ba Vì có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy. Tiếp theo, chúng tôi được hướng dẫn viên du lịch dẫn đi tham quan khắp nơi. Nơi đây khắp nơi đều là các loại cây từ đơn giản đến quý hiếm, từ nhỏ bé đến tất cả những cây cổ thụ. Tất cả chúng đều được chăm sóc kĩ lưỡng bởi các nhân viên nơi đây. Nơi đây ẩn chứa bao điều kỳ thú với sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên hoang sơ. Những cánh rừng nhiệt đới, đan xen trong đó là các cánh rừng ẩm xanh tươi và rừng bụi với nhiều loại cây gỗ quý.
Chị hướng dẫn viên giới thiệu cho chúng tôi về các loài sinh vật nở nơi đây: “Ở đây có ba kiểu rừng: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp. Núi Ba Vì với hai đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 1209 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi, nhiều loài cây quý hiếm như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa. Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay…”. Nghe sự giới thiệu của chị hướng dẫn viên, sau đó tận mắt chứng kiến sự phong phú, tươi tốt, đa dạng của nơi đây làm tôi có cảm giác như đang quay trở về lại quá khứ. Tôi có cảm giác như quay lại thời nguyên thuỷ, khi con người chưa vì lợi ích mà nhẫn tâm tàn phá rừng và động vật một cách bừa bãi. Nơi đây không khí trong lành, tươi mát hơn bất cứ nơi nào tôi từng biết. Tiếp theo, chúng tôi được dẫn đi ngắm phong lan rừng cùng với các loài hoa ở nơi đây. Loài hoa làm tôi ấn tượng nhất chính là loài hoa cúc quỳ vàng rực rỡ giữa núi rừng xanh mát nơi đây. Vì không phải vào mùa nên hoa không nở rộ như mùa thu, nhưng dù vậy, vẻ đẹp của loài hoa nơi này cũng đủ in đậm trong tâm trí tôi. Hoa cúc quỳ lại nở rộ khoe sắc vàng rực rỡ giữa rừng đại ngàn tràn đầy sức sống mãnh liệt. Chị hướng dẫn viên nói cho chúng tôi biết rằng: hoa cúc quỳ là biểu tượng của núi rừng Ba Vì nơi đây, biểu tượng cho tình yêu chung thủy, tỏ ý kiêu hãnh không bao giờ chịu khuất phục, như thách thức với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Sau khi ngắm hoa, chúng tôi tiếp tục đi sâu vào trong rừng. Càng đi sâu thì cảnh sắc thiên nhiên càng hiện ra trước mắt lũ trẻ chúng tôi. Giữa thiên nhiên rộng lớn, lũ trẻ chúng tôi càng nhỏ bé hơn bao giờ hết, điều này làm tôi có cảm giác như được Đất mẹ, được thiên nhiên bao bọc. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những con suối róc rách, trong veo, nhiều lúc là những chú sóc, chú khỉ đột nhiên xuất hiện làm bọn trẻ chúng tôi vui hơn bao giờ hết. Thăm thú hết các rừng chúng tôi quay trở lại ăn trưa, rồi buổi chiều là các hoạt động trò chơi, ngoại khoá của trường tổ chức để chia tay chúng tôi lên cấp hai. Sau cùng chúng tôi có thời gian, tự do để đi thăm thú, mua quà lưu niệm và lên xe quay trở về trường.
Dù phải về nhà những trên xe tôi vẫn cố gắng quay lại để nhìn lại cánh rừng nguyên sinh một lần nữa. Xe dù đi xa nhưng màu xanh mát của rừng vẫn hiện ra cho tới mãi một lúc sau. Khi quay về tâm trí tôi vẫn còn lưu luyến cảm giác khi được đến thăm thú Vườn Quốc gia Ba vì, tôi tự hứa nhất định sẽ quay lại nơi đó một lần nữa.
_Tham khảo nhs bn_
Ánh mắt trời len lỏi qua những khe cửa lọt vào trong nhà, dường như tắm màn chỉ có thể che chắn cho tôi khỏi nhưng con muỗi khát máu đêm qua chứ không tài nào che chắn được ánh nắng mặt trời buổi sớm ấy. Mắt cố mở, đôi lông mày cố kéo đôi mắt lên nhưng yếu thế mà lại bị mắt lôi ngược trở lại. Ánh nắng tinh mơ chiếu vô mắt như đánh thức tôi dậy nhưng tôi vẫn cố chấp quay ngược vào phía trong để gắng ngủ nướng thêm một chút trước khi bị mẹ gọi dậy. Đôi tai bỗng nghe thấy những âm thanh hấp dẫn nào đó, thôi thúc tôi lật chăn đứng phắt dậy đi ra khỏi chiếc giường ngủ thân yêu của mình.
Sau khi vệ sinh cá nhân và rửa mặt cho tỉnh ngủ thì chao ôi một không gian tươi đẹp hiện ra trước mắt tôi khiến tôi ngỡ ngàng. Sân nhà tôi khá rộng vì thế tôi chỉ có một mảnh vườn nho nhỏ đủ để mẹ trồng vài luống rau sạch cho cả gia đình ăn quanh năm, mùa nào thức ấy. Nó cũng đủ để cho bà tôi trồng vài cây thuốc nam quý mà bà xin ở đâu đó về. Và nó cũng đủ để trở thành một đề tài cho tôi viết văn tả cảnh và kể về nó. Tôi rất yêu mến khu vườn ấy, sau khi thật sự tỉnh táo và thoát khỏi hẳn cơn ngái ngủ tôi mới nhận ra những âm thanh đã khiến tôi bừng tỉnh.
Cây chanh giữa vườn tuy bé nhưng cành cây khẳng khuyu rắn chắc, những lá xanh non tươi tắn như vừa được tắm mát, sạch bụi và mỡ màng. Một chú sẻ nâu non vừa mới học bay liên tục cất cánh lên rồi lại đáp xuống. Nó chưa bay được xa, mỗi lần tiếp đất không thành công nó lại kêu lên một tiếng. Mẹ sẻ hót rất hay, nó như đang nói chuyện với đứa con của mình bằng giọng đầy trìu mến và thân thương. Rồi bỗng nhiên con chó trong nhà lao ra khi nhìn thấy sẻ con tiếp đất ngã nhào. Mẹ sẻ sà xuông cắp kịp con lên cây. Âm thanh nháo nhào ầm ĩ đánh thức hai bác bồ câu đang đậu trên mái nhà ngói bên hàng xóm.
Chúng bị đánh thức giấc mà vẫn hiền hậu đến lạ, có lẽ thế nên nó biểu tượng cho hòa bình. Vươn đôi cánh trắng chim bồ câu gật gù kêu ù ù như gọi người bạn đời bên cạnh mình tỉnh giấc để bắt đầu một ngày mới. Trên cành cây ổi rắn chắc to lớn, những chú chim họa mi chào buổi sáng bằng một điệu nhạc tươi mới nhộn nhịp, vừa hát vừa chuyền cành như thể hiện được nhịp điệu của khúc nhạc vui tươi đó. Chốc chốc lại họa mi lại hót vang lên, cao vút và trong trẻo như âm thanh của gió vậy. Chim chích bông cũng không kém cạnh hót lên vài tiếng và nhảy từ cành này qua cành khác mổ vào những con sâu vẫn còn đang uốn éo chưa muốn thức giấc. Dưới đất gà mái mẹ đã dẫn đàn con đi kiếm ăn, những chú gà lông mượt như tơ, mắt ngây ngô dễ thương, luôn mồm kêu chiếp chiếp. Âm thanh nghe mới vui tai và đáng yêu làm sao. Chú chó tinh nghịch chạy lại trêu gà mẹ và nhận lại kết cục là vài vết mỏ in hằn trên làn da của chú. Bên luống rau nọ, mẹ tôi đang cuốc lại đất để trồng loại rau khác, tiếng cuốc từng nhát một đập xuống nền đất khiến chúng vỡ ra.
Tần ấy âm thanh trong khu vườn nhà tôi vào buổi sáng sớm. Đó là âm thanh trong khu vườn hay chính là âm thanh của quê nhà, của tuổi thơ, của quê hương xứ sở. Tất cả những âm thanh ấy tạo nên một bản hợp âm tuyệt nhất về âm thanh của cuộc sống, của thiên nhiên và của con người. Dường như nó biểu hiện cho sự sống, cho sự hòa bình và cuộc sinh hoạt bình yên vui vẻ nơi quê nhà thân thương của tôi. Bỗng dưng tôi cảm thấy yêu mảnh vườn nhà mình đến lạ thường.
Mở bài:
+ Giới thiệu đối tượng định tả là khu vuờn trong một buổi sáng đẹp trời.
Thân bài:
+ Tả những nét bao quát về khu vườn:
- Vườn nhà ai? (nhà em hay nhà hàng xóm mà em có dịp đến chơi;, ở đâu?
- Kích thước: rộng hay hẹp? Vườn được tả vào buổi sáng sớm của mùa nào trong năm?
Màu sắc, hình ảnh chung nhất là gì?
+ Tả chi tiết khu vườn:
- Không gian: bầu trời, mây, nắng, gió...
- Vườn trồng những loại cây gì? Tả đặc điểm của từng loại cây? (hoa, lá, quả, hương thơm riêng...).
- Những con vật trong vườn: đàn gà đang đi kiếm mồi, lũ chim trên các cành cây...
- Âm thanh: huyên náo, ồn ào, tưng bừng...
Kết bài:
+ Cảm nghĩ của em về khu vườn: yêu mến, gắn bó với nó.
+ Có ý thức cùng mọi người chăm sóc để khu vườn tươi tốt ngày càng đẹp và có ích hơn.
Bài văn được chia thành 3 đoạn
Đoạn 1 từ đầu đến đơn điệu
Nội dung đoạn 1 là : tả chung về thiên nhiên Cà Mau
Đoạn 2 từ khi qua Chà Là đến khói sóng ban mai
Nội dung đoạn 2 là : tả kênh rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn
Đoạn 3 từ cho Năm Căn đến hết
Nội dung đoạn 3 là : tả cảnh chợ Năm Căn