Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai mươi năm ấy thật là thương
Con mới sinh ra đã có trường
“Thanh niên” – Nắng rợp đường con bước
Ngày hội trường xiết đổi bâng khuâng
Các chị, các anh từ bốn phương
Về đây ríu rít giữa rân trường
Thầy cô trẻ lại ngày gặp mặt
Ai cũng quên mình tóc điểm sương ...
Bn tham khảo nhé!
Có thể ko pai là 20 năm nhưng bạn tham khảo nhé
Bao năm tháng, nay ta giật mình tỉnh giấc
Sắp qua rồi những tháng ngày thân thương
Những ngày vui của 1 thuở đến trường
Đang trôi dạt theo từng chòm mây trắng.
Con nhớ lắm những ngày xưa đằm thắm
Cô dạy con từng nét chữ vần thơ
Cô đưa con gõ cánh cửa cuộc đời
Và duyên dáng của một người con gái.
Tâm hồn con,một nỗi buồn dài
Cô ôm ấp , xoa đầu khi con khóc
Vầng trán cô những vần nhăn se sắt
Âu yếm nhìn chúng con
Tuổi nhỏ chúng con nào đâu biết ưu phiền
Vẫn ngỗ nghịch gọi cô là “trại chủ”
Và chúng con là những con cừu bé nhỏ
Cô chăn dắt trên đồng cỏ tri thức bao la.
Khi những ngày cuối của thời học sinh sắp qua
Con mới giật mình nhận ra một điều nho nhỏ
Một tình thương bao la và vô tận
Cô dành cả cho những con cừu nhỏ-chúng con.
3a,
(1) Quan hệ từ và
(2) Quan hệ từ như
(3) Quan hệ từ Bởi… nên
(4) Quan hệ từ Nhưng
3b,
(1)
(1) Liên kết Cuộc sống bình dân, hằng ngày với câu trên đất nước nhà.
(2) Liên kết giữa người với hoa
(3) Liên kết giữa Tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực với tôi chóng lớn lắm
(4) Liên kết câu trước Mẹ thường … với câu sau Nhưng…
(2)
- Quan hệ sở hữa: (1) [ Mình không chắc lắm ]
- Quan hệ nhân quả: (3)
- Quan hệ so sánh: (2)
- Quan hệ tương phản: (4)
3c,
- Trường hợp bắt buộc phải có QHT: a’, b’, c, d’.
- Trường hợp không bắt buộc có QHT: a, b, c’, d.
3d,
- Nếu – thì.
- Tuy – nhưng.
- Vì – nên.
- Hễ - thì.
- Sở dĩ – vì.
3e.
- Nếu thời tiết đẹp thì chúng tôi sẽ thăm rừng Cúc Phương vào chủ nhật này. (quan hệ điều kiện - kết quả)
- Vì trời mưa nên đường lầy lội. (quan hệ nguyên nhân - kết quả)
- Tuy bị hỏng cả hai mắt nhưng anh ấy vẫn sống rất lạc quan. (quan hệ nhượng bộ)
- Hễ bạn Việt đến thì mẹ gọi con dậy nhé. (quan hệ điều kiện - kết quả)
- Người sở dĩ khác loài cầm thú, vì lòng nhân trời phú cho ta. (Phan Bội Châu) (quan hệ nguyên nhân)
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc,đồng thời NGười cũng là một thi nhân nổi tiếng.Một trong những bài thơ rất hay của Bác là "Rằm tháng giêng" được Bác sáng tác vào năm 1948-thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân PHáp.Đọc bài thơ,em vô cùng ấn tượng vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng và trào dâng cảm xúc yêu quý,khâm phục Bác.
văn mk ko hay,mong bạn thông cảm
ko bn z là hay lém rùi tại vì mk gấp nên nó z là dc ròi bn
cảm ơn bn nhìu nha
Soạn bài: Ôn tập phần tiếng việt
Luyện tập
Câu 1 (trang 183 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Nội dung : hai cặp câu thơ có nội dung trữ tình giống nhau, cùng nói về niềm ưu tư và nỗi lo cho dân, cho nước.
- Hình thức : Giống nhau về thể thơ lục bát. Khác về hình ảnh, cách thức biểu hiện: câu thứ nhất tả và kể, câu thứ hai dùng lối ẩn dụ.
Câu 2 (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Phương diện so sánh | Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh | Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê |
Tình huống thể hiện | Khi ở xa quê | Lúc mới trở về quê |
Cách thể hiện tình cảm | biểu cảm trực tiếp, tinh tế nhẹ nhàng | biểu cảm gián tiếp, ngậm ngùi |
Câu 3* (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Vấn đề so sánh | Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều | Rằm tháng giêng |
Cảnh vật | Giống | cùng kể, tả về đêm, về trăng, tuyền, sông |
Khác | cảnh thanh tĩnh, u tối | cảnh sống động, trong sáng |
Tình cảm | lữ khách không ngủ vì buồn xa xứ | chiến sĩ vừa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng |
Câu 4 (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Những câu đúng : b, c, e.
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
tham khảo
Ôi, ngày ấy...tôi không thể nào quên được- ngày mà tôi phải nói lời chia tay với lớp học của mình và cũng là ngày khiến tôi khóc nhiều nhất. Lúc đó, vì một số lý do nên gia đình của tôi đã quyết định chuyển đến nơi khác sinh sống. Tôi buồn lắm...nỗi buồn không thể kìm nén được...Ngày tôi chia tay lớp, tôi đã khóc thật nhiều, mấy đứa bạn của tôi, cả những thầy cô, họ thấy tôi khóc mà cũng khóc theo. Tôi như người mất hồn, niềm xúc động ấy cứ dâng trào mãi, khiến tôi không dám đối mặt với chuyện này.Mấy đứa bạn chạy đến ôm chầm lấy tôi trong những giọt nước mắt nghẹn ngào... Lúc này, tôi mới nhận ra hai chữ ''bạn bè'' sao lại thân thương thế.Thôi, chào các bạn nhé, con chào thầy cô, chào lớp cũ...tôi đi đây!!
Chúc bạn học tốt
-Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
-Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặcca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học
-. Ca Dao là những bài ca ngắn có vần, điệu để nói lên quan niệm về Vũ trụ, Thiên nhiên, Cuộc sống, Con người, và Xã hội
-. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.
Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.
Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.
Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.
Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.
Em tham khảo dàn ý này nhé:
1. Mở bài:
- Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đoàn kết tạo nên sức mạnh.
2. Thân bài:
* Giải thích câu nói:
- Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cây đơn độc thì không thể tạo thành ngọn núi to mà cần phải có thật nhiều cây chụm lại thì mới tạo thành ngọn núi.
- Nghĩa bóng:
+ Một cây: Chỉ một người đơn lẻ tồn tại trong xã hội
+ Ba cây: Chỉ một tập thể người
+ chụm lại: đoàn kết lại
+ núi cao: đích đến cuối cùng của thành công
=> Nghĩa cả câu: Nếu chỉ có một người đơn phương làm việc thì không thể thành công bằng một tập thể người cùng nhau đoàn kết.
* Chứng minh:
a. Trong thực tế lịch sử:
- Nhân dân ta đã đoàn kết chiến đấu và chiến thắng rất nhiều kẻ thù xâm lược, dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều.
b) Trong đời sống hằng ngày:
- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sàn xuất, cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng...
c. Bài học:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu nói: Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch. Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công. Bác Hổ từng khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
- Bài học: Mỗi chúng ta cần có tinh thần đoàn kết với mọi người trong cùng một tập thể và chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tạo nên thành công
3. Kết bài:
- Nêu cảm nhận chung.