Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồ Chủ tịch kêu gọi : -Nhân dân nhường cơm xẻ áo ,tổ chức "ngày đồng tâm" để có têm gạo cứu đói. -Đẩy mạnh tăng gia sản xuất .Trong thời gian ngắn, nhờ có những biện páp tích cực như: + Phong trào thi đua sản xuất, đất ruộng bị phá hoang nhanh chóng được gieo trồng lương thực và hoa màu. +Các công nhân, bộ đội, viên chức nhà nước,... tình nguyện về nông thôn giúp nông dân đắp đê phòng lụt. +Thu ruộng đất của đế quốc chia cho dân nghèo theo nguyên tắc công bằng và dân chủ. + Thông tư giảm tô, bãi bỏ thuế thân và những thuế vô lí khác. => Nạn đói được đẩy lùi
tham khảo
Biện pháp :
+ Lập hủ gạo cứu đói
+ thực hiện “ngày đồng tâm” và đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
=> Kết quả: nạn đói đã được đẩy lùi.
bạn tham khảo nhé
Biện pháp :
+ Lập hủ gạo cứu đói
+ thực hiện “ngày đồng tâm” và đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
=> Kết quả: nạn đói đã được đẩy lùi.
Bác Hồ đã thực hiện và phát động phong trào "Ngày đồng tâm" cùng với việc đẩy mạnh và gia tăng sản xuất lương thực thực phẩm để giải quyết nạn đói
Biện pháp giải quyết nạn đói của Đảng và chủ tịch HCM:
- Lập hủ gạo cứu đói
- thực hiện “ngày đồng tâm” và đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
\(\Rightarrow\) Mang lại lợi ích: đẩy lùi được nạn đói.
cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần "thà hi sinh tất cả,chứ nhất định không chịu mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ
vì ngày 19/8/1945, Phát xít Nhật nhận đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, bọn tay sai hoang mang, dao động đén cực độ. Trong lúc đó quuan đồng minh chưa vào nước ta.
Như vậy khoảng thời gian sau khi Phát xít Nhật nhận đầu hàng Đồng minh và trước khi quân Đồng Minh vào nước ta là thời cơ " Ngàn năm có một" ta phải đúng dậy Tổng khởi nghĩa dành chính quyền và đứng ở tư thế của nước độc lập để tiếp Đồng Minh.
Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 cũng diễn ra đúng trong khoảng thời gian và ta dành thắng lợi nhanh chóng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ đây đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã để lại cho nhân dân ta nhiều bài học quý báu, trong đó nổi bật là bài học chủ động dự đoán và nắm thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước.
Thời cơ là sự kết hợp giữa nhân tố khách quan và chủ quan tạo thành những điều kiện thuận lợi nhất bảo đảm cho cách mạng nổ ra và giành được thắng lợi. Vì vậy, trong đấu tranh cách mạng, việc nhận biết, chủ động dự đoán và nắm bắt thời cơ bao giờ cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì thời cơ trong cách mạng hay tình thế cách mạng có ba nhân tố chủ yếu sau:
Thứ nhất, giai cấp thống trị đã suy yếu, khủng hoảng đến mức không thể tiếp tục thống trị bằng những phương thức cũ được nữa.
Thứ hai, các giai cấp và tầng lớp bị trị bên dưới cũng rơi vào tình trạng cơ cực, bị bần cùng không thể chịu đựng được nữa, không thể sống nổi nữa. Mâu thuẫn đã gay gắt đến cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới hành động giải phóng.
Thứ ba, tầng lớp, bộ phận trung gian, những người trí thức yêu nước có tư tưởng dân chủ tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, kể cả một bộ phận trong giai cấp hữu sản nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu thế lịch sử, ngã về phía cách mạng, tương quan lực lượng có lợi cho phía cách mạng. Đội tiên phong của cách mạng, tức Đảng lãnh đạo đã sẵn sàng.
Hội đủ những điều kiện đó, về cơ bản tình thế cách mạng đã chín muồi. Như vậy, một cuộc khởi nghĩa diễn ra thành công không phải dựa vào một âm mưu, một đảng phái mà phải dựa vào cao trào cách mạng của nhân dân, dựa vào một chuyển hướng lịch sử quyết định.
Vấn đề thời cơ, chủ động nắm thời cơ được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, xem đây là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, Người đã đưa ra nhận định về vấn đề thời cơ: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú phải thúc đẩy cho thời cơ đến mau!”. [1]
Đến khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ 1/9/1939, trong khoảng hai năm, Thông cáo của Đảng, các Hội nghị Trung ương 6,7 nhất là Hội nghị Trung ương 8 (Khóa I) của Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức tại Pắc Bó (Cao Bằng) đã ra Nghị quyết dự đoán ngày càng cụ thể triển vọng thắng lợi của cách mạng: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”.[2]
Tháng 2/1943, Liên Xô thắng to ở Xtalingrat, ngay sau đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Phúc Yên) dự đoán: “...thắng lợi của Liên Xô, sự tan rã của phát xít quốc tế và sự cùng khổ của nhân dân các nước phát xít sẽ thúc đẩy cho cách mạng bùng nổ tại nhiều nước”[3].
Thật vậy, từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1944, Hồng quân Liên Xô đã quét sạch quân Đức ra khỏi đất nước, giải phóng một số nước ở Đông Âu.
Đến cuối tháng 9/1944, Tổng Bí thư Trường Chinh dự đoán Nhật, Pháp mâu thuẫn sâu sắc rồi sẽ bắn nhau, khác nào cái nhọt bọc “chỉ chờ dịp chín mõm là vỡ tung ra”[4]. Thực tế, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính hất Pháp trên toàn Đông Dương. Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng họp ở làng Đình Bảng, ra chỉ thị lịch sử “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nêu rõ: Cuộc đảo chính đã tạo ra một tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương hiện nay chưa thật sự chín muồi; “phải phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa”.[5]
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, phát xít Nhật trở thành kẻ thù cụ thể trước mắt-duy nhất của nhân dân Đông Dương. Đảng Cộng sản Đông Dương đã chỉ ra thời cơ lúc này chỉ còn liên quan đến hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật. Nhưng Đảng chỉ rõ: “dù sao ta không thể đem việc quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương làm điều kiện tất yếu cho cuộc Tổng khởi nghĩa của ta”[6]. “Nếu cách mạng bùng nổ, và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940, và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần, thì khi ấy dù quân Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc Tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi”. [7]
Trường hợp thứ hai, Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng ta dự tính quân Nhật sẽ thua vào mùa Thu năm 1945 nếu căn cứ vào thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tháng 10/1944 và ngày khai mạc Đại hội toàn quốc Tân Trào.
Đoán đúng tình hình, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp quyết định Tổng khởi nghĩa, kêu gọi toàn dân nổi dậy “đem sức ta giải phóng cho ta”. Đúng 23 giờ, ngày 13/8/1945, Đảng ra quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa và nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: “Không phải Nhật bại là nước tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go trở ngại sẽ xảy ra. Chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết”.[8]
Trong vòng 2 tuần lễ, nhân dân ta giành chính quyền trong cả nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 là nhờ vào cuộc đấu tranh anh dũng, hi sinh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; là nhờ vào đảng vững về đường lối, có sự chỉ đạo chiến lược, biết dự đoán thời cơ và chủ động nắm bắt thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa.
Như vậy, những nhận định của Ðảng về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám đã dựa trên cơ sở phân tích khoa học và lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin một cách biện chứng, khách quan, toàn diện, toàn cục; thể hiện tư duy nhạy bén của Ðảng trong việc đánh giá thời cơ, đánh giá về so sánh lực lượng cách mạng giữa ta và địch, nắm vững quy luật vận động của chiến tranh; tính quy luật tất yếu có áp bức dân tộc, có đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Tầm vóc tư duy chiến lược của Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: Sớm nhìn thấy quy luật vận động cách mạng, chủ động dự báo thời cơ cách mạng, nhanh chóng triển khai thực hiện để thúc đẩy tiến trình cách mạng.
Qua thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, vấn đề chủ động dự đoán thời cơ và nắm bắt thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945 được thể hiện ở một số nội dung chính sau:
Một là, phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao, các lực lượng trung gian ngã về phía cách mạng.
Thực tế, trong một thời gian ngắn khoảng 5 tháng, đã có 3 cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp như khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940); binh biến Đô Lương (1/1941), điều này đã chứng tỏ thái độ của quần chúng nhân dân đã sẵn sàng đứng về phía cách mạng. Tiếp theo cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi mạnh mẽ, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia ở khắp thành thị và nông thôn, cùng với các cuộc khởi nghĩa từng phần đã nổ ra ở nhiều vùng nông thôn như Ba Tơ, Đông Triều, Nghĩa Lộ… đã có tác dụng tích cực và hiệu quả, góp phần thúc đẩy điều kiện khởi nghĩa trong cả nước mau chóng chín muồi. Đây chính là bước tạo thế và lực mới để sẵn sàng đón thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa.
Hai là, phát xít Nhật, kẻ thù cụ thể, duy nhất của nhân dân Đông Dương đã đầu hàng Liên Xô và Đồng minh không điều kiện, mở ra cơ hội “ngàn năm có một”.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) thì kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng minh không điều kiện. Thời cơ của cách mạng tháng Tám đã đến, thời cơ này chỉ tồn tại trong một thời gian rắt ngắn - từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Trong tình thế ngặt nghèo, Đảng ta phải hết sức khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời cơ thuận lợi. Nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt, có thể tổn thất lớn và khó giành thắng lợi, chính quyền cách mạng chưa thể thành lập trong toàn quốc. Nếu để muộn hơn, khi Đồng minh đã vào Đông Dương thì tình hình trở nên “vô cùng nguy hiểm”.
Như vậy, Ðảng ta đã chọn đúng thời cơ "nổ ra đúng lúc" giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Đây là một khoa học, một nghệ thuật, nhờ đó sức mạnh của toàn dân được nhân lên, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước một cách nhanh, gọn, không đổ máu và thành công triệt để.
Ba là, Chính phủ Trần Trọng Kim, tay sai của phát xít Nhật hoang mang đến cực độ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định “Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. [9]
Bốn là, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuẩn bị đầy đủ về lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, sẵn sàng lãnh đạo quần chúng Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Quá trình chuẩn bị kiên trì, chu đáo, toàn diện của Đảng và nhân dân ta cả về chủ trương, đường lối; về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang… không chỉ thể hiện tinh thần chủ động cách mạng mà còn trực tiếp góp phần tạo nên thời cơ cách mạng cũng như thúc đẩy thời cơ cách mạng nhanh chóng chín muồi. Quá trình này bắt đầu từ khi thành lập Đảng, công tác chuẩn bị lực lượng càng gấp rút và khẩn trương khi cuộc chiến tranh thế giới II bùng nổ, và sau Hội nghị Trung ương 8, với quyết tâm phải dành cho được độc lập, tự do, Đảng chỉ đạo tích cực xây dựng lực lượng cách mạng, trước hết là tập trung xây dựng lực lượng chính trị rộng khắp của quần chúng, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chủ động tạo thời cơ và đón thời cơ, nổi dậy giành chính quyền, khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa cụ thể như: Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (tức Việt Minh); xây dựng căn cứ địa cách mạng (căn cứ Việt Bắc), xây dựng và củng cố cơ sở Đảng, thống nhất lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân…gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện tạo lực, lập thế cho cách mạng, sẵn sàng nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ chín muồi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ những bước phát triển của lực lượng vũ trang và việc chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa phải phù hợp với sự phát triển của tình thế cách mạng. Vấn đề quan trọng đặt ra là phải có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn; phải chuẩn bị lực lượng đầy đủ, chủ động tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, để khi thời cơ đến có thể nhanh chóng huy động lực lượng, “chớp” thời cơ giành thắng lợi.
Ngày 13-8, Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào đã phát động và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa, đề ra những nhiệm vụ cần thiết, cấp bách trong công tác đối nội, đối ngoại sẽ thi hành sau khi giành chính quyền.
Ngày 16-8-1945 Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, thành lập Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Rõ ràng, công tác chuẩn bị chu đáo, toàn diện, bền bỉ và nhạy bén nắm bắt thời cơ mà thực chất là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan; giữa nội lực và ngoại lực; giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,…đã đóng vai trò là yếu tố nòng cốt, góp phần tạo nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Bài học dự đoán thời cơ và nắm bắt thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với những dấu son lịch sử oanh liệt: Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành độc lập trọn vẹn cho đất nước.
Phát huy thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện sau 30 năm qua đã tạo ra cho đất nước ta thế và lực mới. Tuy nhiên, cùng với những thời cơ, vận hội thuận lợi, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đang đứng trước không ít nguy cơ, thách thức lớn. Do đó, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi chúng ta cần tích cực nghiên cứu, vận dụng tốt những bài học kinh nghiệm quý báu trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đặc biệt là vấn đề “chủ động dự đoán thời cơ và nắm bắt thời cơ”- vấn đề có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, chúng ta phải tranh thủ những thời cơ, vận hội phát triển để “đi tắt đón đầu”, biết sáng tạo và tận dụng thời cơ là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
vì ngày 19/8/1945, Phát xít Nhật nhận đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, bọn tay sai hoang mang, dao động đén cực độ. Trong lúc đó quuan đồng minh chưa vào nước ta.
Như vậy khoảng thời gian sau khi Phát xít Nhật nhận đầu hàng Đồng minh và trước khi quân Đồng Minh vào nước ta là thời cơ " Ngàn năm có một" ta phải đúng dậy Tổng khởi nghĩa dành chính quyền và đứng ở tư thế của nước độc lập để tiếp Đồng Minh.
Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 cũng diễn ra đúng trong khoảng thời gian và ta dành thắng lợi nhanh chóng.
Quốc hội khóa VI, kì họp thứ nhất đã có những quyết định quan trọng: - Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất. - Quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh
người dân nhịn đói góp gạo
thanks bạn