K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giúp mik vs,mik cần gấp!!! Bài 2 : DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ II/Gia tăng dân số 1.Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thế giới giai đoạn 1950 - 1999 (sgk địa 7). 2.Từ nhận xét trên,so sánh giai đoạn đó của VN vs thế giới. 3.Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đến ngưỡng bao nhiêu % thì đc coi là bùng nổ dân số? 4.Từ đó,hãy cho bt dân số VN ở giai đoạn nào gia tăng ở mức bùng nổ dân số? 5.Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nc ta năm 1999 ở các vùng ntn? Hãy giải thích tại sao. III/Cơ cấu dân số 1.Đọc bảng 2.2 sgk/tr9,nhận xét về tỉ lệ nam nữ,cơ cấu nhóm tuổi của dân số nc ta từ 1979 - 1999,từ đó đưa ra kết luận chung về cơ cấu dân số của nc ta. 2.Hãy nêu 1 vài nguyên nhân dẫn đến cơ cấu dân số của nc ta hiện nay. Bài 3 : PHÂN BỔ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I/Mật độ dân số và phân bổ dân cư 1.Tìm mật độ dân số của nc ta năm 2019 từ đó nhận xét về mật độ dân số giai đoạn 2003 - 2019. 2.Quan sát lược đòi sgk 3.1/tr11 hãy nhận xét về sự phân bổ dân cư giữa các khu vực,các vùng miền.Sau đó cta kết luận về sự phân bổ dân cư ở nc ta ntn? II/Các loại hình quần cư 1.Xem lại đặc điểm hình thức quần cư nông thôn và quần cư đô thị (địa 7),từ đó hãy trình bày đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư dô thị ở nc ta. 2.Ngày nay,các hình thức quần cư này ở nc ta có sự thay đổi ntn? III/ Đô thị hóa 1.Dựa vào bảng 3.1 sgk/tr13, nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nc ta.Hãy cho bt tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nc ta ntn? 2.Bằng những kiến thức thực tế,e hãy đánh giá về những bất cập trong quá trình đô thị hóa ở nc ta từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục

0
26 tháng 2 2017

- Tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số:

Công thức tính:

Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất Sinh – Tỉ suất Tử = %

- Năm 1979 = 32,5 – 7,2 = 25,3 %o = 2,53 %

- Năm 1999 = 19,9 – 5,6 = 14,3 %o = 1,43 %

- Vẽ biểu đồ:

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

- Nhận xét: tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ngày càng giảm, từ 2,53% (Năm 1979) xuống còn 1,43% (năm 1999). Đây là kết quả lâu dài của quá trình nước ta thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế gia tăng dân số.

20 tháng 12 2017

a) Vẽ biểu đồ

 

Biểu đồ thể hiện quy mô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta, giai đoạn 1960 – 2009

 

 

 

 

 

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Trong giai đoạn 1960 - 2009:

- Dân số nước ta tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng khá nhanh, từ 30,2 triệu người (năm 1960) lên 86,0 triệu người (năm 2009), tăng 55,8 triệu người (tăng gấp 2,85 tần), trung bình tăng 1,14 triệu người/năm.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, từ 3,9% (năm 1960) xuống còn 1,1% (năm 2009), giảm 2,8% .

* Giải thích

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm là do tác động của chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình và nhận thức của người dân được nâng cao làm giảm nhanh tỉ lệ sinh, kéo theo gia tăng dân số giảm.

- Dân số nước ta tăng khá nhanh mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm là do gia tăng dân số giảm nhưng vẫn dương, quy mô dân số ngày càng lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ đông, nên dân số hàng năm vẫn tăng nhanh. 

24 tháng 2 2017

- Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta :

      + Từ 1954 đến 2003, dân số nước ta tăng nhanh liên tục.

      + Tỉ lệ gia tăng dân số có sự thay đổi qua từng giai đoạn: giai đoạn 1954 – 1960 dân số tăng rất nhanh là do có những tiến bộ về y tế, đời sống nhân dân được cải thiện làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm; giai đoạn 1976 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng vì : dân số nước ta đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

24 tháng 10 2018

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

      + Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (1192 người / km2), tiếp theo là Đông Nam Bộ, sau đó là Đông bằng sông Cửu Long, và thấp nhất là Tây Bắc.

      + Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửư Long, Đông Nam Bộ.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.

13 tháng 12 2021

Giảm tỉ lệ gia tăng dân số:
- Ổn định số dân
- Nhu cầu đáp ứng đầy đủ hơn
- Thất nghiệp giảm
- Hạn chế ô nhiễm môi trường
- An ninh chặt hơn

Thay đổi cơ cấu kinh tế:
- Chuyển dần sang dịch vụ
- Tăng nhanh kinh tế nước nhà
- Cạnh tranh với dịch vụ các nước lớn
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

13 tháng 12 2021

– Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999.

– Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999.

Thời kì 1979 – 1999 có sự biến đổi như sau: tỉ lệ nữ lớn hơn tỉ lệ nam; tỉ lệ dân số nam nữ có sự thay đổi theo thời gian, tỉ lệ nam ngày càng tăng, tỉ lệ nữ ngày càng giảm.

– Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999 có sự biến đổi theo hướng: nhóm 0 – 14 giảm; nhóm tuổi 15 – 59 tăng; nhóm tuổi 60 trở lên tăng.

18 tháng 11 2018

- Vùng đồng bằng ven biển:

      + Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. + Hoạt động kinh tế: Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

- Vùng đồi núi phía tây:

      + Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.

      + Hoạt động kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

8 tháng 5 2018

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần (năm 2012).

+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.

Giải thích: Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

• Lịch sử khai thác lãnh thổ.

• Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến năm 2012, mật độ dân số của các vùng nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

+ Tây Nguyên có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đốn là vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,... ; Trung du và miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong  vùng.

+ Các vùng có tốc độ tăng cao hơn mức trung hình cả nước: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại thấp hơn.

Giải thích: Do sự tác động của nhiều yếu lố:

• Quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.

• Chuyển cư.

• Sự phát triển của nền kinh tế

1 tháng 4 2017

- Nhận xét: tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm qua các năm.

b) Hướng dẫn vẽ biểu đồ :

- Vẽ biểu đồ đường. Trên cùng trục toạ độ, vẽ hai đường: một đường thể hiện tỉ suất tử, một đường thể hiện tỉ suất sinh. Khoảng cách giữa hai đường đó chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 - 1999 có sự biến đổi như sau:

+ Nhóm tuổi 0-14 giảm.

+ Nhóm tuổi 15-59 tăng.

+ Nhóm tuổi 60 trở lên tăng.

- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 - 1999 có sự biến đổi theo hướng:

+ Tỉ lệ nam trong tổng số dân tăng chậm từ 1979 đến 1989, sau đó tăng nhanh hơn từ 1989 đến 1999, nhưng vẫn chậm.

+ Tỉ lệ nữ trong tổng số dân giảm từ năm 1979 cho đến năm 1999.

+ Trong cơ cấu theo giới cả ba năm 1979, 1989, 1999, tỉ lệ nữ đều cao hơn tỉ lệ nam.

17 tháng 12 2020

* Gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh do:

- Dân số nước ta đông, cơ cấu dân số trẻ nên số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên mặc dù giảm nhưng vẫn ở mức cao (trên 1%) nên dân số vẫn tăng lên.

14 tháng 8 2022

cơ cấu danan số của việt nam là cơ cấu dân số vàng nha