K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2019

có nek hiha

10 tháng 6 2019

Có, v đề đâu cc

25 tháng 2 2017

cầu mong cho bn thi được kết quả như ý muốn

25 tháng 2 2017

mong bạn thi tốt nhé!

25 tháng 9 2017

- Khớp động có cử động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng và giữa có bao chứa dịch khớp.
- Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.
-Nêu đặc điểm của khớp bất động: Có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa khít với nhau nên khớp bất động không cử động được.

25 tháng 9 2017

Vì cấu tạo của khớp bán động có thêm 1 đĩa sụn hạn chế cử động của khớp.

13 tháng 2 2017

Tại Việt Nam, các bệnh về đường tiêu hóa đứng đầu nhóm các bệnh nội khoa.

22/09/2016

Trong đó, rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp nhất song nhiều người vẫn chưa biết cách phòng tránh.

Hệ tiêu hoá của con người là một ống cơ dài đi từ miệng tới hậu môn và các cơ quan phụ đổ chất tiết vào ống tiêu hóa. Đó là các tuyến nước bọt, túi mật và tuyến tuỵ. Bộ máy tiêu hóa có bốn công việc chính: vận chuyển, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hoá; tiêu hóa thức ăn thành những phần nhỏ hơn; hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa (chủ yếu diễn ra ở ruột); chuyển hoá các thức ăn đã được hấp thụ thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (chủ yếu diễn ra ở gan).

Để hoàn thành các chức năng trên, hệ tiêu hóa thực hiện các hoạt động nhào bóp, tiết dịch tiêu hóa, hấp thụ và đào thải. Do "đảm nhiệm" nhiều trọng trách nên các triệu chứng bệnh thường gặp của bộ máy tiêu hoá rất đa dạng, rải dọc theo ống tiêu hóa.

Dưới đây là một số biểu hiện bệnh tiêu hóa thường gặp:

1. Đau: đây là triệu chứng rất hay gặp và quan trọng, luôn là chỉ điểm cho một tổn thương nhất định nào đó.

2. Rối loạn về nuốt: có thể là nuốt khó vì không đưa thức ăn vào thực quản được, hoặc đã vào thực quản nhưng khó đi tiếp xuống dưới, bị tắc nghẹn ở một chỗ nào đó. Cũng có thể là bị đau khi nuốt, đau ở phần họng hay đau ở chỗ dừng của thức ăn.

3. Nôn và buồn nôn: nôn là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài. Còn buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.

4. Ợ: là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày, thực quản, kể cả chất hơi đi ngược lên miệng; là do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hóa. Ợ có nhiều trạng thái phân biệt khác nhau: ợ hơi, ợ nước chua, ợ nước, ợ nước đắng và ợ cả thức ăn.

5. Rối loạn về phân: thể hiện những rối loạn về vận động, tiêu hoá hay hấp thụ. Có thể có các biểu hiện sau đây:

- Khối lượng phân: quá nhiều hoặc quá ít; số lượng lần đi ngoài trong ngày cũng quá ít hay quá nhiều.

- Táo bón: phân khô, rắn và thường kèm theo bị đau bụng, chướng hơi. Táo bón là một trong những bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa mà hầu hết ai cũng đã từng một lần mắc phải trong cuộc đời. Mặc dù nó chỉ xảy ra tạm thời, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu để tình trạng táo bón trong thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng như chảy máu trực tràng, trầy sướt hậu môn, sa trực tràng, hoặc bệnh trĩ, viêm đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng. Hiện nay, việc điều trị táo bón chủ yếu là thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi kết hợp với dùng probiotics.

- Tiêu chảy: phân nát, lỏng; sự tống phân nhanh và phân có nhiều nước. Trong các bệnh về đường tiêu hóa, thì tiêu chảy là một trong những bệnh lý thường gặp và phổ biến nhất. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự nhiễm khuẩn gây hại như E.coli, Vibrio, Shigella,…từ thực phẩm không vệ sinh, chúng làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, và tạo điều kiện cho những vi sinh gây hại phát triển tạo độc tố gây tiêu chảy. Mục tiêu hàng đầu trong điều trị bệnh tiêu chảy ngoài việc bù nước thì việc cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột là rất cần thiết. Chính vì vậy bác sĩ thường kê toa thêm men vi sinh (probiotics) để nhanh chóng phục hồi đường ruột.

- Phân sống: phân còn chứa thức ăn chưa được tiêu hóa trọn vẹn.

- Phân có mủ, máu, bọt: những trường hợp này thường là do nhiễm trùng. Rối loạn về đại tiện, gây khó đại tiện, đau hậu môn khi đại tiện hay mót rặn.

6. Rối loạn về sự thèm ăn: không có cảm giác thèm ăn, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng và đắng miệng.

7. Hiện tượng đầy hơi trong ống tiêu hóa: biểu hiện thường thấy là trung tiện (đánh rấm) nhiều hay không trung tiện được hoặc là sôi bụng.

8. Hiện tượng chảy máu tiêu hóa: người bệnh nôn ra máu đỏ xẩm hoặc đỏ tươi, đôi khi kèm theo thức ăn hoặc đi ngoài ra máu tươi hay đen, nhầy máu như máu cá.

9. Hội chứng kém hấp thụ: biểu hiện trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ và chất thịt.

cách bảo quản

+ thực phẩm cần đc rửa sách trước khi cho vào tủ lạnh

+cần cho thịt cá tươi vào túi nilon

+ chú trọng thời giạn bảo quản

+ nên để nhiệt độ ngăn đá -18 độ C

+để csawn nơi khô ráo thoáng mát

...

trên mạng đầy

17 tháng 2 2017

Bệnh : Rối loạn tiêu hóa ; tiểu đường ; viêm loét dạ dày ; trào ngược axit...

Cách bảo quản thức ăn : Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo ; cất trong tủ lạnh để giữ nhiệt ; úp giá tránh để ruồi, nhặng côn trùng bay vào

29 tháng 4 2017

Nguyên nhân:- dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt I-ốt trong cơ thể gây ra

Triệu chứng:- chủ yếu là to tuyến giáp.

- Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.

Hậu quả:- Đối với bướu ác tính tuyến giáp nếu không điều trị kịp thời các tế bào ung thư lan tràn ra ngoài có thể gây di căn nhiều cơ quan dẫn đến tử vong.
Chúc bạn sức khỏe!haha

29 tháng 4 2017

1.

- Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt I-ốt trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ I-ốt là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ thực chất là căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh. Bình thường, cơ thể con người thu nhận một số I-ốt vô cơ vào dinh dưỡng cho tuyến giáp trạng. Có một lý do nào đó, tuyến giáp trạng không nhận được đầy đủ hàm lượng I-ốt nên đã tạo thành kích thích tố tuyến giáp trạng dẫn đến hiện tượng sự bài tiết sẽ tụt giảm. Vì nguyên nhân này, tuyến giáp trạng phải tăng thêm kích thước để sản xuất hoóc-môn, biến thành sưng to, gọi là bướu ở cổ.

- Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.

- Do dùng thuốc và thức ăn: do dùng kéo dài một số loại thuốc như: muối Lithium (dùng trong chuyên khoa tâm thần), thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa I - ốt như: thuốc cản quang, thuốc trị hen, thấp, khớp, chống loạn nhịp v.v…Do ăn nhiều thức ăn ức chế tổng hợp hoóc-môn giáp như các loại rau họ cải, măng , sắn,…

Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị nguy cơ bướu cổ. Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa vẫn là bổ sung đầy đủ vi lượng i-ốt cho bữa ăn hàng ngày. Nếu đã có dấu hiệu sưng to nên đến bác sĩ chuyên khoa hoặc viện để xạ trị hay giải phẫu.

2. Triệu chứng bệnh bướu cổ:

Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp.

Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.

Bướu cổ địa phương tính to nhỏ không chừng (rất nhỏ hoặc rất to). Theo độ to nhỏ có thể chia:

- Độ l: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn.

- Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.

- Độ 3: Bướu quá to.

Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán.

- Bướu giáp chìm: Bướu ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Bướu làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở. Bướu trong lồng ngực, X quang thấy như một u trung thất.

- Bướu dưới lưỡi: Gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.

- Bướu cổ mới bắt đầu nhỏ mặt bóng nhẵn, về sau có thể to nhỏ không chừng, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi còng quèo. Trường hợp quá to sẽ có hiện tượng chèn ép như nếu chèn ép khí quản sinh ho, khó thở, vướng cổ, chèn ép thực quản thì nuốt khó, chèn hầu họng thì khàn giọng... Có khi xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột.

8 tháng 5 2017

Vì da có vai trò rất quan trọng :

- Bảo vệ, ngăn sự phát triển của vi khuẩn và hoá chất.

- Phân chia tạo ra tế bào mới, chống tác động của tia cực tím

- Tiếp nhận và dẫn truyền kích thích

- Bài tiết chất nhờn giúp da không bị khô nẻ, không thấm nước, diệt khuẩn và bảo vệ.

- Điểu hoà thân nhiệt

- Bài tiết và giúp cơ thể toả nhiệt

- Giúp da thực hiện trao đổi chất

-Bảo vệ cơ thể chống lại các tác động cơ học, có tác dụng cách nhiệt, góp phần điều hoà thân nhiệt.

Nhưng nó lại mỏng và dễ bị tổn thương nên ta phải bảo vệ da

8 tháng 5 2017

Cám ơn nhóa

10 tháng 5 2017

I. SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI

1. Giai đoạn phân cắt và phát sinh hình thái

TOP

Ở động vật, sự phối hợp giữa một tinh trùng (giao tử đực) với một trứng (giao tử cái) trong quá trình thụ tinh sẽ cho ra một hợp tử. Trong trường hợp bình thường, hợp tử bắt đầu một loạt quá trình nguyên phân ngay sau khi được hình thành. Ở nhiều loài, trong giai đoạn phân cắt không có sự gia tăng lượng tế bào chất: chúng chỉ tạo ra một đám tế bào có kích thước nhỏ hơn (gọi là phôi bào) và tế bào chất của hợp tử được phân chia về các tế bào nầy. Tuy nhiên ở một số động vật như bò sát và chim lượng tế bào chất sẽ gia tăng khi chất dinh dưỡng từ noãn hoàng được dùng hết.

Trong giai đoạn phân cắt, nhân được tái tạo rất nhanh giữa các lần sao chép của nhiễm sắc thể (giai đoạn G của chu kỳ tế bào) và phân chia (giai đoạn M). Giai đoạn G1 và G2 không xảy ra vì tế bào trứng đã có một lượng rất lớn ADN polymerase cần cho sự sao chép nhiễm sắc thể cũng như phần lớn ARN thông tin (cần cho sự tổng hợp protein trong suốt giai đoạn phân cắt). Sự rút ngắn kỳ trung gian cho phép quay vòng nhanh giữa giai đoạn S và giai đoạn M. Cần lưu ý rằng do việc kiểm soát giai đoạn phân cắt của sự phát triển phôi tùy thuộc phần lớn vào lượng ARNm được tổng hợp ở trứng trước khi thụ tinh nên các gen của cha chỉ được thêm vào ở giai đoạn sau, còn phần lớn giai đoạn phân cắt được xác định nhờ các gen của mẹ.

Ở nhiều loài, khi sự phân cắt tiếp tục, các phôi bào bắt đầu bơm ion vào giữa khối tế bào làm nước khuếch tán vào và các phôi bào được sắp xếp thành một lớp bao quanh một xoang chứa đầy dịch gọi là xoang phôi (blastocoel). Lúc này phôi được gọi là phôi nang (blastula).

Tiếp theo là sự phát sinh hình thái bao gồm một loạt chuyển động phức tạp của các phôi bào dẫn đến việc tạo hình thái và kiểu phát triển của phôi. Cơ chế của những chuyển động nầy vẫn còn được biết rất ít: có lẽ do ảnh hưởng của sự tương tác giữa các vi sợi actin và vi sợi myosin làm thay đổi hình dạng tế bào, đặc biệt là sự thay đổi trong ái lựûc giữa các tế bào kế cận.

2. Giai đoạn sau của sự phát triển phôi

TOP

Sự phôi vị hóa và sự hình thành phôi thần kinh cung cấp các tổ chức để định dạng cho phôi trong giai đoạn phát triển sớm. Về sau phôi phải được biến đổi để trở thành một động vật phát triển đầy đủ khi được sinh ra. Các mô và cơ quan được thành lập, hệ tuần hoàn nhanh chóng hoạt động, bốn chi phát triển, hệ thần kinh được thiết lập... Các đặc tính phức tạp và chính xác của những biến đổi nầy xảy ra tuần tự.

Thí dụ: khoảng 43 cơ, 29 xương và hàng trăm con đường liên hệ thần kinh được hình thành ở cánh tay và bàn tay của mỗi người. Ðể thực hiện chức năng, tất cả các thành phần nầy phải liên hệ chặt chẽ với nhau.

Tuy nhiên, quá trình phát triển tạo ra tất cả những thay đổi nầy tương tự như ở giai đoạn sớm của sự phát triển phôi: sự phân chia, sự tăng trưởng, sự phân hóa của tế bào và các hoạt động phát sinh hình thái. Sự tăng cường phân cắt ở vùng nầy và giảm phân cắt ở vùng khác xen kẻ nhau. Các phương thức tăng trưởng của tế bào tạo ra những thay đổi quan trọng trong kích thước và hình dạng tế bào. Qua sự phân hóa, các tế bào có thể giảm thể tích, trở nên hiệu quả hơn trong việc thực hiện chức năng. Sự gấp nếp và tạo túi hình thành các mầm của phổi và tuyến, của mắt và bàng quang. Ngay cả sự chết của tế bào cũng giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của sinh vật : ngón tay và ngón chân được tách ra nhờ các tế bào chết nằm giữa chúng.

Trong tổ chức của sự phát triển có sự đơn giản hóa: khi dây sống và dãi nguyên thủy được thành lập đầy đủ (khoảng vài ngày sau khi thụ tinh ở chim), một cụm tế bào cách nhau đều đặn gọi là đốt thân (somite) bắt đầu xuất hiện dọc theo giữa lưng. Ở động vật có xương sống, mỗi cặp đốt thân tạo ra một đốt sống, từ đó phát sinh dây thần kinh, cơ, xương và các cấu trúc khác (Hình 7).

Hình 7. Sự thành lập đốt thân ở phôi gà

Chi tiết về các sự kiện xảy ra trong suốt quá trình phát triển phôi ở giai đoạn sau thuộc lãnh vực của ngành phôi sinh học (embryology), không được đề cập ở đây. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các sự kiện biến đổi hình thái của phôi vị ở cá, thỏ và cả ở người có những khác biệt tùy thuộc vào bộ máy di truyền của phôi vị: các sự kiện phát triển được chương trình hóa khác nhau ở mỗi loài.

Một vấn đề thú vị của sự phân hóa trong chương trình phát triển của các loài khác nhau được lưu ý ở đây. Chẳng hạn phôi người ở giai đoạn đầu có đuôi và có các khe mang ở vùng hầu giống như phôi cá và phôi thỏ cho đến khi quá trình phát triển hình thành các tính trạng riêng biệt của mỗi loài. Khoảng 100 năm trước, một nhà khoa học người Ðức là Ernst Haeckel đã dùng các quan sát này làm bằng chứng để giải thích về nguồn gốc chung của các loài. Ông cho rằng sự phát triển của một cá thể lặp lại chi tiết quá trình tiến hóa của tổ tiên, nghĩa là quá trình phát sinh cá thể (ontogeny) là sự rút gọn quá trình phát sinh chủng loại (phylogeny). Theo giả thuyết này, phôi người giống với phôi cá vì lớp thú tiến hóa từ tổ tiên là lớp cá.

3. Sự phát triển hậu phôi

TOP

Phạm vi phát triển sau khi sinh khác biệt rất lớn giữa các loài. Một số động vật có thể hoàn toàn tự kiếm ăn khi mới được sinh ra và không cần sự chăm sóc của bố mẹ. Gà con có thể đi lại và tự kiếm ăn ngay sau khi sinh nhưng vẫn cần sự chăm sóc một ít. Một số khác còn tiếp tục phát triển sau khi sinh và phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ.

Thời kỳ phát triển sau khi sinh thường được phản ánh bởi thời gian phát triển phôi (ở động vật đẻ trứng thường có quan hệ với lượng noãn hoàng trong trứng). Ở các loài chim, loài nào có thời kỳ ấp trứng ngắn thì chim non thường yếu, chưa phát triển đầy đủ. Ngược lại, loài nào có thời kỳ ấp trứng dài thì chim non thường mạnh và phát triển đầy đủ.

6 tháng 10 2017

Vai trò của sụn tăng trưởng là làm dài xương , sụn này ở 2 đầu xương , sụn này tăng trưởng làm cho xương này dài ra để tăng trưởng chiều cao . Nếu 2 đầu sụn này không tăng trưởng nữa thì dù có tập luyện hay thêm canxi trong thực đơn hàng ngày xương cũng cũng không dài ra được nữa , chiều cao đứng lại không cao thêm được nữa . Có tăng trưởng chiều cao được hay không là nhờ sụn tăng trưởng này ở 2 đầu xương có còn tăng trưởng hay không .

6 tháng 10 2017

Vai trò của sụn tăng trưởng là làm dài xương , sụn này ở 2 đầu xương , sụn này tăng trưởng làm cho xương này dài ra để tăng trưởng chiều cao . Nếu 2 đầu sụn này không tăng trưởng nữa thì dù có tập luyện hay thêm ca n xi trong thực đơn hàng ngày xương cũng cũng không dài ra được nữa , chiều cao đứng lại không cao thêm được nữa . Có tăng trưởng chiều cao được hay không là nhờ sụn tăng trưởng này ở 2 đầu xương có còn tăng trưởng hay không .

8 tháng 5 2017

bệnh lậu

bệnh giang mai