Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa: địa điểm đến là nhà tù Hỏa Lò
+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: rất vui vì học được thêm rất nhiều điều
2. Thân bài
- Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…).
+ Thời tiết: Hôm đó là thứ bảy - một ngày đẹp trời đầy nắng và gió tạo tâm trạng thoải mái và dễ chịu
+ Địa điểm: Nhà tù Hỏa Lò nằm ở số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi đây được mệnh danh là “địa ngục trần gian” - được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ các chiến sĩ cách mạng quan trọng của Việt Nam.
+ Đến nơi: Đầu tiên là mua vé vào cửa. Sau đó, chúng tôi lần lượt có các khu vực nhà giam gồm có một nhà dùng cho việc canh gác; một nhà dùng làm bệnh xá; một nhà dùng làm nhà thương bố thí; hai nhà dùng để giam bị can (chưa thành án); một nhà dùng để làm phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da; năm nhà dùng để giam tù nhân đã thành án; bốn trại xà lim để giam tử tù, tù nhân nguy hiểm, tù nhân vi phạm nội quy nhà tù. Ở mỗi khu vực nhà giam đều có những bảng chú thích để người xem hiểu rõ hơn.
- Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc…)
+ Đặc biệt ấn tượng nhất khi đến nhìn tham quan nhà giam dành cho tù nhân phạm tội tử hình. Chiếc máy chém dành cho phạm nhân tử hình sẽ khiến bất cứ ai nhìn thấy lạnh sống lưng
+ Qua đó tôi hiểu được một phần nào sự hi sinh của các chiến sĩ cách mạng cho Tổ quốc và tội ác chiến tranh của thực dân Pháp
=> chân quý nền hòa bình ngày hôm nay
Những nhà giam nhỏ bé, chật hẹp với bốn bức tường dày không có gì lọt qua được cũng khiến tôi cảm thấy ám ảnh.
3. Kết bài
Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan, di tích lịch sử văn hóa: em đã học được rất nhiều điều, hiểu biết thêm về lịch sử và sự tàn ác của chiến tranh. Có dịp em sẽ dẫn gia đình đến thăm nhà tù Hỏa Lò một lần nữa
Trong các năm học dưới mái trường Tiểu học thân yêu, em cũng được cùng trường và bạn bè đi chơi nhiều nơi hơn nhưng về kỉ niệm đi dã ngoại ở đền vua Đinh, vua Lê ở Hoa Lư, Ninh Bình luôn để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Vào một buôi sớm đầu thu, tiết trời còn đang se lạnh. Ngay lúc đằng đông còn ửng hồng như thoa phấn, ông mặt trời đang quấn mình trong tấm chăm mây thì bác đồng hồ già nua gọi em dậy sớm. Em choàng tỉnh dậy , đánh răng, rửa mặt, xách cặp chất đầy đồ ăn, nước uống và dắt xe tới trường. Trong lòng em thật háo hức vì hôm nay được đi chơi với trường. Càng nghĩ em càng đạp nhanh hơn.
Cổng trường chật ních ko thiếu dáng ai, hàng xe
Tham khảo:
Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng
Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ. Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". - Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Tẩu Lộ (Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này. Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân. Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"
Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-cam-nhan-ve-dong-cam-xuc-cua-nhan-vat-toi-h1993
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
Tôi là một đứa trẻ may mắn, tôi được sinh ra trong một gia đình khá giả, được hưởng trọn vẹn tình thương của cha mẹ. Bố mẹ thường lo cho tôi mọi thứ, nên ngoài việc học tôi chưa biết gì. Nhưng từ lần sinh nhật lần thứ 13 của tôi, bố mẹ đã bắt đầu để tôi tự lập, tôi thấy mình đã khôn lớn.
Việc đầu tiên mà ba mẹ để tôi tự lập đó là tự đạp xe đến trường. Lần đầu tiên được một mình đạp xe đi trên con đường quen thuộc mà tôi mang một tâm trạng vô cùng phấn khích. Hàng cây hai bên đường tỏa bóng mát, chim chóc hót líu lo trên cành. Một làn gió nhẹ thổi lên má lên tóc làm cho tôi thấy khoan khoái trong người. Tôi nhận thấy tự đạp xe đi học thật thú vị. Bao nhiêu năm qua tôi sống trong sự bao cọc của bố mẹ, mỗi lần đi học đều ngồi sau xe bố mẹ, và không có thời gian ngắm những cảnh vật xung quanh. Tôi không có cơ hội để cảm nhận vẻ đẹp của con đường ấy.
Từ lần đó, tôi bắt đầu đi xe đạp thường xuyên. Con đường từ nhà tôi đến trường không xa lắm, chỉ khoảng 2km và không đông đúc như các khu phố khác. Tôi thích nhất mỗi khi trời đổ mưa, được đạp xe dưới những giọt nước trời, hơn nữa những hạt mưa hắt vào mặt. Mỗi lần như thế tôi thấy đôi chân mình săn chắc hơn. Khi đã đi quen xe một mình, không lâu sau đó tôi xin phép bố mẹ cho tôi tự đạp xe đến những nơi mà tôi thích. Và tôi đã bắt đầu được tự mình khám phá thế giới xung quanh. Từ trên cao nhìn xuống thành phố, tôi chứng kiến được vẻ đẹp của thành phố mình, tôi thấy thật đáng tự hào. Thời gian theo ngày tháng trôi qua, tôi thấy mình như hòa vào nhịp sống thành phố. Hơn nữa là tôi lại thấy mình đã lớn hơn trong suy nghĩ lẫn hành động. Mỗi buổi sáng thức dậy, không còn để mẹ đánh thức dậy mà tự biết xuống giường tự xếp mùng mền gọn gàng, và phụ mẹ bữa ăn sáng. Sau khi ăn sáng tôi tự biết rửa chén bát của mình. Ngày đó, khi chuẩn bị đến lớp, tôi thường xuyên quên dụng cụ học tập vì sau khi hoc xong tôi lên giường ngủ ngay. Còn bây giờ, mỗi ngày sau khi học xong tôi cẩn thận xem thời khóa biểu và soạn sách vở vào cặp. Đầu niên học năm nay, tôi chẳng còn quên hay bị ba mẹ nhắc nhở.Nhiều lần bạn bè trong lớp rủ tôi đi chơi.Tôi mạnh dạn từ chối.Vì tôi sợ bị mất bài hôm nay, sẽ dẫn đến không hiểu bài. Hơn nữa là, ba mẹ buồn, thầy cô trách mắng, tôi đã chiến thắng bản thân.Tôi dần nhận thấy mình có nhiều thay đổi từ biết sắp xếp giờ học, không vội vã,cẩn thận với mọi việc làm có trách nhiệm.Trong sinh hoạt hằng ngày ngại làm phiền ba mẹ, anh chị. Từng ngày trôi qua tôi biết quan tâm đến người thân. Tôi biết dạy em học; biết đọc báo cho ông bà nghe; và chia sẻ với mọi người mỗi khi họ có niềm vui và nỗi buồn.
Theo dòng thời gian tôi thấy mình khôn lớn hơn. Tin vào bản thân và gia đình, nghĩ về tương lai về nghề nghiệp vững chắc, giúp ích cho gia đình và xã hội, được cống hiến cho đất nước.
Dấu ấn để chứng tỏ tôi đã khôn lớn được hình thành từ những điều nhỏ bé như vậy đó, giờ đây tôi đã khôn lớn và trưởng thành hơn rất nhiều. Giá ba mẹ để tôi tự lập sớm hơn tôi đã có thể giúp ba mẹ rất nhiều rồi. Các bạn nhỏ hãy tập làm người lớn, hãy tự lập trong cuộc sống để mình trưởng thành hơn, có ích cho xã hội hơn.
Tôi là một đứa trẻ may mắn, tôi được sinh ra trong một gia đình khá giả, được hưởng trọn vẹn tình thương của cha mẹ. Bố mẹ thường lo cho tôi mọi thứ, nên ngoài việc học tôi chưa biết gì. Nhưng từ lần sinh nhật lần thứ 13 của tôi, bố mẹ đã bắt đầu để tôi tự lập, tôi thấy mình đã khôn lớn.
Việc đầu tiên mà ba mẹ để tôi tự lập đó là tự đạp xe đến trường. Lần đầu tiên được một mình đạp xe đi trên con đường quen thuộc mà tôi mang một tâm trạng vô cùng phấn khích. Hàng cây hai bên đường tỏa bóng mát, chim chóc hót líu lo trên cành. Một làn gió nhẹ thổi lên má lên tóc làm cho tôi thấy khoan khoái trong người. Tôi nhận thấy tự đạp xe đi học thật thú vị. Bao nhiêu năm qua tôi sống trong sự bao cọc của bố mẹ, mỗi lần đi học đều ngồi sau xe bố mẹ, và không có thời gian ngắm những cảnh vật xung quanh. Tôi không có cơ hội để cảm nhận vẻ đẹp của con đường ấy.
Từ lần đó, tôi bắt đầu đi xe đạp thường xuyên. Con đường từ nhà tôi đến trường không xa lắm, chỉ khoảng 2km và không đông đúc như các khu phố khác. Tôi thích nhất mỗi khi trời đổ mưa, được đạp xe dưới những giọt nước trời, hơn nữa những hạt mưa hắt vào mặt. Mỗi lần như thế tôi thấy đôi chân mình săn chắc hơn. Khi đã đi quen xe một mình, không lâu sau đó tôi xin phép bố mẹ cho tôi tự đạp xe đến những nơi mà tôi thích. Và tôi đã bắt đầu được tự mình khám phá thế giới xung quanh. Từ trên cao nhìn xuống thành phố, tôi chứng kiến được vẻ đẹp của thành phố mình, tôi thấy thật đáng tự hào. Thời gian theo ngày tháng trôi qua, tôi thấy mình như hòa vào nhịp sống thành phố. Hơn nữa là tôi lại thấy mình đã lớn hơn trong suy nghĩ lẫn hành động. Mỗi buổi sáng thức dậy, không còn để mẹ đánh thức dậy mà tự biết xuống giường tự xếp mùng mền gọn gàng, và phụ mẹ bữa ăn sáng. Sau khi ăn sáng tôi tự biết rửa chén bát của mình. Ngày đó, khi chuẩn bị đến lớp, tôi thường xuyên quên dụng cụ học tập vì sau khi hoc xong tôi lên giường ngủ ngay. Còn bây giờ, mỗi ngày sau khi học xong tôi cẩn thận xem thời khóa biểu và soạn sách vở vào cặp. Đầu niên học năm nay, tôi chẳng còn quên hay bị ba mẹ nhắc nhở.Nhiều lần bạn bè trong lớp rủ tôi đi chơi.Tôi mạnh dạn từ chối.Vì tôi sợ bị mất bài hôm nay, sẽ dẫn đến không hiểu bài. Hơn nữa là, ba mẹ buồn, thầy cô trách mắng, tôi đã chiến thắng bản thân.Tôi dần nhận thấy mình có nhiều thay đổi từ biết sắp xếp giờ học, không vội vã,cẩn thận với mọi việc làm có trách nhiệm.Trong sinh hoạt hằng ngày ngại làm phiền ba mẹ, anh chị. Từng ngày trôi qua tôi biết quan tâm đến người thân. Tôi biết dạy em học; biết đọc báo cho ông bà nghe; và chia sẻ với mọi người mỗi khi họ có niềm vui và nỗi buồn.
Theo dòng thời gian tôi thấy mình khôn lớn hơn. Tin vào bản thân và gia đình, nghĩ về tương lai về nghề nghiệp vững chắc, giúp ích cho gia đình và xã hội, được cống hiến cho đất nước.
Dấu ấn để chứng tỏ tôi đã khôn lớn được hình thành từ những điều nhỏ bé như vậy đó, giờ đây tôi đã khôn lớn và trưởng thành hơn rất nhiều. Giá ba mẹ để tôi tự lập sớm hơn tôi đã có thể giúp ba mẹ rất nhiều rồi. Các bạn nhỏ hãy tập làm người lớn, hãy tự lập trong cuộc sống để mình trưởng thành hơn, có ích cho xã hội hơn.