K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2017

haha

7 tháng 11 2017

yeu

5 tháng 10 2017
Phần kết Cái chết của cô bé bán diêm

- Những điều mọi người nhìn thấy: có một cô bé đã chết trong một xó tường với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.

- Những điều mọi người không biết: thực ra cô bé đó đã chết vì đói, vì rét trong đêm giao thừa.

(1) Thời gian: vào đêm giao thừa.

Không gian: trời băng, đất giá, gió, tuyết bay đầy đường.

(2) Những hình ảnh tương phản:

+ Trời băng, đất tuyết >< đầu trần, chân đất.

+ Những bữa tiệc no đủ >< Bụng đói cồn cào.

+ Mọi người quây quần, sum họp >< Một mình bơ vơ trên phố.

- Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh tương phản như thế nhằm mục đích cho ta thấy được hình ảnh của cô bé bán diêm đáng thương, cho ta biết những khao khát của em về một cuộc sống tốt đẹp. Đó cũng chính là những mong ước chân thành, giản dị và chính đáng của bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian này.

(3) Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) lại diễn ra theo trình tự hợp lí vì do trời rét, cô bé lại vừa quẹt que diêm nên nghĩ ngay đến lò sưởi, tiếp đó cô đói nên mộng tưởng đến bàn ăn với ngỗng quay lúc bấy giờ, sau bức tường nhà nhà đang đón giao thừa nên cây thông Nô-el hiện lên. Lúc đó cô bé nhớ đến mình từng hạnh phúc lúc có bà, nên hình ảnh bà nội em hiện lên.

(4) Những điều gắn với thực tế, những điều gắn với mộng tưởng:

- Lần quẹt diêm thứ nhất: hiện lên lò sưởi -> mộng tưởng gắn với thực tế.
- Lần quẹt diêm thứ hai:
+ thấy bàn ăn có con ngỗng quay -> mộng tưởng gắn với thực tế.
+ con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa -> chỉ là mộng tưởng.
- Lần quẹt diêm thứ ba: Cây thông noel hiện lên rực rỡ với rất nhiều nến -> mộng tưởng gắn với thực tế.
- Lần quẹt diêm thứ tư: Hình ảnh bà hiền dịu, nắm tay em bay lên trời ->chỉ là mộng tưởng

c) Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm:

- Nghệ thuật: Sự dụng nghệ thuật đối lập, tương phản đan xen với thực tế và mộng ảo, mang đậm yếu tố cổ tích.

- Nội dung: Tác phầm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.

P/s: Đúng tick mk nhoa vui

6 tháng 10 2017

cũng có thể là đúng

24 tháng 9 2017

“ Bạn “ là một từ để chi người có thời gian gắn bó ta trong 1 thời gian dài và giữa ta và họ có một sợi dây ràng buộc được gọi là “ tình bạn “có thể nó sinh ra chỉ đơn giản như C.S.Lewis đã nói :Tình bạn nảy sinh ngay khi người này nói với kia “ Ủa ! Bạn cũng vậy sao ? Tôi tưởng chỉ có mình tôi mới như thế “ .Trong cuộc sống này , mỗi người sẽ có một khái niệm riêng về tình bạn và cũng hiểu được tầm quan trọng của nó vì nếu không có tình yêu thì có thể tưởng tượng được nhưng nếu không có bạn thì thật là khó suy nghĩ, có thể đó cũng là lý do dễ hiểu sao ai cũng có bạn .Họ có thế nghe thấy bài ca từ trong tim ta, để rồi hát lại cho ta khi ta không còn nhớ gì về nó nữa .Và nếu bạn làm sai điều gì thì những người bạn sẽ giúp cho bạn thấy rõ điều đó. Bạn là người luôn đồng hành với ta để có thể nắm lấy đôi tay ta mỗi khi ta vấp ngã và có thể cũng là người cuối cùng để làm điểm tựa để ta đứng lên. Nếu một ai đó hỏi tôi rằng : Phải chăng “ Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi “ ? Thì câu trả lời mà người đó sẽ nhận được từ tôi là : Có thể là vậy ! . Tôi chắc rằng một người bạn thật sự sẽ “ đến với ta “ trong mọi hoàn cảnh dù là éo le ra sao , họ làm vậy chỉ đơn giản vị họ là bạn , hoàn toàn không nghĩ đến lợi ích cá nhân, với bằng trái tim của một người bạn chân thành niềm vui của ta cũng sẽ là niềm vui của họ cũng như nỗi bùn . Đừng thấy lạ nếu bạn bắt gặp cảnh một người cõng người bạn dị tật trên lưng để đến trường mặc dù đó là việc không dễ làm chút nào, động lực để người đó làm được điều như thế chính là tình bạn chân thành , vì người đó nghĩ rằng hạnh phục được đi học của bạn cũng chính là hạnh phúc của mình. Trong cuộc sống có lắm khó khằn, chông gai đôi khi ta phải vượt bằng chính đôi chân của mình nhưng cũng có lúc phải có sự chấp cánh từ người bạn thân, không cần ta gọi, họ cũng luôn ở cạnh ta để giúp đỡ và chỉ mong ở ta một nụ cười. Thế nhưng đôi khi đời không cho ta người bạn như thế , có những người bạn chân thành mà cũng có những người bạn dối gian . Họ là những người làm bạn với ta chi vì lợi ích cá nhân, đây là những người mà lúc ta cần sự giúp đỡ họ lại lảng tránh, vậy đến khi họ gặp khó khăn thì họ lại gọi ta, buồn thay cho những ai có người bạn như thế. Vậy nên liệu có ai “đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi “ phụ thuộc rất nhiều vào những tình bạn mà ta đang sở hựu có chân thành hay không mà thôi . Những tình bạn dựa trên những lợi ích cá nhân , lòng ích kỷ sẽ cho ta những người bạn giả tạo . Bạn như thế chỉ mang lại cho cuộc sống của ta thêm những vết đau mà thôi , sẽ đau hơn nếu họ còn lấy tình bạn ra làm trò đùa. Chúng ta cần lên án và tránh những tình bạn như thế .Đương nhiên trái với những người bạn xấu thì đâu đó cũng có những người bạn chân thành nhưng họ đôi khi không thể hiện điều đó và chỉ khi nào ta cần thì họ mới xuất hiện để giúp đỡ, giống như những ngôi sao chỉ sáng khi trong bầu trời đêm tối mà thôi. Những tình bạn như vậy thiêng liêng hơn bao giờ hết, tình cảm này sẽ nới rộng niềm hạnh phúc và buộc nhỏ lại nỗi bùn của ta . Một tình bạn thật sự có thể đánh thức được cả tình cảm của người khác dù nó có sắc đá đến đâu. Qua bao nhiêu thế kỷ, tình bạn của những người bạn chân thành luôn là thứ mà thơ ca luôn ca ngơi, càng thấy rõ được trong lòng mỗi chúng ta luôn cần một người bạn thật sự bên cạnh mình . Theo Proverbe Malgache : “ Thà mất ít tiền còn hơn mất một ít tình bạn “.có thể nói khi sở hữu được một tình bạn thật sự là ta đã sở hữu cả một kho tàng. Để có được những người bạn đến với ta khi ta khó khăn , điều này phụ thuộc vào chính bản thân ta . Tình bạn cũng là hương vị của cuộc sống nên ta cũng phải biết chọn lựa hay nói cách khác ta phải chọn bạn như chọn đồ quý, ít nhưng phẩm chất cao.Ta đừng hấp tấp kết bạn mới mà cũng đừng vội vàng bỏ bạn cũ, vì có được người bạn tốt đã khó việc giữ tình bạn ấy lâu bền càng khó hơn cũng giống như ta trồng cây cần sự vun đắp . Erik Orsenna đã từng nhắc nhở chúng ta một điều quan trọng : “ Đừng nhầm lẫn giữa tình bạn và nhu cầu tâm sự “. Hãy có những sự lựa chọn đúng đắn trong việc chọn bạn vì điều đó sẽ giúp cho cuộc sống bớt nhạt nhẽo hơn , để đến khi ta đi trên đường vào buổi tối sẽ có những ngôi sao soi rọi cho ta vững bước đi về phía trước .Đương nhiên tình bạn không chỉ một chiều, ta cũng phải là một người bạn tốt thì mới có thể dễ kiếm được những người bạn thân , vây nên việc hoàn thiện bản thân của chính mình cũng vô cùng cần thiết vì điều tốt với ta cũng là niềm vui với những người bạn của ta. Trên đường đời nếu ta nghĩ thế giới này không còn ý nghĩa thì hãy suy nghĩ lại vì có lẽ ta là cả một thế giới của ai đó. Dù cho khó khăn đến thế nào , dù cho không còn ai đến với ta, thì cũng đừng bỏ cuộc , vì ta phải tin vào một bàn tay ấm từ những người bạn sẽ với lấy ta , đỡ ta trên vai để bước tiếp .Hãy cảm ơn thứ tình cảm thiêng liêng mà họ dành cho ta , hãy gìn giữ và quý trọng như một vật quý, bởi chỉ như vậy mới làm cho cuộc sống của ta thêm chút vị ngọt ngào .

22 tháng 8 2017

Nguyễn Thị Ngọc Bảo lên mạng load toàn đề k đâu à T^T ~~~

Bế tắc bế tắc!!!!!!!

22 tháng 8 2017

chuẩn

3 tháng 11 2017

đúng rồi, ko yêu thì cô dơn, yêu thì suy tư nhiều điều

4 tháng 11 2017

haizzzz... tôi cx muốn bt tình là jì, tại sao nó lại làm con người ta đau khổ,lầm lỗi,tuyệt vọng....giải thick giúp tôi cảm ơn

11 tháng 8 2017

Câu 1:

“Dân chài lưới làn da đen rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

Sau một ngày ra khơi, đoàn thuyền trở về trong sự đón đợi của dân làng “khắp dân làng tấp nập đón ghe về”. Cách gọi có sự đổi thay, từ những “chiếc thuyền” chuyển sang “ghe” mang đậm tính địa phương vùng biển, người đọc hiểu rằng trong từng câu chữ đều thấm đượm một tình yêu cháy bỏng. Hình ảnh “những con cá tươi ngon thân bạc trắng” báo hiệu một chuyến ra khơi tốt đẹp và càng tô thêm sức sống cho bức tranh vùng vạn chài. Nổi bật lên trên nền bức tranh đó là những người dân chài. Tế Hanh đã chọn lọc những nét tiêu biểu, đúng chất nhất để nói về người dân quê mình. Đó là những con người khỏe khoắn, rắn rỏi với “làn da ngăm rám nắng”, làn da đã trải qua bao sương gió. Họ là những người lao động thực sự. Đặc biệt, nhà thơ đã nói lên nét đặc trưng của người miền biển với hình ảnh giàu sức gợi cảm: “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Những chàng trai chài lưới hiện lên mang vẻ đẹp kì vĩ, cường tráng sánh ngang với thiên nhiên, vũ trụ. Ở họ có nét đẹp của con người đã hiên ngang chinh phục thiên nhiên. “Vị xa xăm” là vị vô hình, vị lao động miệt mài, vị của thiên nhiên hòa lẫn với con người. Hình ảnh vừa thực mà vừa lãng mạn, đầy chất thơ. Có lẽ chất muối của biển không chỉ thấm vào những con thuyền, thấm vào những người dân chài mà đã thấm đượm cả trang thơ Tế Hanh.

Hình ảnh quê hương trong dòng hồi tưởng của nhà thơ khép lại với hình ảnh bình yên: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Dù là “bến mỏi” nhưng không gợi nên sự rã rời, mệt mỏi mà ở đó là sự nghỉ ngơi thư thái chuẩn bị cho một chuyến ra khơi lại sắp sửa.

Chúc bạn học tốt!!!

11 tháng 8 2017

Câu 2:

* Hoàn cảnh ra đời của văn bản "Thuế máu":

Văn bản "Thuế máu" được trích từ chương I cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp - một tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở

Việt Nam năm 1946. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời trong thời kì chủ nghĩa thực dân Pháp thực hiện âm mưu "khai thác triệt để' thuộc địa. Sau đại chiến thứ nhất, bọn đế quốc Pháp phản bội mọi lời hứa hẹn tốt đẹp với nhân dân thuộc địa. Hơn nữa, chúng ra sức tăng cường toàn bộ chính sách bóc lột, đàn áp hết sức dã man, với những kế hoạch quy mô, những tổ chức có hệ thống về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa. Hầm mỏ, nhà máy, đồn điền cao su tập trung hàng nghìn công nhân là những địa ngục trần gian. Thuế má nặng nề, phi lí, rượu cồn, thuốc phiện..., giam hãm người nông dân trong cảnh bần cùng, đói rét. Bộ máy quan lại được củng cố, trở thành những công cụ đắc lực, bắt bớ những người yêu nước và bóc lột đến tận cái khố rách của nhân dân thuộc địa. Chúng thi hành mọi chính sách thâm hiểm và trắng trợn chống lại nền văn hóa dân tộc. Nấp sau chiêu bài "Bình đẳng, Bác ái", và nhiều khi không cần chiêu bài gì, chúng muôn biến những dân tộc bị áp bức thành những dân tộc đời đời làm nô lệ. Để thực hiện những âm mưu ấy, chủ nghĩa đế quốc Pháp xuất khẩu những tên thực dân sang thuộc địa. Bọn này hùng hổ kéo từng đoàn, từng lũ sang thuộc địa để vơ vét, chém giết, dưới khẩu hiệu lừa bịp “khai hóa ". Dù che giấu dưới cái vẻ hào nhoáng nào, chúng vẫn lộ nguyên hình là những con quỷ dữ. Đó là hình ảnh cụ thể nhất của chủ nghĩa đế quốc "ăn bám" và "thối nát". Bản án chế độ thực dân Pháp của Hồ Chủ tịch đã miêu tả quá trình tiêu vong của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn giãy chết của nó, qua hình tượng những tên thực dân dưới nhiều hình dáng.

* Ý nghĩa nhan đề của văn bản "Thuế máu":

Một nguyên tắc được quán triệt thâu đáo trong quan điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là luôn luôn phải xác định một cách rõ ràng đối tượng, mục đích (Viết cho ai? Viết để làm gì?), từ đó đề ra phương pháp cụ thể (Viết như thế nào?). Có thể nói, thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật của Bản án chế độ thực dân Pháp nói chung và chương Thuế máu nói riêng là trên phương diện bút pháp. Mọi yếu tô" từ lời văn, câu chữ, kết cấu, giọng điệu... đều được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng các yêu cầu về đối tượng, mục đích của tác phẩm.

Về mục đích: viết để tô" cáo tội ác của thực dân Pháp (như tên tác phẩm đã nêu) ở các nước thuộc địa.

Về đôi tượng: đây là vấn đề phải được xem xét kĩ lưỡng. Đối tượng trực tiếp của Bản á«....không phải là nhân dân Việt Nam với hơn 90% dân sô" mù chữ lúc bấy giờ. Đối tượng của tác phẩm là nhân dân Pháp, mở rộng ra là dư luận tiến bộ trên toàn thế giới. Dù ở nhiều thành phần khác nhau nhưng họ đều có một đặc điểm cơ bản, đó là trình độ văn hoá rất cao nhưng lại chưa hiểu biết gì nhiều về các nước thuộc địa, do đó dễ dàng bị giai cấp thống trị lừa gạt. Nhiều người tin rằng, quân đội Pháp đang thực hiện những sứ mệnh cao cả, đó là đem lại hạnh phúc, no ấm cho các dân tộc thuộc địa.

Với đối tượng như vậy, chọn cách viết như thê" nào? Nếu đứng về phía nhân dân các nước thuộc địa mà tô" cáo e sẽ khó tạo được sự hấp dẫn cho bạn đọc, do đó khó đạt được hiệu quả mong muôn. Bởi vậy, thay vì tô" cáo trực tiếp, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho mình vị trí trung lập, khách quan, thậm chí đứng từ góc nhìn của người Pháp để khái quát vấn đề. Góc nhìn ấy đã tạo ra một giọng điệu châm biếm rất sâu cay khiến cho thực dân Pháp rất tức tối mà không làm gì được (về mặt pháp lí).

Gây ấn tượng với bạn đọc trước tiên là nhan đề: Thuế máu.

Là một công dân bình thường, không ai xa lạ với chuyện đóng thuê": thuê" đường, thuê' chợ, thuê" ruộng đất, thuê" kinh doanh... Những người Pháp quan tâm đến văn học thuộc địa có thể biết ở Việt Nam (lúc bấy giờ) người dân phải đóng thuê' thân, không những người sống mà đến cả người chết cũng phải đóng (?) (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) nhưng không ai có thể tưdng tượng nổi một thứ thuê" ghê rợn đến thế: thuế máu. Khi các quan cai trị cần tiền, cần rất nhiều tiền, họ không ngại ngần gì mà không tăng thuê", đồng thời vẽ ra đủ các thứ thuê" vô lí mới, bất chấp những người nô lệ è lưng ra cũng không gánh nổi bởi vì những người nô lệ làm gì có quyền đấu tranh? Tương tự như vậy, khi các quan muốn củng cố địa vị cho mình bằng các cuộc chiến tranh hao tổn xương máu, hà cớ gì không bắt đám dân nô lệ “dễ bảo” kia đem xương máu ra mà cống nộp? Và thế là thuế máu ra đời.


Chúc bạn học tốt!!!

13 tháng 10 2017

Giôn-xi ơi, em dại lắm em có biết không? - Xiu thầm nghĩ. Thật khó có thể diễn tả được tâm trạng của cô lúc này. Cô đang rất bực: “Tại sao Giôn-xi lại có ý nghĩ dại khờ như thế chứ? Chiếc lá cuối cùng rụng thì nó cũng sẽ ra đi ư?”. Nhìn cảnh Giôn-xi nằm trên giường không thiết ăn uống, cô lại không thể cầm nổi nước mắt. Cô thương Giôn-xi lắm! Hai người thân thiết, gắn bó như hai chị em ruột vậy. Xiu bần thần ngồi suy nghĩ. Ngoài trời khá lạnh, thời tiết đang là mùa đông. Bầu trời quang, đến một gợn mây cũng không có. Gió thổi mang theo không khí lạnh buốt làm căn gác xếp của họ càng thêm ảm đạm, u ám. Cô đưa mắt nhìn ra cửa sổ, dây thường xuân yếu ớt bắc qua tường. Từng chiếc lá đang cố níu giữ mình lại, không để cho gió cuốn đi. Xiu lo lắng. Nhỡ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì sao? Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: buồn, thương, lo lắng,... cứ lởn vởn đeo bám Xiu, không để cô tìm ra lối thoát.

Xiu nhìn đồng hồ, đã là năm giờ chiều. Cô đi xuống nhà để chuẩn bị ra phố mua đồ ăn cho bữa tối. Từng bước chân nặng trĩu, cô xuống đến tầng hai. Bất chợt, bác Bơ-men đi ra. Bác nói:

— À, Xiu, cháu đây rồi! Vào đây, ta có chuyện muôn nói với cháu.

Xiu đi theo người họa sĩ già vào nhà. Nói là nhà, thực chất đây là một căn phòng chật hẹp, màu vẽ, bút lông vương vãi khắp phòng... tất cả thể hiện một lối sống cẩu thả và nghèo khó.

Xiu khẽ lên tiếng:

— Bác ơi, cháu lo lắm... Giôn-xi...

- ừ, bác biết. Bác cũng vậy. Nhưng bác nghĩ ra cách giải quyết rồi.

Một sự bất ngờ, sửng sốt khẽ thoáng qua mặt Xiu. Bác Bơ-men nói tiếp:

— Chúng ta sẽ... vẽ một chiếc lá khác thay cho chiếc lá cuối cùng. Phải hết sức bí mật, không để Giôn-xi biết.

- Vẽ... Nhưng...

- Không sao, ta sẽ vẽ. Chỉ cần cháu giữ bí mật.

— Không được bác ạ. Cháu sẽ vẽ. Bác có tuổi rồi, leo cao như vậy nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Xiu quả quyết. Đôi mắt lờ đờ, thâm quầng do mất ngủ của cô bỗng sáng lên. Gương mặt cô rạng rỡ, tự tin.

Theo đúng kế hoạch, cô thực hiện ngay lập tức. Cô nhờ bác Bơ-men chuẩn bị bữa tối cho Giôn-xi. Còn cô chuẩn bị bút lông, bột màu. Buổi tối, cô nhẹ nhàng bảo với Giôn-xi:

— Tối nay chị phải ra ngoài lấy tiền bán bức tranh hôm nọ. Bác Bơ-men sẽ mang bữa tối lên bây giờ em nhé.

Cô làm vậy để đảm bảo Giôn-xi không kéo rèm ra. Cô bắc thang rồi trèo lên. Bút và màu vẽ được chuẩn bị đầy đủ. Cô cầm bút nhưng tay cứ run run. Cô cô" gắng lấy lại bình tĩnh nhưng bao ý nghĩ cứ lởn vởn làm cô không thể tập trung được. Cuối cùng, cô run rẩy vẽ được một chiếc lá. Nhưng trông nó vô hồn và không có gì là lá thật. Xiu tuyệt vọng trèo xuống, cô chạy vào trong nhà.

Lên tầng hai, bác Bơ-men đã ở đó. Bác nói rằng Giôn-xi đã ngủ. Xiu òa khóc. Cô nức nở kể lại với bác Bơ-men. Nghe xong, bác có vẻ rất bình tĩnh. Bác nói:

- Xiu à, cháu bình tĩnh đã nào...

- Tại cháu! Bác ơi, cháu làm hỏng hết mọi việc rồi. Nó chả giống thật gì cả, Giôn-xi sẽ phát hiện ra ngay! Bác ơi, cháu giết em nó rồi!

— Không sao, bác sẽ sửa lại chiếc lá đó. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Còn một tia hi vọng cũng phải quyết mà làm cháu ạ!

- Nhưng cháu sợ, cháu không muốn bác trèo lên cao như vậy, nguy hiểm lắm!

— Thế thì cháu lấy cái thang nữa, đứng cạnh cầm đèn và màu cho ta. Hai bác cháu ta cùng làm, nhất định chúng ta sẽ thành công.

Hai cái bóng một cao to, một bé nhỏ đi ra giữa đêm tối. Hai cái thang được bắc và họ cùng trèo lên. Gió rít lên từng hồi, lạnh thấu xương. Bác Bơ-men cầm chắc trong tay chiếc bút. Bác đưa bút rất thành thạo và điêu luyện. Kinh nghiệm bao năm trong nghề thể hiện trong từng nét vẽ. Không lâu sau, bác đã “sửa lại” được chiếc lá của Xiu. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó nằm im trên tường. Nó có màu xanh, hơi úa vàng. Màu sắc và đường nét trông rất thật, khó có thể nhận ra là nó đã được vẽ lên.

Bác Bơ-men đã dùng hết kinh nghiệm, tình thương yêu để vẽ lên chiếc lá đó. Chỉ sửa lại thôi nên không mất nhiều thời gian lắm, nhất là dưới bàn tay của bác Bơ-men.

Hai người xong việc cũng là lúc những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp vào mái tôn căn gác xếp của hai cô gái. Trời rét buốt, tưởng chừng như ở ngoài một lát nữa thôi là hai người có thể chết cóng.

Sáng hôm sau, Giôn-xi nhờ Xiu kéo rèm lên.

— Thật kì diệu! — Giôn-xi sửng sốt và kêu lên.

Sau một đêm mưa gió khủng khiếp, thật không ngờ vẫn còn một chiếc lá bé nhỏ vẫn kiên cường bám chặt lấy cành. Nhìn chiếc lá, Giôn-xi bắt đầu yêu đời trở lại, lấy lại niềm tin và mơ ước, đến cuối mùa đông đó, cô đã khỏe trở lại.

Xiu và bác Bơ-men đều rất vui. Vào một ngày đầu xuân, khi cái rét cắt :la cắt thịt đã qua đi, từng tia nắng ấm áp chiếu vào căn gác xếp nhỏ — nơi ba người họa sĩ đang ngồi ăn mừng. Trên bàn ăn toàn những món đơn giản, nhưng vậy đã là quá dủ và thịnh soạn so với mọi ngày rồi. Thưởng thức món thịt, Giôn-xi đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Ba người đang nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Giôn-xi giật mình:

— ơ cái lá! Nó vẫn như vậy từ ngày em nhìn thấy, trong khi bao chồi non đã ra mà nó vẫn ờ đó, không hề lay động khi gió thổi! Thật kì lạ!

Xiu và bác Bơ-men đưa mắt nhìn nhau. Sau một phút tần ngần, Giôn-xi như đã hiểu ra mọi chuyện. Một giọt nước mắt khẽ lăn trên má, rồi cô nức nở, cò như đang vỡ òa trong hạnh phúc. Cô ôm chầm lấy Xiu và bác Bơ-men:

— Ôi, là hai người vê đó ư? Cháu thật không biết nói gì! Cháu yêu hai người nhiều lắm! Cảm ơn bác!... Cảm ơn chị Xiu! Hai người mang lại sự sống cho cháu...

Từng tia nắng khẽ chiếu qua cửa sổ. Không gian căn gác xép yên lặng và ấm áp. Mùa xuân mới đã đến, năm mới đã về, hứa hẹn mang đến thử thách mới, niềm vui mới mà cả ba người họa sĩ sẽ sát cánh bên nhau để vượt qua...

13 tháng 10 2017

Giôn-xi ơi, em dại lắm em có biết không? - Xiu thầm nghĩ. Thật khó có thể diễn tả được tâm trạng của cô lúc này. Cô đang rất bực: “Tại sao Giôn-xi lại có ý nghĩ dại khờ như thế chứ? Chiếc lá cuối cùng rụng thì nó cũng sẽ ra đi ư?”. Nhìn cảnh Giôn-xi nằm trên giường không thiết ăn uống, cô lại không thể cầm nổi nước mắt. Cô thương Giôn-xi lắm! Hai người thân thiết, gắn bó như hai chị em ruột vậy. Xiu bần thần ngồi suy nghĩ. Ngoài trời khá lạnh, thời tiết đang là mùa đông. Bầu trời quang, đến một gợn mây cũng không có. Gió thổi mang theo không khí lạnh buốt làm căn gác xếp của họ càng thêm ảm đạm, u ám. Cô đưa mắt nhìn ra cửa sổ, dây thường xuân yếu ớt bắc qua tường. Từng chiếc lá đang cố níu giữ mình lại, không để cho gió cuốn đi. Xiu lo lắng. Nhỡ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì sao? Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: buồn, thương, lo lắng,... cứ lởn vởn đeo bám Xiu, không để cô tìm ra lối thoát. Xiu nhìn đồng hồ, đã là năm giờ chiều. Cô đi xuống nhà để chuẩn bị ra phố mua đồ ăn cho bữa tối. Từng bước chân nặng trĩu, cô xuống đến tầng hai. Bất chợt, bác Bơ-men đi ra. Bác nói:

— À, Xiu, cháu đây rồi! Vào đây, ta có chuyện muôn nói với cháu.

Xiu đi theo người họa sĩ già vào nhà. Nói là nhà, thực chất đây là một căn phòng chật hẹp, màu vẽ, bút lông vương vãi khắp phòng... tất cả thể hiện một lối sống cẩu thả và nghèo khó. Xiu khẽ lên tiếng:

— Bác ơi, cháu lo lắm... Giôn-xi... - ừ, bác biết. Bác cũng vậy. Nhưng bác nghĩ ra cách giải quyết rồi. Một sự bất ngờ, sửng sốt khẽ thoáng qua mặt Xiu. Bác Bơ-men nói tiếp: — Chúng ta sẽ... vẽ một chiếc lá khác thay cho chiếc lá cuối cùng. Phải hết sức bí mật, không để Giôn-xi biết.

- Vẽ... Nhưng...

- Không sao, ta sẽ vẽ. Chỉ cần cháu giữ bí mật.

— Không được bác ạ. Cháu sẽ vẽ. Bác có tuổi rồi, leo cao như vậy nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Xiu quả quyết

. Đôi mắt lờ đờ, thâm quầng do mất ngủ của cô bỗng sáng lên. Gương mặt cô rạng rỡ, tự tin. Theo đúng kế hoạch, cô thực hiện ngay lập tức. Cô nhờ bác Bơ-men chuẩn bị bữa tối cho Giôn-xi. Còn cô chuẩn bị bút lông, bột màu. Buổi tối, cô nhẹ nhàng bảo với Giôn-xi:

— Tối nay chị phải ra ngoài lấy tiền bán bức tranh hôm nọ. Bác Bơ-men sẽ mang bữa tối lên bây giờ em nhé. Cô làm vậy để đảm bảo Giôn-xi không kéo rèm ra. Cô bắc thang rồi trèo lên. Bút và màu vẽ được chuẩn bị đầy đủ. Cô cầm bút nhưng tay cứ run run. Cô cô" gắng lấy lại bình tĩnh nhưng bao ý nghĩ cứ lởn vởn làm cô không thể tập trung được. Cuối cùng, cô run rẩy vẽ được một chiếc lá. Nhưng trông nó vô hồn và không có gì là lá thật. Xiu tuyệt vọng trèo xuống, cô chạy vào trong nhà. Lên tầng hai, bác Bơ-men đã ở đó. Bác nói rằng Giôn-xi đã ngủ. Xiu òa khóc. Cô nức nở kể lại với bác Bơ-men. Nghe xong, bác có vẻ rất bình tĩnh. Bác nói:

- Xiu à, cháu bình tĩnh đã nào... - Tại cháu! Bác ơi, cháu làm hỏng hết mọi việc rồi. Nó chả giống thật gì cả, Giôn-xi sẽ phát hiện ra ngay! Bác ơi, cháu giết em nó rồi!

— Không sao, bác sẽ sửa lại chiếc lá đó. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Còn một tia hi vọng cũng phải quyết mà làm cháu ạ!

- Nhưng cháu sợ, cháu không muốn bác trèo lên cao như vậy, nguy hiểm lắm!

— Thế thì cháu lấy cái thang nữa, đứng cạnh cầm đèn và màu cho ta. Hai bác cháu ta cùng làm, nhất định chúng ta sẽ thành công.

Hai cái bóng một cao to, một bé nhỏ đi ra giữa đêm tối. Hai cái thang được bắc và họ cùng trèo lên. Gió rít lên từng hồi, lạnh thấu xương. Bác Bơ-men cầm chắc trong tay chiếc bút. Bác đưa bút rất thành thạo và điêu luyện. Kinh nghiệm bao năm trong nghề thể hiện trong từng nét vẽ. Không lâu sau, bác đã “sửa lại” được chiếc lá của Xiu. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó nằm im trên tường. Nó có màu xanh, hơi úa vàng. Màu sắc và đường nét trông rất thật, khó có thể nhận ra là nó đã được vẽ lên. Bác Bơ-men đã dùng hết kinh nghiệm, tình thương yêu để vẽ lên chiếc lá đó. Chỉ sửa lại thôi nên không mất nhiều thời gian lắm, nhất là dưới bàn tay của bác Bơ-men. Hai người xong việc cũng là lúc những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp vào mái tôn căn gác xếp của hai cô gái. Trời rét buốt, tưởng chừng như ở ngoài một lát nữa thôi là hai người có thể chết cóng. Sáng hôm sau, Giôn-xi nhờ Xiu kéo rèm lên.

— Thật kì diệu! — Giôn-xi sửng sốt và kêu lên. Sau một đêm mưa gió khủng khiếp, thật không ngờ vẫn còn một chiếc lá bé nhỏ vẫn kiên cường bám chặt lấy cành. Nhìn chiếc lá, Giôn-xi bắt đầu yêu đời trở lại, lấy lại niềm tin và mơ ước, đến cuối mùa đông đó, cô đã khỏe trở lại.

Xiu và bác Bơ-men đều rất vui. Vào một ngày đầu xuân, khi cái rét cắt :la cắt thịt đã qua đi, từng tia nắng ấm áp chiếu vào căn gác xếp nhỏ — nơi ba người họa sĩ đang ngồi ăn mừng. Trên bàn ăn toàn những món đơn giản, nhưng vậy đã là quá dủ và thịnh soạn so với mọi ngày rồi. Thưởng thức món thịt, Giôn-xi đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Ba người đang nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Giôn-xi giật mình:

— ơ cái lá! Nó vẫn như vậy từ ngày em nhìn thấy, trong khi bao chồi non đã ra mà nó vẫn ờ đó, không hề lay động khi gió thổi! Thật kì lạ!

Xiu và bác Bơ-men đưa mắt nhìn nhau. Sau một phút tần ngần, Giôn-xi như đã hiểu ra mọi chuyện. Một giọt nước mắt khẽ lăn trên má, rồi cô nức nở, cò như đang vỡ òa trong hạnh phúc. Cô ôm chầm lấy Xiu và bác Bơ-men:

— Ôi, là hai người vê đó ư? Cháu thật không biết nói gì! Cháu yêu hai người nhiều lắm! Cảm ơn bác!... Cảm ơn chị Xiu! Hai người mang lại sự sống cho cháu... Từng tia nắng khẽ chiếu qua cửa sổ. Không gian căn gác xép yên lặng và ấm áp. Mùa xuân mới đã đến, năm mới đã về, hứa hẹn mang đến thử thách mới, niềm vui mới mà cả ba người họa sĩ sẽ sát cánh bên nhau để vượt qua...

1 tháng 11 2017

- Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này ,cỏ không mọc nổi nữa là trồng ra,trồng cà .

- Nhìn thấy tội ác của giặc ,ai ai cũng bầm gan tím ruột.

- Cô Nam tính tình xởi lởi ,ruột để ngoài da.

- Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột .

- Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ .

2 tháng 11 2017

Ngày nhỏ, ai cũng có lần làm hỏng, làm hư đồ đạc trong gia đình. Em cũng đã có một lần trót nghịch ngợm làm vỡ một lọ hoa rất đẹp của bà. Lỗi lầm ấy đã đem đến cho em nhiều bai học. Đó là một lọ hoa bằng gốm sứ Bát Tràng được tráng men trắng, vẽ mực xanh mịn màng, sáng bóng. Nó được trân trọng đặt trên bàn thờ giữa nhà. Mẹ em nói đó là một kỉ vật thời trẻ của bà, bà đã giữ gìn, nâng niu chiếc lọ ấy mấy chục năm nay, lọ hoa này có số tuổi nhiều hơn cả tuổi của mẹ em. Bà quý chiếc lọ ấy lắm. Thỉnh thoảng bà lại mang lọ ra lau chùi cho sáng bóng. Mỗi lần như thế, bà ngắm chiếc lọ không biết chán, đôi mắt đã nhăn nheo vì thời gian lại ánh lên vẻ long lanh kì lạ. Ai cũng biết tình cảm bà dành cho chiếc lọ nên hết sức giữ gìn, nâng niu. Mỗi lần sửa sang bàn thờ mẹ lại cẩn thận đặt nó vào một chiếc hộp xốp để tránh va đập. Buổi sáng hôm ấy. Mọi người trong nhà em đi làm hết cả. Bà đi sang nhà bà hàng xóm chơi. Em ở nhà một mình buồn quá bèn rủ mấy đứa bạn sang nhà đá bóng, sân nhà em rất rộng, đủ cho chục đứa bằng tuổi em đá bóng, đùa nghịch. Đi một vòng quanh xóm, em đã gọi được sáu đứa bạn cùng sang chơi. Cả bọn hò reo hào hứng với trái bóng tròn. Em thê hiện khả năng bằng những đường dắt bóng lắt léo và những cú sút “thần sầu”. Đang có bóng trong chân, em co chân tung một cú sút thật mạnh. “Rầm!”. Cửa nhà em mở tung. Bóng va vào cửa, rơi “bịch!” xuống sân. Đáng lẽ phải chạy ra đóng cửa thì em lại quá hào hứng với trái bóng mà hăm hở lao vào đá tiếp. Em lại có bóng trong chân. Dắt bóng. Rê bóng. Và... “Sút!”. Em hét lên và co chân sút bóng về phía “khung thành” đội bạn. Nhưng bóng lao thẳng vào nhà, bay về phía bàn thờ, đập vào cái lọ. Lọ hoa từ trên cao rơi xuống vỡ tan thành những mảnh vụn. Em hoảng hốt lao vào nhà. Sững sờ. Trời ơi! Biết làm sao bây giờ? Đám bạn xôn xao rồi từng đứa một đi về. Em sợ hãi ngồi lo lắng. Biết nói gì với bà bây giờ? Bà sẽ rất tức giận. Bà sẽ la mắng em. Bố mẹ sẽ quở trách, thậm chí... đánh em. Em nhắm mắt sợ hãi nghĩ đến những điều có thể xảy ra. Em đang đau khổ vì lỗi lầm của mình thì tiếng gậy lộc cộc chống xuống sân vang lên. Bà đã về! Em chạy vội ra sân, miệng lắp bắp: “Bà... bà ơi!”. Bà ngẩng lên nhìn em, lo lắng hỏi: “ Sao thế con? Có việc gì mà mặt tái mét lại thế?”. Em run rẩy: “Bà ơi... cái lọ hoa bị vỡ. Con... con xin lỗi”. Bà khẽ giật mình. Bà đi nhanh vào nhà, sững sờ nhìn những mảnh vụn vỡ tan tành của chiếc lọ bà hằng gìn giữ mấy chục năm. Em vội vàng tránh cơn giận của bà có thể đến bằng một câu nói dối: “Chúng con đá bóng... Thằng Tí nó sút vào”. Bà không nói gì chỉ run run lượm những mảnh vụn đặt vào một chiếc bình cũng bằng gốm. Đúng lúc ấy, bố mẹ em đi làm về. Em lại sợ hãi tránh tội bằng lời nói dối như khi nãy. Mẹ chăm chú nhìn vào mắt em hỏi nhỏ: “Con nói thật chứ?”. Em nhắm mắt, cúi đầu nói khe khẽ: “Vâng ạ!”. Mẹ không nói gì nữa, lẳng lặng đi chuẩn bị bữa trưa. Bữa cơm trưa hôm đó là một bữa cơm buồn. Cả nhà lặng lẽ ăn không ai nói câu gì. Nhất là bà. Người ăn chưa hết lưng cơm đã ngừng đũa đi vào phòng. Đôi mắt bà u sầu, buồn bã. Em ăn cũng không yên lòng. Trời ơi! Em đã làm gì thế này? Chỉ vì mải mê chơi đá bóng, chỉ vì bất cẩn mà em đã làm mất đi một kỉ vật quý giá của bà. Nhưng tội lỗi hơn là em đã nói dối. Lời nói dối trơn tru như một đứa dối trá chuyên nghiệp. Đổ tội cho thằng Tí, em đã tránh được những la rầy, trách mắng, nhưng không tránh được sự dằn vặt về tội lỗi của chính mình. Giấc ngủ trưa không an lành. Em thấy một bóng người bay ra từ chiếc lọ hoa đã vỡ. Đó là một cụ già trông rất đỗi quen thân. Cụ nhìn em chăm chú rồi thở dài hỏi: “Sao con lại nói dối? Sao con lại nói dối?...”. Câu hỏi cứ ngân vang đầy ám ảnh. Em sợ hãi ngồi bật dậy, mồ hôi ướt đầm đìa. Em vội vã đi sang phòng bà rồi cứ thế òa khóc nức nở: - Bà ơi... Hu hu...! Bà lo lắng hỏi: - Con làm sao vậy? - Hu hu... Bà ơi, con đã nói dối. Chính con đã làm vỡ lọ hoa của bà... Bà ôm em vào lòng, xoa đầu em rồi thủ thỉ: - Con biết nhận lỗi là tốt. Con biết không, đó là chiếc lọ ông tặng bà khi còn trẻ. Bà gìn giữ nó đã lâu... Trời ơi, vậy cụ già trong giấc mơ vừa rồi là ông nội em đó. Bố đã có lần kể rằng ông mất khi bố còn nhỏ, bà cứ ở vậy nuôi bố lớn lên. Em chỉ được nhìn thấy ông qua một bức vẽ truyền thần. Chẳng vậy mà em thấy gương mặt ấy quá quen thân. Em nhẹ lòng khi đã nói ra được lời thú lỗi của mình. Vậy là bà không trách mắng gì em. Càng nghĩ về chiếc lọ đã vỡ, em càng thấm thìa hơn tình cảm gia đình ấm áp thiêng liêng. Nhìn quanh bà, em hiểu rằng mỗi đồ vật đều có cuộc sống riêng của nó. Mỗi món đồ đều gắn với một kỉ niệm riêng mà chỉ những ai biết trân trọng tình cảm mới hiểu được.

3 tháng 11 2017

Em và An không ở cùng khu tập thể, thế nhưng ngay từ khi đi học lớp một chúng em đã rất thân nhau. Chúng em ngồi cùng bàn, mặc những bộ quần áo giống nhau và mỗi buổi đi học về chúng em lại cùng nhau đi chung một con đường, bạn An thường chia tay em trước bởi nhà bạn gần trường hơn nhà em. Song có một điều đã giúp chúng em thân nhau hơn là bởi chúng em rất ham học. Sau giờ học ở trường, chúng em lại đến nhà nhau để ôn bài và cùng nhau giải những bài toán khó. Bạn An của em rất xinh, trái ngược với nước da bánh mật của em thì bạn lại có nước da trắng mịn, lúc nào cũng phơn phớt hồng như được đánh một lớp phấn mỏng. Nhất là vào những ngày hè da của bạn lại càng như đẹp hơn. Bạn còn có khuôn mặt tròn bầu bĩnh trông rất đáng yêu, chiếc mũi nhỏ nhắn thẳng tắp trông thật thanh tú, cặp môi đỏ tươi như vừa được thoa son. Nụ cười của bạn cũng rất tươi, mỗi khi bạn cười lại khoe chiếc răng khểnh rất duyên. Chơi với nhau đã khá lâu, ấy vậy mà lúc nào nhìn thấy bạn em cũng thấy bạn thật xinh thật đáng yêu. Bạn An của em còn có một giọng hát rất hay, bạn là cây văn nghệ của trường, mỗi khi trường có văn nghệ bạn An lại tham gia. Trong buổi ca nhạc giọng hát của An luôn được các bạn trong trường yêu thích và thường tặng cho bạn những tràng pháo tay to nhất. Hơn thế, An còn là một người rất tình cảm, em nhớ có lần bị ốm em phải nghỉ học mấy ngày, An đến mang vở về chép bài hộ em sau đó bạn còn đến giảng lại bài cho em hiểu. Và có lần em bị đau chân không tự mình đi học được, An cũng đến giúp em đi. Về vấn đề học hành thì em và An mỗi đứa lại có một sở trường riêng. An thì đam mê các môn tự nhiên, còn em thì thích học Văn. Và một câu chuyện đã xảy ra như thế này. Hôm đó có tiết bài tập Toán, ấy vậy mà tối hôm trước do mải mê xem phim hoạt hình em không kịp làm hết bài tập, đến lớp em rất lo lắng, lỡ đâu cô giáo lại gọi lên kiểm tra vở thì em sẽ bị điểm kém. Thế là em đành đánh liều mượn vở của An với ý định chép bài. Em cứ tưởng An sẽ vui vẻ cho em mượn vì chúng em là bạn thân của nhau cơ mà. Nhưng thật bất ngờ An đã không đồng ý và bạn nói:

- Mk ko muốn bạn trở thành người không trung thực.

Lúc đó đang lo lắng về chuyện bị cô phạt nên em rất tự ái, sau buổi học đó em không đợi bạn về cùng. Ngay buổi chiều hôm đó An xuống nhà em chơi. Bạn vui vẻ gọi em ra và sau khi nghe bạn phân tích em hiểu bạn đã đúng. Việc mượn vở bạn để chép bài là sai. Em thầm cảm ơn vì An đã giúp em hiểu hơn về lòng chân thực. Chúng em lại chơi thân với nhau như xưa. Ngay chiều hôm đó em và Lan rủ nhau đi ăn chè món chè mà em với bạn rất thích. Hè vừa rồi em được bố mẹ cho về quê chơi, em đã xin phép bố mẹ An cho bạn về cùng. En và An vô cùng sung sướng khi được bố mẹ An đồng ý. Thế là chúng em lại có những ngày hè ở bên nhau và thời gian dường như càng giúp em và Lan hiểu nhau ơn, yêu quý nhau hơn.