Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
truyện là thể loại trước thuật được các sử gia dùng để ghi chép tiểu sử, hành trạng, công tích của các nhân vật lịch sử. Bên cạnh các tác phẩm văn xuôi dạng truyện truyền kỳ, trong văn học trung đại các tác phẩm thơ có cốt truyện tự sự cũng được gọi là các truyện, hoặc truyện thơ.
-truyện kí là truyện viết sự việc có thật xãy ra trong cuộc sống, thời gian địa điểm. Là nội dung nói về sự việc nhất định.
Ký là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự.
Cô giáo
Cô giáo của em
Là cô hiệu trưởng,
Tên Huế đệm Kim
Giỏi dang nhanh nhẹn
Lại rất siêng năng,
Bàn tay cô trồng
Vườn rau xanh tốt.
* *
*
Cô giáo của em
Dạy văn, dạy toán,
Dạy cách làm thơ
Dạy em ước mơ
Dạy em lẽ sống.
* *
*
Cô giáo của em
Hát thật là hay,
Như là ca sĩ
Làm em ngất ngây.
Chín tháng mười ngày
Mẹ nâng niu con
Khi được vuông tròn
Mẹ chăm mẹ bẵm
Tuổi xanh tươi thắm
Đến lúc bạc đầu
Mẹ vẫn lo âu
Con mình bé bỏng
Từng đêm trông ngóng
Con ngủ bình yên
Tiếng nói dịu hiền
Mẹ khuyên con học
Nhận bao khó nhọc
Mẹ bao bọc con
Khôn lớn vẫn còn
Cơm no, áo ấm
Mồ hôi mẹ thấm
Bước đường con đi
Mẹ chẳng có gì
Ngoài con tất cả
Trời cao hỉ xả
Xin nhận lời con
Để mẹ mãi còn
Bên con mãi mãi
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan ...
Sáng sớm những giọt sương long lanh vẫn còn đọng lại trên những bông lúa chín mà phiên chợ quê em đã bắt đầu.
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Quang cảnh phiên chợ thật đông vui, nhộn nhịp dưới ánh mặt trời chói chang. Những tia nắng gay gắt của nàng Hạ đã làm cho bầu không khí trở nên quánh đặc. Đã giữa trưa nhiều người dọn hàng về dần, phiên chợ tan.
Bài cây tre Việt Nam SGK lớp 6 tập 2 sách mới nha các bn. Cho mk xin lỗi, sơ xuất quá! Hiii hiii
Cuốn theo dòng xoáy lịch sử, đời sống một số dòng họ bị lụn bại, có dòng họ tan biến không còn chút vết tích, anh em con cháu mỗi người mỗi ngả, hoặc mai danh ẩn tích, hoặc đổi họ thay hình, không muốn đào xới chuyện tông tích máu mủ.
Mặt khác, lịch sử đất nước ghi nhận vai trò các dòng họ đã có đóng góp vào sự hình thành và phát triển của dân tộc, cho sự nghiệp chinh phục thiên nhiên và bảo vệ đất nước, đặc biệt là đã khắc họa những đường nét không thể xóa mờ trong việc hình thành nhân cách và phong thái con người Việt Nam trong một thế giới đầy biến động và xáo trộn.
Năm sáu chục năm nay, vượt qua thác ghềnh của thời cuộc, một vài dòng họ có sức sống dẻo dai vẫn cố gìn giữ nền nếp hương khói cha ông tổ tiên, nhờ đó mà dõi theo được các chi, các nhánh cháu con đi làm ăn gần xa, duy trì được nét cơ bản trong truyền thống quý báu của dòng họ mình, giữ được mối dây nối kết tình máu đào nội tộc hướng vào lợi ích chung của đất nước.
Có thể kể như dòng họ Doãn, gốc tích từ chạ Kẻ Nưa, giáp Cá Na (nay thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá), đi từ lao động khai phá đất hoang lên nông nghiệp căn cơ vững bền, rồi rèn đúc chí hiếu học để có thể tiến thân bằng chữ nghĩa. Dòng họ Doãn còn giữ nguyên tổng phả ghi chép từ nhà Lý, còn ghi danh tánh mấy chục người học giỏi, thi đỗ làm quan các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn, đều nổi tiếng ở tính tình cương trực, khí tiết đàng hoàng, như cụ Doãn Định (1312–1363) dám can ngăn nhà vua và vạch lỗi lầm của thái thượng hoàng nhà Trần…
Gia tộc Doãn còn có truyền thống đánh giặc cứu nước, khởi đầu từ Doãn Nỗ mười năm theo Lê Lợi giành lại non sông, qua Doãn Đăng Thức đời Lê Cảnh Hưng, Doãn Văn Hiệu, Doãn Hy, Doãn Uẩn đời Nguyễn, cho đến các tướng Doãn Tuế, Doãn Sửu thời đánh Pháp, đánh Mỹ gần đây.
Hiện nay, các chi họ Doãn ở Phú Mỹ – Hà Tây, Vũ Thư – Thái Bình, Nghĩa Thành – Nam Định, Quế Phong – Quảng Nam, Sơn Đông – Hà Tây, Đại Lộc – Quảng Nam… vẫn có liên hệ với quê gốc ở chi Cổ Định – Thanh Hoá.
Quả là việc nối kết dòng họ và sưu tập gia phả, trong rất nhiều trường hợp, đã nâng cao lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dòng họ, đã làm xúc động nhiều tấm lòng tưởng đã nguội lạnh để trở về đùm bọc người thân thuộc, góp phần chỉnh đốn lại gia phong, gia giáo đã có thời rệu rã hoặc suy đồi.
Họ Vũ (Mộ Trạch, Cẩm Bình, Hải Dương) tìm được cuốn phả viết năm 1470, ghi việc từ tổ Vũ Hồn (804–853), từ đó nối được hơn 110 chi dòng họ Vũ (Võ) ở trong và ngoài nước.
Họ Ngô tìm được phả ghi việc từ đời Ngô Nhật Đại tham gia khởi nghĩa với Mai Thúc Loan, rồi ba trăm năm sau là Ngô Quyền, đến nay chắp nối được 213 chi, ngành họ Ngô cư trú ở 195 xã, phường trong 27 tỉnh, thành.
Từ một tấm bia đá Hạ tộc bi ký tìm thấy ở một ngôi chùa vùng Lạng Giang (Bắc Giang), họ Hạ ở Đáp Cầu tìm về gốc tích trong Thanh Hoá, rồi nối kết được các chi phái họ Hạ ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Thanh Hoá, Phú Thọ, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh…
Thật đáng ghi công cho các bản gia phả sưu tập công phu đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá về sử học, xã hội học, ví dụ như cuốn Dương tộc thế phả ở làng Lạt Sơn (Quyển Sơn, Kim Bảng, Hà Nam) chỉ cần 20 trang đã đưa ra nhiều tri thức về địa lý, nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản, dân cư, tôn giáo và phong tục tập quán hội hè đình đám ở cả một miền đất ven sông Đáy.
Hoặc cuốn Ngô gia thế phả ở Thái Bình cùng các cuốn gia phả chi họ Nguyễn ở Thất Khê (Tràng Định, Lạng Sơn), ở Vũ Ẻn (Thanh Ba, Phú Thọ) cho chúng ta thêm nhiều tư liệu về cuộc đời riêng của Nguyễn Trãi (1380–1442), đặc biệt là cuộc sống gia đình của ông với Nguyễn Thị Lộ và các bà vợ họ Châu, họ Phùng, họ Phạm cùng các con của ông.
Bản Phạm tộc phổ ký sưu tầm ở Yên Mô (Ninh Bình) không chỉ nêu cao truyền thống hiếu học của con cháu họ Phạm qua 500 năm, mà còn chép lại đầy đủ quy chế về giáo dưỡng, về rèn giũa đạo đức, về gìn giữ gia phong khiêm nhường trước và sau khi đỗ đạt, làm quan, về mẫu mực nghĩa khí như Phạm Thận Duật (1825–1885) phò Hàm Nghi lên núi Quảng Trị để hạ chiếu Cần vương, rồi đắm thân mình dưới biển sâu khi bị giặc đày đi đảo xa Tahiti ở nam Thái Bình Dương.
Bản Trúc Lâm phổ ký kể chuyện ông tổ Nguyễn Thời Trung đỗ tiến sĩ, đi sứ Bắc Kinh, lén học được nghề làm giày dép về truyền cho con cháu ở quê nhà Tứ Lộc (Hải Dương), dần dà phát đạt, mở mang nên các phố nghề giày dép của Hà Nội xưa: Hàng Hài (nay là đầu Hàng Bông), Hàng Hành, Hàng Giày… Ngôi đền Trúc Lâm tự thờ tổ nghề giày dép da Việt Nam hiện còn ở cuối phố Hàng Hành.
"Trăng tròn như mắt cá/Chẳng bao giờ chớp mi" Đó là những hình ảnh được trích trong bài thơ"Trăng ơi..Từ đâu đến" của Trần Đăng Khoa. Tác giả đã khéo léo sử dụng sự vật "mắt cá" để so sánh với "ánh trăng", rằng muốn thể hiện rằng trăng tròn xoe, long lanh, sáng giữa màn đêm tăm tối.Mắt cá tròn, long lanh được dùng để so sánh với trăng thu đêm rằm rất trong sáng và tròn vành vạnh, một cách nói thật độc đáo và biểu cảm. Bên cạnh đó, câu thơ "Chẳng bao giờ chớp mi"muốn nói rằng, trăng một mình lặng lẽ trong đêm khuya soi cho dân cho nước, chẳng bao giờ chợp mắt như chú cá dưới đại dương bao la. Cách nói thật sinh động mà gợi cho ta một hình ảnh đẹp của ánh trăng đêm khuya. Trăng như người bạn thân của mọi nhà, là ánh đèn sáng rọi đường tối tăm. Thật thích thú, thật gợi cảm! Tác giả Trần Đăng Khoa thật giỏi và thật tài tình, ông hiểu biết rộng và làm phục lòng người đọc. 2 hình ảnh thơ trên chính là một minh chứng.
Bn tham khảo nha
https://hoc24.vn/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-co-to.1455/
Xin lỗi nha nếu ko chép mạng thì tớ ko có thời gian giải cho các bạn khác:
=> Câu 1: Bài văn có thể chia làm ba đoạn:
– Đoạn 1 (từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.
– Đoạn 2 (từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"): Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.
– Đoạn 3 (từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
Câu 2: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão.
-
Không gian: trong trẻo, sáng sủa.
-
Thời gian: sau một trận giông bão.
-
Bầu trời trong sáng.
-
Cây trên đảo thêm xanh mượt, nước bể lại lam biếc đậm đà.
-
Cát lại vàng ròn.
-
Lưới càng thêm nặng nề.
Những từ ngữ rất gợi tả cho thấy màu sắc trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi ngời của đảo Cô Tô. Mở đầu bài ký ta bắt gặp sự sống trong dạng thể vừa rất quen vừa mới sinh nở, rất lạ.
Câu 3:
Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm; ...). Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.
Câu 4: Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo.
- Cái giếng nước ngọt ... cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát mẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
--> So sánh ngang bằng và không ngang bằng đã tạo nên một cảm nhận kỳ lạ. Giếng mà lại quan hệ tới bến và chợ ở đất liền!
- Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc.
- Từng đoàn thuyền, lũ con lành.
--> Hàng loạt các so sánh đã cho ta thấy cuộc sống thật bình yên, giản dị và hạnh phúc.
Đáng lưu ý là hình ảnh người anh hùng lao động Châu Hòa Mãn đi quảy nước cùng mọi người, hòa lẫn vào không khí náo nức khẩn trương của một chuyến ra khơi. Hình ảnh đầy chất thơ về người mẹ trẻ địu con đã truyền cho độc giả hơi ấm nóng của sự sống, của tình yên với con người.
Luyện tập
Viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc.
Từ phía Đông mặt trời từ từ hiện lên bầu trời bắt đầu trút bỏ lớp áo đen để khoác vào một tấm áo đầy màu sắc, từng tia nắng vàng nhạt e thẹn chui qua những cụm mây rồi chiếu xuống mặt đất, những giọt sương sớm còn đọng lại trên từng chiếc lá được phản chiếu ánh nắng lấp lánh như những viên ngọc trai đầy màu sắc, tiếng chim hót ríu rít báo hiệu một ngày mới lại bắt đầu, vạn vật đang vươn mình đón nhận sức sống mới.
Bài làm
Em chưa từng được đi núi Cốc nên cũng chẳng biết phải thu hoạch ra sao!