K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2021

Các dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người được phân bố hầu khắp ở cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, từ Bắc đến Nam,... chứng tỏ người nguyên thủy đã sớm có mặt, sinh sống ở khu vực này.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giai-bai-2-phan-tu-luan-trang-14-sach-bai-tap-lich-su-6-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-a94473.html#ixzz7ApxPKrqh

20 tháng 12 2016

Câu 1.

-Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ

-Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hi Lạp, Rô-ma

-Thành tựu

+Cư dân cổ đại phương Đông đã có những hiểu biết về khoa học.Người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học và họ đã thính được số Pi bằng 3,16. Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Người Ấn Độ là chủ nhân sáng tạo nên cá chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả chữ số 0.

+Cư dân Hi Lạp và Rô-ma có nhiều phát minh về khoa học trên các lĩnh vực như Toán học (Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-cơ-lít), Vật lí (Ác-si-mét), Y học (Hi-pô-crát), Triết học (Pla-tôn, A-ri-xtốt), Sử học (Hê-rô-đốt, Tuy-xi-đít).

27 tháng 10 2023

Người tìm thấy dấu tích của vượn người, người tối cổ và người tinh khôn ở Đông Nam Á và Việt Nam chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trong khu vực này. Các dấu tích này đã được tìm thấy ở nhiều địa điểm như Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người đã diễn ra khoảng 5-6 triệu năm trước. Điều này cho thấy sự phát triển và tiến bộ của loài người trong quá khứ.

27 tháng 10 2023

chứng tỏ những nơi đó có vượn người, người tối cổ và người tinh khôn đã từng sinh sống và hoạt động ở nơi đó

27 tháng 10 2023

Những dấu tích của vượn người, người tối cổ, người tinh khôn tìm thấy ở Đông Nam Á và Việt Nam là những bằng chứng quan trọng về sự tồn tại và hoạt động của các nhóm dân cư thời tiền sử trong khu vực này. Chúng là những cột mốc lịch sử cho thấy sự đa dạng về văn hóa và tiến hóa của loài người trong vùng Đông Nam Á. Những dấu tích này thể hiện cuộc sống của các nhóm dân cư tiền sử, bao gồm hoạt động săn bắt và hái lượm, sự phụ thuộc vào môi trường tự nhiên xung quanh. Đồng thời, chúng cũng tiết lộ cách mà môi trường và địa lý đã ảnh hưởng đến cách sống và văn hóa của những người tiền sử khu vực này. Các dấu tích này có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa của khu vực Đông Nam Á và Việt Nam trong quá khứ.

27 tháng 11 2021

giúp mik cái này nha!!!

1 thanh sắt  cưa được thành 7 đoạn mỗi đoạn dài 8dm v̀à 1 đoạn dài 4dm. Hỏi thanh sắt trước khi cưa dài bao nhiêu m?

27 tháng 11 2021

Khu vực Đông Nam Á là một trong những khu vực trù phú, có nền văn hóa đa dạng và cổ xưa nhất trên trái đất. Tuy nhiên, các sử gia, vì thiếu cứ liệu, đã mặc định rằng các nền văn hóa khu vực Đông Nam Á chỉ là những phái sinh từ hai nền văn minh lớn của lục địa Châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa. Một quan niệm như vậy là không xác đáng và bỏ qua rất nhiều những bằng chứng về tính cổ đại và sự tinh tế độc đáo tại khu vực này. 

25 tháng 12 2021

1.Vị trí địa lí của Đông Nam Á: • Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc. • Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp. • Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng

25 tháng 12 2021

2.

Trả lời: Điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc ở Đông Nam Á:

+ Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.

+ Các vương quốc ở Đông Nam Á đều được xây dựng ở nơi đồng bằng cạnh các con sông lớn giàu phù sa thuận lợi cho người dân trồng trọt, sinh sống.

13 tháng 1 2022

Tham Khảo
undefined

13 tháng 1 2022

Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, từ lâu khu vực Đông Nam Á vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

Đông Nam Á bao gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo; lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn nên rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều cây trồng khác. Nơi đây được biết đến là “cái nôi” của nền văn minh lúa nước và là quê hương của nhiều loại cây gia vị, hương liệu nổi tiếng.

12 tháng 12 2016

Vì các hiện vật do khảo cổ học phát hiện cho thấy Việt Nam là 1 trong những cái nôi của loài người .

→ các di tích khảo cổ tìm thấy được phán đoán rằng là những di tích do người nguyên thuỷ sử dụng.

12 tháng 12 2016

Vì căn cứ vào các kết quả khoa học của Ngành Khảo cổ học đã phát hiện được:
- "Năm 1960, các nhà khoa học đã phát hiện trên sườn núi Đọ những di vật có liên quan đến sự xuất hiện và phát triển của người nguyên thủy thuộc sơ kỳ thời đại đá cũ có niên đại cách ngày nay hơn 30 vạn năm. Đó là những công cụ bằng đá được người nguyên thủy chế tạo bằng kỹ thuật ghè đẽo thô sơ bao gồm: Rìu tay, công cụ gần rìu tay, công cụ chặt thô, hạch đá, các loại mảnh tước được tách ra từ quá trình ghè đẽo, chế tác công cụ. Các di vật này đều được chế tác từ loại đá gốc bazan có sẵn ở núi Đọ.
Gần nửa thế kỷ qua, di tích núi Đọ đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước điều tra, khai quật, nghiên cứu. Hơn 2.500 di vật đã được phát hiện và sưu tầm từ di tích khảo cổ này. Các sưu tập di vật về núi Đọ đã được trưng bày trong phần mở đầu lịch sử tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, nhà truyền thống của địa phương."

- "Sự hình thành: văn hóa Ngườm, do các nhà khảo cổ học tìm thấy những mảnh tước ở mái đá Ngườm, Thái Nguyên nên lấy tên này đặt cho niên đại của nền văn hóa đó - khoảng 23.000 TCN.
Văn hóa Ngườm, còn gọi là kỹ nghệ Ngườm là giai đoạn phát triển của người tối cổ sang người tinh khôn (Người khôn ngoan sớm) ở Việt Nam trước nền văn hóa Sơn Vi (từ 18.000 - 11.000 năm cách ngày nay).
Thời gian: Cách ngày nay 2 vạn năm.
Địa bàn cư trú:
+ Sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối...
+ Không gian văn hóa: Từ Sơn La đến Quảng Trị. Công cụ lao động: Đá cuội được ghè đẽo ở rìa tạo thành cạnh sắc. Hoạt động kinh tế: Săn bắt, hái lượm. Tổ chức xã hội: Sống thành thị tộc. Công xã thị tộc hình thành." -

- Cần dẫn chứng cụ thể hơn nữa, mời bạn đến tham quan Viện Bảo tàng Lịch sử Việt nam (Hà Nội) để thấy rõ thêm các hiện vật, vết tích được giới thiệu trưng bày về con người thời nguyên thủy tại những địa danh (nói trên) ở Việt nam. Những chứng cớ đó đã chứng tỏ: "Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người".