Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn có nghe thấy
Lời cầu cứu chăng?
Loài người nông cạn
Hủy hoại môi trường
Con người cứ ngỡ
Tài nguyên vô biên
Bao nhiêu tiên tiến
Khai thác thiên nhiên
Nhưng đâu có ngờ
Vì sự “hững hờ”
Suy nghĩ ngu ngơ
Môi trường ô nhiễm
Ai chịu trách nhiệm
Tìm kiếm giải pháp
Khắc phục hậu quả
Hồi sinh trái đất
Con người bội bạc
Chặt hết cây cối
Rác thải trôi nổi
Bốc mùi hôi thối
Biến đổi khí hậu
Mấy ai thấu thị
Đại dương thẳm sâu
Chứa đầy u sầu
Ôi! Hỡi bạn ơi
Muốn nói đôi lời
Môi trường tuyệt vời
Hãy giữ muôn đời.
Phân loại rác thải
Ngưng việc sai trái
Vứt rác bừa bãi
Ảnh hưởng lâu dài
Cùng trồng cây xanh
Hình thành rừng mới
Phủ kín đồi trọc
Thanh lọc không khí
Mỗi người ý thức
Ăn sâu vào kí ức
Cùng nhau chung sức
Gìn giữ môi trường
Mỗi trường quý giá
Cần sự nâng niu
Hành động nhỏ xíu
Cũng cần thực hiện
Vì cuộc sống “xanh”
Trí tuệ tinh anh
Nhận thức thật nhanh
“Bảo vệ môi trường”.
ngôi trường của em
suốt 3 tháng hè
nằm im lặng lẽ
chờ đón học trò
mùa thu đã tới chúng em tựu phòng
reo vang tiếng trống
trường vui lạ thường
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta(1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...(2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân toocjanh hùng(3).
1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?
- văn bản: tinh thần yo nước của nhân dân ta
- tác giả:Hồ Chí Minh
- hoàn cảnh: đc trích trong báo Chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam( tên gọi từ năm 1951 đêna năm 1976 của Đảng cộng sản Việt Nam hiển nay) tên bài do người soạn sách đặt
2.Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?
- phương thức biểu đạt chính : nghị luận
-luận điểm
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
+Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
+Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
3.Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu(2) của đoạn văn trên và tác dụng của nó
- biện pháp tu từ: liệt kê( Bà Trưng, bà triệu, lê lợi, trần hưng đạo, quang trung...)
- tác dụng: diễn tả đầy đủ và sau sắc về " những trang sử vẻ vang"
4.Nội dung của đoạn văn trên
- nội dung: phải luôn ghi nhớ" công lao của các vị anh hùng dân tộc", vì họ đã dũng cảm đấu tranh giữ nước, thệ hiện 1 tinh thần yêu nước nồng hậu
1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
Tác giả: Hồ Chí Minh
2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên: Nghị luận
Câu nêu luận điểm của đoạn: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tình yêu nước của nhân dân ta.
3. Biện phaáp nghệ thuật được sử dụng trong câu 2: Liệt kê
4. Nội dung của đoạn văn trên: Chúng ta phải biết tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã làm sáng tỏ một chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã làm sáng tỏ một chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
BN THAM KHẢO
Người ta thường bảo, ánh sáng mặt trời là thứ chói lóa và ấm áp nhất. Nhưng riêng em thì thấy không phải vậy. Thứ luôn tỏa sáng ấm áp, đem đến cảm giác hạnh phúc, tươi vui, đối với em chính là nụ cười của mẹ.
Nụ cười của mẹ vô cùng xinh đẹp, không phải vì mẹ là một người phụ nữ xinh đẹp. Vì thực ra, mẹ em có ngoại hình bình thường như bao người phụ nữ khác. Vẫn mái tóc đen, đôi mắt sáng, làn da rám nắng khỏe mạnh với bộ trang phục đơn giản. Thế nhưng, đối với em, nụ cười của mẹ đẹp như viên kim cương quý giá. Và có lẽ, trên thế giới này, bất kì người con nào cũng cảm thấy như vậy. Bởi mẹ thật sự là một thiên thần, từ trời cao giáng xuống chở che, bảo vệ cho đứa con thơ. Vậy nên, thật hiển nhiên khi em cảm thấy mẹ em đẹp nhất khi mỉm cười. Lúc ấy, khuôn mặt mẹ dãn ra, đôi mắt cong lên như vầng trăng. Đong đầy trong đôi mắt ấy là niềm vui, sự dịu dàng. Khiến em như chìm đắm vào chốn thiên đường ấy.
Mỗi khi được nhìn thấy mẹ cười, mọi mệt nhọc, lo âu trong em đều tan đi hết. Giống như một thần dược vậy. Vì thế, em luôn săn đón, mong chờ niềm vui ấy trong mỗi giây, mỗi phút. Em luôn dành thời gian để ở bên cạnh mẹ thật nhiều. Kể những câu chuyện nhỏ, múa hát, xoay quanh để ngóng chờ nụ cười của mẹ. Em cũng học làm những công việc nhà giúp mẹ, để mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn. Những khi đó, mẹ sẽ mỉm cười thật tươi, thật rạng rỡ - đó là nụ cười của niềm hạnh phúc.
Và em sẽ còn cố gắng hơn nữa, trưởng thành nhanh hơn nữa, để có thể trở thành niềm tự hào, thành điểm tựa cho mẹ. Để mẹ có thể luôn luôn luôn mỉm cười vui sướng.
Từ lâu bài tập về nhà đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của mỗi học sinh tuy nhiên không phải cá nhân nào cũng nhận thức được điều này, một vài học sinh đã hình thành cho mình thói quen không làm bài tập về nhà, đây là một thói quen xấu cần gạt bỏ kịp thời.
Để có được một nền tảng kiến thức vững chắc, chúng ta phải không ngừng học tập, biện pháp tốt nhất để lưu giữ kho tàng kiến thức chính là phải có thói quen làm bài tập ở nhà. Tuy nhiên, thực trạng đang rất báo động hiện nay khi việc làm bài tập về nhà trở nên xa vời đối với người học.
Việc áp lực học tập quá lớn hay việc gặp những bài tập quá khó kiến học sinh dễ nản chí khi làm bài tập ở nhà. Học sinh hiện nay thường coi nhẹ việc làm bài tập ở nhà, họ dành phần lớn thời gian cho những công việc khác như chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội…
Thay vì lên mạng tìm tòi những bài học bổ ích phục vụ cho môn học, những cô bé, cậu bé chọn đánh đổi thời gian quý báu của mình để tâm trí bị hút vào những bộ phim, những trang web truyện tranh và những trò chơi của thế giới ảo.
Họ cho rằng việc học trên trường lớp là đủ và không muốn học tập, rèn luyện thêm ở nhà. Chính những suy nghĩ đó dẫn đến tình trạng học đối phó. Rất nhiều bạn học sinh không có ý thức làm bài tập, họ sẵn sàng lên mạng tìm kiếm câu trả lời mà không cho bộ não thông minh của mình được vận động. Thậm chí, nhiều bạn học sinh nước đến chân mới nhảy, sát giờ kiểm tra bài tập các bạn mới cuống cuồng đi mượn vở để chép bài.
Mỗi người cần phải nhận ra tầm quan trọng của việc học dù học trên lớp hay ở nhà, hãy từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà từ bây giờ nhé! Chúng ta hãy lập thời gian biểu sao cho hợp lý, dành thời gian tự học khoảng 1-2 tiếng/ngày.
Khi gặp các vấn đề khó khăn hãy cố gắng trao đổi với bạn bè, thầy cô thay vì chán nản từ bỏ. Hãy rèn luyện và bồi dưỡng thói quen làm bài tập về nhà để chủ động, tự giác trong quá trình học, từ đó việc tích lũy tri thức của chúng ta sẽ hiệu quả và tiến bộ hơn từng ngày
Tham khảo:
- Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Gia đình: Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao và các làn điệu dân gian.
- Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).
- Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước.
- Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc.
- Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.
- Từ năm 1923 - 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan.
- Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Người được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang.
- Sau đó, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người qua đời ngày 2/9/1969.
=> Cả cuộc đời của Người cống hiến hết cho sự nghiệp cách mạng dân tộc, trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói riêng, của quốc tế cộng sản nói chung. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; Nhật ký trong tù…
2.
a.So sánh: Trẻ em như búp trên cành.
Tác dụng : muốn nói rằng: trẻ em tuy còn nhỏ bé nhưng lại là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì thế trẻ em cần được chăm sóc, nâng niu và bảo vệ.
b
Bà như quả ngọt chính rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng
Tác giả đã rất thành công việc tu từ so sánh. "Bà như quả ngọt chín rồi": bà đã sống lâu, có tuổi cao, có nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết về giá trị trong cuộc sống cũng giống như quả, quả chín đã đạt đến trình độ già dặn, có giá trị cao. Hình ảnh so sánh "quả ngọt chín rồi" rất hay và gợi cảm vì nó đúng với ý nghĩa của bà. Bà có tấm lòng đáng quý cho cuộc đời này, thật có giá trị, đáng nâng niu và trân trọng.
Chữ vậy là đẹp rồi em, lần sau chụp dọc nữa là được nhé :>
Nội dung: Nói về tinh hoa của cổ nhân mà Chủ tịch HCM đã tiếp thu được, cách người truyền lại tinh hoa đó và lời khuyên của tác giả đến mọi người.
Phần nd ạ