Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
MB : Giới thiệu tác giả ,tác phẩm
TB : 1. Cảm nhận về bài thơ Tự tình II của HXH ( bạn tham khảo trong sách ) 2. Thân phận của người phụ nữ trong xh xưa - Thường có cuộc đời bất hạnh, trớ trêu bi kịch khát khao tình yêu hạnh phúc nhưng k đc quyền quyết định hôn nhân , hạnh phúc của mk thành ra tình duyên dở lỡ phải qua nhiều lần đò, sống kiếp lấy chồng chung mà tình duyên vẫn chưa chọn. - Đáng thương hơn cả là khi lâm vào bi kịch người phụ nữ k biết chia sẻ với ai mà phải ôm nỗi buồn sâu thẳm , mối sầu hận , đau thương xót xa , tội nghiệp.
3. Thân phận người phụ nữ trong xh ngày nay
- Trong xh ngày nay thân phận người phụ nữ đã thay đổi nhiều , k còn tục lệ bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy , có quyền lựa chọn hôn nhân của mk - trong xã hội bây giờ đã có quyền bình đẳng nam giới và nữ giới . Và người phụ nữ có quyền đứng lên tự do , lẽ phải cho mk, phần nào đó k phải chịu uất ức .
KB : Khẳng định lại vấn đề
( mk viết nếu có gì k phải thì cho xin ý kiến nhá ..!!!!)
bn ơi viết giùm mk cái mở bài với kết bài đi bạn . thanks
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng, với rất nhiều những tác phẩm hay, và một trong những tác phẩm thể hiện được sâu sắc nhất hình tượng cũng như số phận của người phụ nữ Việt Nam thời xưa đó là bài Tự Tình.
Bài thơ Tự Tình được tác giả sáng tác ra để nói về tâm hồn, cũng như tình cảm của những người phụ nữ xưa, họ phải chịu rất nhiều những đau thương, khổ cực, cuộc đời của họ phải chịu rất nhiều những đắng cay, tủi hổ, không biết tâm sự cùng với ai, chỉ một mình lấp bóng trong đêm khuya, với bao nhiêu cảm xúc, tâm trạng của những người phụ nữa trước cuộc đời, với bao nhiêu cảm xúc đó, Hồ Xuân Hương đã sáng tác lên những vần thơ hay, nói lên số phận cũng như tiếng lòng của những người phụ nữ xưa:
Canh khuya văng vẳng trống canh đồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Cảnh khuya là lúc trơ vơ, cô đơn, và con người thường sống đúng với cảm xúc của mình nhất, đây là lúc bao nhiêu nỗi lòng thương được bộc lộ cũng như diễn tả ra một cách sâu sắc cũng như sinh động nhất, tình cảm đó thể hiện trước hết ở tâm hồn trong sáng, cô đơn trước khung cảnh rộng lớn. Bài thơ với bao nhiêu cảm xúc của tác giả, với vần thơ chứa đựng biết bao nhiêu nỗi cô đơn thầm kín, đang dần vây quanh với thân phận nhỏ bé của những người phụ nữ, một mình phải đối diện với biết bao nhiêu nỗi đau, nỗi cô đơn.
Có lẽ tình cảm của tác giả dành cho bài thơ này đó là sự đồng cảm sâu sắc, nỗi lòng của tác giả cũng đang nói hộ cho chính mình, số phận của người phụ nữ xưa, những người phải chịu nhiều cực khổ, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc như những người khác. Hồng nhan bạc mệnh, đây có lẽ là đề tài mà nhiều nhà văn lựa chọn để diễn tả trong tác phẩm của mình, nỗi lòng của những người phụ nữ xưa đã được đi sâu vào nền văn học, với biết bao nhiêu nỗi lòng của sự cô đơn, nỗi cô đơn đó, đang vây kín lấy tâm hồn, cũng như thể xác của họ.
Cảnh khuya người thiếu phụ một mình trơ trọi với núi non, không biết làm bạn với ai, chỉ biết một mình trơ trụi với bóng hồng nhan, đối diện với khung cảnh của núi non hùng vĩ, cảnh vật đó đã đang tác động sâu sắc đến cảm cảm xúc của người đọc, tác giả, không chỉ thể hiện nỗi lòng của chính mình, mà qua đó còn nói về số phận của những người phụ nữ xưa nói riêng, nhưng tình cảm đó đều được đi sâu vào thơ văn.
Đúng là nhà văn là những người chiến sĩ của mọi thời đại, chính vì thế, bao nhiêu tình cảm chân thành, da diết, đều được họ thể hiện sâu sắc qua biết bao nhiêu cung bậc, cũng như cảm xúc của người đọc, thấm sâu trong chính tác phẩm của mình. Tình cảm đó đã đi sâu và mang đậm biết bao nhiêu giá trị của những người phụ nữ xưa, chỉ biết mượn rượu để quên sầu, nhưng khi tỉnh lại họ chợt nhận ra tất cả vẫn đang ám ảnh lấy tâm hồn của họ:
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Tất cả nỗi buồn đó đều được thể hiện rất chi tiết và cụ thể trong tác phẩm, có thể thấy, nỗi lòng của những người phụ nữ đó là rất lớn, đêm khuya trợ trọi với biết bao nhiêu nỗi cô đơn, sự gian nan và biết bao nhiêu nỗi lòng dành cho người mình yêu, nhưng khổ nỗi mảnh tình san sẻ cũng không có ai để thấu.
Nhưng không hẳn vì thế mà họ quên đi chính mình, họ vẫn thể hiện sức sống tiềm tàng qua sức mạnh cũng như tình yêu thương của mình, họ vượt qua mọi khó khăn, vượt qua những cái khắc nghiệt của cuộc sống, xuyên ngang mặt đất, ở đây có thể hiểu rằng, họ đã trải qua bao nhiêu rào cản của xã hội phong kiến để có được hạnh phúc cho chính mình, không sợ những rào cản đó làm cản trở đi tình yêu cũng như xúc cảm trong chính bản thân họ.
Rêu từng đám ở đây nói về sự chắc chắn, kết nối, rêu không phải là thứ gì đó dễ đi, nó bám lâu đời, và cũng biểu hiện để nói về tình cảm của những người phụ nữ cũng phải chờ mong, đợi chờ và rồi, từng đám rêu đó đã chứng minh thấy tình cảm của họ đã hóa lên thành những đám rêu, bám từ ngày này qua ngày khác, không khó tháo ra.
Bao vất vả, cũng vượt qua, đâm toạc chân mây, rêu vẫn cứ mọc, vượt qua bao nhiêu nỗi cô đơn, tình cảm đó vẫn muốn san sẻ đi chút ít, sâu sắc và chân thành. Sự chờ đợi đó cứ lặp đi lặp lại, cứ chảy trôi hết ngày này qua ngày khác, xuân đi xuân lại lại”, ở đây cũng diễn tả sự quay trở lại của quỹ đạo thời gian, tất cả vượt qua rất nhiều những gian nan và vẫn muốn thể hiện tình cảm của chính mình.
Bài thơ đã thể hiện được sâu sắc nỗi lòng của những người phụ nữ xưa, họ phải sống một cuộc sống cô đơn, vất vả, một mình trơ trụi trước khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, nhưng lòng người thì thật nhỏ hẹp.
dàn ý nha
1. Giới thiệu: Tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích.
- Tác giả Nguyễn Tuân: Nhà văn có phong cách tài hoa, uyên bác, luôn gắn bó với cái đẹp, thiên lương.
- Chữ người tử tù: là tác phẩm ca ngợi cái đẹp, lòng ngưỡng mộ cái đẹp và sức mạnh của thiên lương. Điều ấy được bộc lộ không chỉ qua hình tượng Huấn Cao mà còn ở cả nhân vật viên quản ngục.
2. "… một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ" (Phân tích hoàn cảnh sống của viên quản ngục):
- Làm quan chức trong ngục.
- Nơi quản ngục sống: đề lao nơi "người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc".
- Nơi đó, bọn lính ngục đã hành hạ người tù bằng những thói "tiểu nhân thị oai".
- Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ bị tha hoá, càng ngày càng dễ dấn sâu vào bùn lầy.
3. "…một thanh âm trong trẻo": viên quản nguc (phân tích tính cách, tâm hồn viên quản ngục)
- Ông là người biết yêu quý cái đẹp, yêu quý chữ viết đẹp của Huấn Cao mà ông xem là báu vật; Ông có sở nguyện cao quý: được treo trong nhà một bức châm có chữ của Huấn Cao.
- Đó là tình cảm cao thượng bền bỉ, có ngay từ khi ông "đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền", cho đến bây giờ đã là một người"tóc hoa râm, râu ngả màu".
- Do yêu quý cái đẹp, ông yêu quý, kính trọng người tạo ra cái đẹp: Huấn Cao. Điều đó đã được bộc lộ qua hành vi, suy nghĩ của ông:
+ Ông "biệt nhỡn liên tài" đối với Huấn Cao.
+ Ông đã "biệt đãi" Huấn Cao - một người tử tù. Đó là một việc làm không đúng bổn phận của nhà chức trách, có thể nguy hại đến tính mạng bản thân và gia đình.
+ Ông nhún nhường trước người tử tù: bị xua đuổi, không tức giận, lễ phép lui ra với câu nói "xin lĩnh y".
+ Ông mong Huấn Cao dịu lại tính nết để ông trình bày sở nguyện xin chữ của Huấn Cao.
+ Khi Huấn Cao cho chữ, viên quản ngục đã "khúm núm" nhận chữ.
+ Được Huấn Cao khuyên rời khỏi hoàn cảnh "hỗn loạn xô bo", ông đã chân thành rơi lệ và "bái lĩnh".
Đó là hình tượng tiêu biểu cho người có lòng yêu quý cái đẹp, cho tấm lòng "trọng nghĩa liên tài". Ông là "một đóa sen thơm ngát trong chốn bùn lầy".
Ví tấm lòng của nhân vật quản ngục như "một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ", Nguyễn Tuân đã thể hiện sự ngợi ca đối với viên quản ngục, đối với những người biết yêu quý cái đẹp, thiên lương. Cùng với hình tượng Huấn Cao, hình tượng viên quản ngục đã góp phần việc thể hiện chủ đề của tác phẩm: Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và thái độ đối với cái đẹp, sức mạnh của cái đẹp, đồng thời cũng kín đáo bày tỏ tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.