K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2023

Ko chuyên v lm đc ko e :)

Các ngành kinh tế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cũng như vùng Bắc Trung Bộ bao gồm nông nghiệp, chế biến sản xuất nông sản, du lịch sinh thái, và công nghiệp chế biến gỗ ,......

16 tháng 12 2023

Tớ lm lại đy nhé.

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng như vùng Bắc Trung Bộ có nhiều ngành kinh tế phát triển. Các ngành kinh tế mạnh của vùng này bao gồm nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp chế biến, du lịch và dịch vụ. Ngoài ra, các ngành công nghiệp như chế biến gỗ, sản xuất thủy sản cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực này.

9 tháng 8 2021

Vào mùa hạ ở Bán cầu Bắc, tổng bức xạ ở Xích đạo nhỏ hơn ở Cực Bắc chủ yếu do thời gian chiếu sáng ở Cực dài hơn ở Xích đạo (tại Cực có 6 tháng ngày, tại Xích đạo chỉ có 3 tháng ngày)
Nhiệt độ không khí ngoài việc phụ thuộc vào tổng bức xạ Mặt Trời (được quy định bởi sự chi phối của góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng), còn phụ thuộc vào tính chất
bề mặt đệm. Ở Xích đạo chủ yếu là đại dương và rừng rậm nên không khí có chứa nhiều hơi nước, hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Ở Cực chủ yếu là băng tuyết nên phản hồi hầu hết lượng bức xạ Mặt Trời, phần còn lại rất nhỏ chủ yếu dùng làm tan băng nên nhiệt độ rất thấp.

Tham khảo nha

Tham khảo:

1/

a.

Những điều kiện thuận lợi giúp Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước là:

Đất đai (đất xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng thuận lợi cho trồng cây công nghiệp theo quy mô lớn.

Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loại cây công nghiệp khác nhau.

Người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất cây công nghiệp.

Thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng mở rộng.

Chính điều đó đã giúp cho Đông Nam Bộ trở thành vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước. Ngoài ra, cây công nghiệp hàng năm như lạc, đậu tương, mía…và cây ăn quả như mít, sầu riêng, xoài…cũng là thế mạnh của vùng.

b.

Thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long:

- Thuận lợi:

+ Nguồn nước ngọt quan trọng để thau chua, rửa mặn đất cho phần lớn diện tích đất nhiễm phèn nhiễm mặn ở đồng bằng.

+ Bồi đắp phù sa tự nhiên, mở rộng diện tích đồng bằng (hằng năm đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục mở rộng về phía biển hàng chục mét).

+ Mang lại nguồn lợi thủy sản giàu có cho vùng.

+ Du lịch sinh thái trên kênh rạch và rừng ngập mặn.

+ Phát triển giao thông trên kênh rạch.

- Khó khăn:

+ Gây ngập lụt diện rộng và kéo dài.

+ Phá hoại nhà cửa, vườn dược, mùa màng.

+ Gây ra dịch bệnh do ô nhiễm môi trường.

+ Gây thiệt hại về người và của.