K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2021

Tk:

 

Đặc biệt, với số lượng đông đảo và môi trường sống đa dạng, giun đốt có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đa dạng sinh thái. Một số giun đốt thường gặp Đại diện tiêu biểu nhất của ngành giun đốt giun đất Khi nhắc tới ngành giun đốt, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới đại diện tiêu biểu nhất, đó là giun đất.  
21 tháng 12 2021

lm tơi xốp đất,lm thực phẩm,...

8 tháng 3 2018

the la sao?

8 tháng 3 2018

* Túi khí có thể tích lớn hơn phổi nhiều lần, chứa nhiều không khí nên có thể thực hiện hô hấp kép khi chim bay làm cơ thể nhẹ, điều hòa thân nhiệt

hok tốt

Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong duy trì sự sống. Ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương thực thực phẩm, nhiều loại thuốc cho con người, chúng còn có thể làm ổn định hệ sinh thái nhờ sự tác động qua lại giữa chúng.
Gần đây, thuốc trị bệnh bạch cầu có thể được trích từ một loại hoa – Rosy Periwrinkle (dừa cạn hồng), chỉ được tìm thấy ở Madagascar, và thuốc điều trị bệnh ung thư vú từ cây Thủy tùng ở Tây Bắc Pacific. Các sản phẩm từ động vật, cá và thực vật được dùng làm thuốc, đồ trang sức, năng lượng, vật liệu xây dựng, lương thực và những vật dụng cần thiết khác .v.v…
Những vườn sinh học được thành lập với rất nhiều loài hoang dã tạo vẻ đẹp phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của con người.
Về mặt sinh thái, đa dạng sinh học còn có vai trò trong bảo vệ sức khỏe và tính toàn bộ của hệ sinh thái thế giới. Cung cấp lương thực, lọc các chất độc (qua các chu trình sinh địa hóa học), điều hòa khí hậu của trái đất, điều chỉnh cung ứng nước ngọt … Nếu mất những loài hoang dại sẽ làm mất sự cân bằng sinh thái và ảnh hưởng tới con người, chất lượng của cuộc sống.
Thay đổi tính đa dạng và nơi cư trú của đa dạng sinh học cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và bệnh tật của con người.

18 tháng 12 2018

NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. Đặc điểm chung
- Cơ thể có kích thước hiển vi
- Chì là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
- Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hoặc tiêu giảm
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi
II. Vai trò
1. Lợi ích

- Là thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước
2. Tác hại
- Gây bệnh ở động vật
Ví dụ: trùng bào tử, trùng elimeria,...
- Gây bệnh ở người
Ví dụ: trùng kiết lị, trùng sốt rét,...

NGÀNH RUỘT KHOANG
I. Đặc điểm chung
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Ruột dạng túi ( không có hậu môn)
- Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
- Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai
II. Vai trò
1. Lợi ích
- Trong tự nhiên:
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển
- Đối với đời sống con người:
+ Làm đồ trang trí, trang sức: san hô
+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi, san hô
+ Làm thực phẩm có giá trị: sứa
+ Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất
2. Tác hại
- Một số loài sứa gây độc, ngứa cho người.
- Tạo đá ngầm => ảnh hưởng đến giao thông đường thủy

NGÀNH THÂN MỀM
I. Đặc điểm chung
- Thân mềm, không phân đốt
- Có vỏ đá vôi
- Có khoang áo
- Hệ tiêu hóa và cơ quan di chuyển thường tiêu giảm
- Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển
II. Vai trò
1. Lợi ích
- Làm thực phẩm cho người và thức ăn cho động vật
- Làm đồ trang trí, trang sức
- Làm sạch môi trường nước
- Làm nguyên liệu để xuất khẩu
2. Tác hại
- Phá hoại cây trồng
- Là vật chủ trung gian truyền bệnh

NGÀNH CHÂN KHỚP
I. Đặc điểm chung
- Có bộ sương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở
- Các chân phân đốt, khớp động
- Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể
II. Vai trò
1. Lợi ích
- Cung cấp thực phẩm cho con người và làm thức ăn cho động vật khác
- Làm thuốc chữa bệnh
- Thụ phấn cho cây trồng
2. Tác hại
- Làm hại cây trồng và sản xuất nông nghiệp
- Hại đồ gỗ, tàu thuyền,...
- Là vật chủ trung gian truyền bệnh
 

18 tháng 12 2018

troi oi kho qua chiu luon ne!

9 tháng 7 2020

Ôxy, các yếu tố môi trường và hô hấp của cá

Đối với các loài cá hô hấp hoàn toàn trong nước, ôxy được cung cấp qua môi trường nước, nên có thể xảy ra tình trạng không cân đối giữa nhu cầu ôxy và hàm lượng ôxy trong môi trường nước. Một số loài cá đã hình thành cơ quan hô hấp từ khí trời (air–breathing organ - ABO), giúp cá lấy trực tiếp ôxy từ không khí và tăng khả năng chịu đựng khi môi trường bất lợi. Tuy nhiên, có loài cá bắt buộc phải hô hấp khí trời, nhưng cũng có loài không bắt buộc.

Bên cạnh ôxy, khả năng chịu đựng các yếu tố môi trường như đạm tổng số (TAN) và nitrite của các loài cá hô hấp khí trời cao hơn các loài cá hô hấp trong nước; điển hình là hai loài cá nuôi ở ĐBSCL là cá tra (Pangasionodon hypophthalmus) và cá lóc (Channa striata) (Lefevre et al., 2011; 2012).

Vai trò của mang cá trong hô hấp

Với những loài cá hô hấp trong nước, mang giữ vai trò quan trọng trong trao đổi khí, điều hòa ion, axít và bazơ, và cũng là nơi thải chất độc của cơ thể. Bên cạnh đó, tim giữ nhiệm vụ bơm máu có chứa nhiều ôxy đến các cơ quan trong cơ thể để cung cấp ôxy cho mô và các tế bào, sau đó máu quay trở lại tim qua tĩnh mạch (Hình 1).

Mang của các loài cá hô hấp khí trời đóng nhiều vai trò khác nhau, bao gồm trao đổi khí (20-90% O2), giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa ion và axít / bazơ và đặc biệt có khả năng giảm độ thông khí để giảm sự tiếp xúc với chất độc. Nhờ cơ quan hô hấp khí trời, máu ở tim của các loài cá này được cung cấp ôxy qua sự trộn lẫn giữa máu chứa ôxy từ cơ quan hô hấp khí trời và máu thiếu ôxy từ tĩnh mạch quay về (Hình 2). Một số loài cá hô hấp khí trời thuộc giống Pangasius có mang phát triển rất mạnh.

Đối với cá hô hấp hoàn toàn trong nước, mang là cơ quan lấy ôxy chủ yếu, vì vậy phải lấy nước một cách liên tục và có thể cũng là nơi nhiều khả năng tiếp xúc với chất độc trong môi trường, đặc biệt là nitrite. Ngược lại, nhiều loài cá hô hấp khí trời có thể giảm bề mặt mang và điều chỉnh hô hấp để chuyển hướng vận chuyển ôxy vào máu từ cơ quan hô hấp khí trời, nhờ đó có nguy cơ tiếp xúc với chất độc (như nitrite) thấp hơn cá hô hấp hoàn toàn trong nước (Hình 3).

Hô hấp khí trời của cá

Có giả thuyết là cá hô hấp khí trời phụ thuộc vào sự hấp thu ôxy trong suốt quá trình thiếu ôxy; nhưng việc thực hiện hô hấp khí trời có tiêu tốn năng lượng hay không?

Thí nghiệm của Lefvere et al. (2013) trên cá tra cho thấy, cá có thể đảm bảo tỷ lệ hô hấp căn bản tùy thuộc hàm lượng ôxy trong môi trường nước. Trong điều kiện ôxy bình thường, cá tra chủ yếu hấp thụ ôxy trong nước và tỷ lệ sử dụng ôxy trong không khí rất thấp. Tuy nhiên, khi thiếu ôxy, tỷ lệ sử dụng ôxy trong không khí và trong nước có thay đổi; lúc này cá tra hấp thụ ôxy trong không khí nhiều hơn trong nước.

Thí nghiệm của Lefvere et al. (2011) cũng cho thấy, khi cá tra sống trong điều kiện thiếu ôxy 15 giờ thì tỷ lệ hấp thụ ôxy trong nước rất thấp và lượng ôxy hấp thu trong không khí chiếm tỉ lệ rất cao. Như vậy, nếu sống trong tình trạng thiếu ôxy, cá phải hô hấp khí trời liên tục. Câu hỏi đặt ra là, khi đó cá có tiêu tốn nhiều năng lượng không?

Hình 4 cho thấy giống cá Pangasius khi hô hấp hoàn toàn trong nước có thể đáp ứng đầy đủ ôxy cho nhu cầu trao đổi chất (nếu như hàm lượng ôxy trong nước đầy đủ). Tuy nhiên các nghiên cứu ở cá lóc cho thấy hiện tượng thiếu ôxy làm kéo dài quá trình tiêu hóa; sự tiêu hóa thức ăn có thể kéo dài đến hơn 24 giờ nếu hô hấp trong điều kiện thiếu ôxy; trong khi cá chỉ tốn khoảng 18 giờ để tiêu hóa thức ăn với điều kiện ôxy bình thường (Leferve et al., 2012).

Cơ quan hô hấp khí trời giúp bảo vệ tim khi cá bị thiếu ôxy trong mô. Cá giống Pangasius là loài có thể kiểm soát độc lập nhu cầu ôxy từ nước cho trao đổi chất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi môi trường nước có hàm lượng ôxy cao thì cá tăng trưởng tốt hơn và hệ số thức ăn (FCR) giảm. Như vậy, nếu cung cấp đủ ôxy cho ao nuôi sẽ có thể đạt năng suất nuôi cao hơn.

Ôxy cung cấp đến tim nhờ các cơ quan hô hấp khí trời. Có thể cấu trúc mang của các loài này cũng phát triển để đảm bảo vai trò hấp thụ ôxy tối ưu. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bằng chứng thực nghiệm cho giả thuyết đó. Ở cá hô hấp trong nước, đã có bằng chứng về cấu trúc bề mặt của mang có sự biến đổi để tăng khả năng hấp thu ôxy trong môi trường nước trong tình trạng ôxy thấp (hypoxia). Sự phân chia chức năng của mang có ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng chất độc trong môi trường. Leferve et al. (2012) cho rằng các loài cá hô hấp trong nước có khả năng chịu đựng nồng độ TAN cao khi pH thấp và ngược lại khi pH trong ao nuôi càng cao thì khả năng chịu đựng TAN của cá hô hấp trong nước càng giảm. Tuy nhiên, cá cũng không thể chịu đựng được khi pH lên đến 9-10, dù hàm lượng TAN chỉ khoảng 10 mgN/lít.

Ammonia (NH3) độc đối với cá nước ngọt ở nồng độ từ 0,53 đến 22,8 mg/lít; tính độc phụ thuộc vào pH và nhiệt độ môi trường nước. Tuy nhiên, thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của TAN lên sự tăng trưởng của cá tra cho thấy, khi nồng độ NH3 trong nước là 10 mg/lít cá vẫn tăng trưởng và khác biệt không lớn so với đối chứng. Như vậy, có thể nhận định, hàm lượng TAN thấp không ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng cá tra giai đoạn giống.

Một câu hỏi khác được nêu ra là cá thuộc giống Pangasius và các loài cá hô hấp khí trời khác có bị ảnh hưởng vì hàm lượng nitrite trong môi trường không? Nghiên cứu của Lefevre và ctv. (2011 và 2012) đưa đến nhận xét, cá tra và cá lóc có khả năng chịu đựng cao hơn các loài khác khi sống trong môi trường có nồng độ nitrite tương đối cao. Nồng độ nitrite gây chết 50% cá thí nghiệm (LC50) sau 96 giờ của cá tra lên đến 75,9 mgNO2-/lít và cá lóc là 216 mgNO2-/lít. Nhưng, cả hai loài cá này đều có những biểu hiện bất thường khi sống trong môi trường có nitrite (Lefevre et al., 2011; 2012).

Kết luận

Quá trình cung cấp ôxy vào nước cũng có lợi đối với các loài cá có cơ quan hô hấp khí trời. Hiện nay, một số nông dân thực hiện sục khí vào ao nuôi cá tra mang lại hiệu quả tốt. Điều này cho thấy, cần tiếp tục nghiên cứu nuôi thực nghiệm cá tra và cá lóc trong hệ thống kiểm soát ôxy tốt (như hệ thống tuần hoàn) và cung cấp thêm ôxy vào ao nuôi nhằm tăng năng suất và giảm tác động xấu đến môi trường.

1) Có lợi: 
- Thức ăn lấy thịt, trứng, sữa, ... 
- Hàng mĩ nghệ, dệt, da: sừng, lông, ... 
- Góp phần làm đất tơi xốp: giun đất 
- Làm cảnh: san hô, thú nuôi trong sở thú, ..., xiếc: cá heo, khỉ, ... 
- Dược phẩm 
- Làm sạch nước: trai sông 
- Làm vật thí nghiệm: chuột bạch 
... 
2) Có hại: 
- Gây bệnh cho người: giun, sán, ... 
- Phá gỗ, đồ dùng: chuột, mối, gián, hà, ... 
- Phá hại mùa màng: chuột, dơi, ốc bươu vàng, ... 

Động vật có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Chúng cung cấp nguyên liệu (thực phẩm, da lông), phục vụ cho học tập và thí nghiệm thuốc, các hoạt động của con người

-Bên cạnh đó cx có các con vật có hại, lây bệnh truyền nhiễm cho con người

Nguồn: https://h.vn/hoi-dap/question/55472.html

bn tham khảo thêm nha

6 tháng 4 2020

Vai trò thực tiễn:

1.Có lợi:

-Làm thực phẩm: tôm, cua

-Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm...

-Bắt sâu bọ có hại: nhện chăng lưới, bọ cạp..

2.Có hại:

-Làm hại cây trồng: nhện đỏ...

-Làm hại đồ gỗ trong nhà: mối..

-Truyền nhiều bệnh nguy hiểm: ruồi muỗi...