K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2016

Ông sinh ngày 13 tháng 5 năm 1944, tại Linh Ðông, quận Thủ Ðức, tỉnh Gia Định. Ông là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế, Trần Quang Thọ (1830-1890), đời thứ bốn của nhạc sĩ nổi tiếng về đàn tỳ bà, Trần Quang. Ông là con trai trưởng của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn Trường nữ Trung học Gia Long.

Sự nghiệp

Chịu ảnh hưởng truyền thống gia đình, ông sớm định hướng theo con đường âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp khoa violin tại trường Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, ông sang Pháp tiếp tục học nâng cao về violin. Ở đó được cố vấn bởi trưởng dàn nhạc giáo sư Yehudi Menuhin ông đổi sang học các loại nhạc cụ dân tộc khác tại các trường đại học: Louvre, Sorbonne (Paris, Pháp), đại học Cambridge (London, Anh). Ông Hải sau đó lấy bằng tiến sĩ âm nhạc dân tộc người Việt tại Pháp, người thứ hai lấy bằng này sau cha của mình.
Ông bắt đầu làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Con người (Musée de l’Homme) Paris (Pháp) từ năm 1968. Ông đã có những nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực Dân tộc âm nhạc học như: hát đồng song thanh, phát triển gõ muỗng, phát triển kỹ thuật biểu diễn đàn môi… đang được thế giới quan tâm. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Âm nhạc truyền thống quốc tế 

Ông và vợ là nghệ sĩ Bạch Yến, đã thực hiện hơn 3.000 buổi giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới…

Danh hiệu

Ông được tôn xưng danh hiệu "vua muỗng" sau khi chiến thắng tại một cuộc thi gõ muỗng trong khuôn khổ Đại nhạc hội dân nhạc tại Cambridge, Anh vào năm 1967. Tính ra, ông có hơn 60 năm gắn bó với những giai điệu từ muỗng. Ông từng biểu diễn "gõ muỗng" trong hơn 1.500 chương trình biểu diễn, buổi sinh hoạt âm nhạc ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người thể hiện tiết tấu - âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng.

Đời tư

Ông lập gia đình với nữ ca sĩ Bạch Yến (ca sĩ) ngày 17 tháng 6 năm 1978 tại Paris (Pháp). Trước đó ông có một người con gái riêng. Hai ông bà sau này không có con nhưng sống hạnh phúc 

27 tháng 9 2016

ngắn thôi chị sao dài vậy?

THƠ VĂN LÝ - TRẦN. Câu 1. Cách đưa tin chiến thắng trong bài thơ có gì đặc biệt? Tại sao tác giả lại sử dụng cách đó? ( Bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải ). Câu 2. Hai câu cuối tác giả gửi gắm điều gì? Qua đó, em có nhận xét gì về tầm tư tưởng của tác giả. ( Bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải ). Câu 3. Tìm...
Đọc tiếp

THƠ VĂN LÝ - TRẦN.

Câu 1. Cách đưa tin chiến thắng trong bài thơ có gì đặc biệt? Tại sao tác giả lại sử dụng cách đó? ( Bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải ).

Câu 2. Hai câu cuối tác giả gửi gắm điều gì? Qua đó, em có nhận xét gì về tầm tư tưởng của tác giả. ( Bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải ).

Câu 3. Tìm nét gần gũi, tương đồng của các câu sau với các bài thơ đã học. ( Các bài Nam quốc sơn hà, Phò giá về Kinh, .... các bài thơ ở thời Lý - Trần ).

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có.

CÁC BẠN ƠI! GIÚP ME VỚI! MAI ME NỘP RỒI. LÀM ƠN!

0
6 tháng 10 2016

      Sở thích của tôi  nó cũng rất đơn giản như bao người khác. Tôi thích được đọc sách, được nấu ăn, được vui chơi cùng gia đình và bạn bè. Nếu trong cuộc sống này tôi thiếu một sở thích nào mà tôi đã nói thì cuộc sống của tôi sẽ rất vô nghĩa. Sở thích đọc sách được khởi đầu cách đây 2 năm về trước, khi tôi đọc một cuốn tiểu thuyết rất hay và khiến tôi phải khóc. Nấu ăn là điều mà tôi yêu thích đơn giản tôi muốn nấu những món ăn ngon cho ba mẹ và người tôi yêu thương. Vui chơi cũng vậy, nó giúp tôi trở nên thân thiện với mọi người xung quanh đặc biệt là gần gũi với họ hơn.

6 tháng 10 2016

     Mỗi người ai ai cũng có 1 sở thích riêng, đối với tôi nghe nhạc được coi là 1 sở thích. Tôi bắt đầu thích nghe những loại nhạc Pop Âu Mỹ vào 3 năm trước, khi tôi còn là cô bé học sinh Tiểu học. Những bài hát tiếng Anh đó đã giúp tôi phần nào giao tiếp giỏi hơn và trở thành những bài hát ghi đậm trong lòng tôi. Bài hát '' Lights '' chính là bài hát mà lần đầu tiên tôi tiếp xúc với thể loại nhạc này. Những ngày đầu nghe, tôi cảm thấy chán và chỉ muốn tắt nó đi nhưng rồi ngày sau, tuần sau và cứ thế cho đến một ngày tôi đã cảm nhận được cái hay của bài hát. Ca sĩ mà tôi thần tượng là Jessie J và Selena Gomez... họ là một trong những ca sĩ nổi tiếng và được mọi người yêu chuộng. Ngoài thể loại này, tôi còn nghe cả nhạc trữ tình quê hương Việt Nam. Những câu hát tuy ngắn nhưng sự ẩn chứa tình yêu quê hương thì thật là bao la và vĩ đại. Những câu hát ngọt ngào, lời mẹ ru mỗi trưa đối với tôi quả là tình cảm sâu nặng và ý nghĩa. Nghe nhạc giúp tôi thư giãn và giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Tôi rất yêu âm nhạc và sẽ tiếp tục sở thích này trong tương lai.

Chúc bạn học tốt nhéhihi

a)

Dịch nghĩa

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.

b)

- Về nội dung: Thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc. - Về hình thức: Ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

13 tháng 10 2019

Gợi ý: Đầu tiên khái quát qua tác phẩm rồi bắt qua vấn đề khát vọng xây dựng đất nước vững bền

- Thanh niên Học sinh hôm nay là thế hệ tiếp tục bảo vệ và xây dựng đất nước sau này hay là những chủ nhân tương lai của đất nước
- Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là yếu tố quan trọng cơ bản để tiếp tục học cao học rộng và đem ra thực hành khi trưởng thành.
- Là một thế hệ giỏi giang có đạo đức, hứa hẹn trở thành 1 công dân tốt trong tương lai gần.
=> Thế giới không ngừng phát triển và sánh vai với cường quốc năm châu thì phải phát triển Khoa học kĩ thuật, điều đó do con người quyết định. Mà nguồn gốc học tập là tu dưỡng đạo đức từ hồi còn trẻ.

Chúc bạn học tốt!

13 tháng 10 2019

Gợi ý:Đầu tiên khái quát qua 2 tác phẩm rồi bắt qua vấn đề khát vọng xây dựng đất nước vững bền

- Thanh niên Học sinh hôm nay là thế hệ tiếp tục bảo vệ và xây dựng đất nước sau này hay là những chủ nhân tương lai của đất nước
- Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là yếu tố quan trọng cơ bản để tiếp tục học cao học rộng và đem ra thực hành khi trưởng thành.
- Là một thế hệ giỏi giang có đạo đức, hứa hẹn trở thành 1 công dân tốt trong tương lai gần.
=> Thế giới không ngừng phát triển và sánh vai với cường quốc năm châu thì phải phát triển Khoa học kĩ thuật, điều đó do con người quyết định. Mà nguồn gốc học tập là tu dưỡng đạo đức từ hồi còn trẻ

**Pải có vài dẫn chứng cụ thể

26 tháng 9 2016

1)Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.

2)Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.

3)Các đặt tên của tác giả rất phù hợp với bài.Cuộc chia tay của những con búp bê tạo ra một tình huống tâm lí - đó là cuộc chia tay không đáng có, cũng như không đáng có cuộc chia tay giữa Thành và Thuỷ - hai anh em vốn rất mực gần gũi, thương yêu và luôn luôn quan tâm, chia sẻ cùng nhau. Tên truyện, vì thế đã gợi ra được một tình huống đáng chú ý khiến người đọc phải quan tâm theo dõi.

26 tháng 9 2016

Bài 1:

Hai anh em Thành và Thủy phải chia tay nhau vì bố mẹ li hôn, Thủy phải theo mẹ về quê. Trước khi đi, Thành dẫn em đến chia tay lớp học và sau đó chia đồ chơi. Cuối cùng Thủy đã để lại con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ cho anh.

Bài 3:

Nhan đề " Cuộc chia tay của những con búp bê: mượn cuộc chia tay của những con búp bê để nói lên sự vô lí của những cuộc li hôn do người lớn tạo ra mà những đứa trẻ vô tội phải gánh chịu.

Bài 2:

Văn bản nói về cuộc chia tay của hai anh em Thành, Thủy.

 

28 tháng 10 2016

*Dự kiến các luận điểm chính:

+Nói chuyện trong giờ học là vi phạm nội qui nhà trường.
+Nói chuyện trong giờ học là hành vi thiếu văn hóa.


*Viết đoạn văn:
Nói chuyện trong giờ học là hiện tượng phổ biến trong các trường học Tiểu học, THCS, THPT,... Nói chuyện sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tiết học: bạn bè bị ảnh hưởng, thầy cô không vừa lòng. Dẫn đến một hai người nói chuyện ảnh hưởng đến cả lớp học, từ thầy cô giáo đến bạn bè. Không chỉ ảnh hưởng đến người khác, mà đó còn là một hành vi thiếu văn hóa. Hãy thử tưởng tượng bạn đang nói trước đám đông mà không ai nghe bạn nói, chỉ nói chuyện phiếm, bạn sẽ cảm thấy ra sao?-hẳn là rất khó chịu. Vì thế khi trong giờ học, nhất là khi thầy cô đang giảng bài, bạn hãy nghe giảng để không ảnh hưởng đến những người khác, và để thể hiện mình là con người có văn hóa.

 
 
28 tháng 10 2016

Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dung điên thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh. Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài.Còn có bạ thậm chí còn bị dình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dung nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng bài khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dung trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao.Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói. Bản than em đôi lúc cũng nói chuyện riêng, nhưng em vẫn cố gắng khắc phục để không làm ảnh hưởng đến thây cô, bạn bè và chính bản thân em.Nói chuyện không phải là xấu,điều quan trọng là ta nói lúc nào, ở đâu.

24 tháng 10 2016

Câu 1 : Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

Câu 2 : Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể.

Còn”ta với ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn.
“Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

 
 
24 tháng 10 2016

cảm ơn bn nha Kotomi Ichinosevui