K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tục ngữ Việt Nam có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Suy ngẫm nhiều, chúng ta thấy đúng là y phục góp phần quan trọng vào vẻ đẹp mỗi con người, góp phần quan trọng vào dáng vẻ thướt tha của phụ nữ. Một trong những kiểu y phục ấy là chiếc áo dài Việt Nam.

Áo dài Việt Nam có từ rất xa xưa, theo từng thời kì lịch sử mà chiếc áo dài có những hình dáng khác nhau và thay đổi theo từng phương. Miền Bắc ngày xưa có kiểu áo dài viền năm tà, miền Trung lại có một kiểu sợi dây cột ngang lưng, miền Nam cũng có áo dài cổ cao theo một cách đặc biệt.

Đến đầu thế kỉ XX, áo dài Việt Nam lần này được thiết kế lại với hai tà ôm sát thân mình. Cách may cắt cũng ngày càng tinh xảo hơn để bớt đi những chỗ lòng thòng, những nếp nhăn, số lượng nhiều tà chỉ còn lại hai tà phía trước và phía sau, sợi dây cột ngang lưng cũng được bỏđi. Theo thời, có lúc tà áo dài đến mắt cá, có lúc tà áo thu lên ngang gần đầu gối, có lúc tà rộng, có lúc tà hẹp.

Những năm đầu thế kỉ này, tà áo dài theo hai khuynh hướng. Phối hợp với y phục phương Tây, các nhà tạo mẫu cho ra đời những kiểu áo dài kéo sau lưng, những kiểu áo trái tim, kiểu cổ truyền. Một khuynh hướng khác là trở về nguồn. Các nhà tạo mẫu dùng những hoa văn hình chim hạc để thiết kế ở thân trước áo dài, cổ áo dài hoặc dùng những hoa văn trên thổ cẩm để làm viền, tạo nên những chiếc áo dài vừa duyên dáng vừa cổ điển, vừa hiện đại. Trang phục kèm áo dài cũng thay đổi theo thời gian như quần màu đen, trắng hòa cùngmàu với áo, khăn đóng ngày nay thay thế bằng vương miện dùng trong ngày cưới của cô dâu.

Nhờ sự khéo léo của những nhà thiết kế, chiếc áo dài Việt Nam đã tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng và thể hiện nét kín đáo thiết tha của người phụ nữ. Vì sao vậy? Phần trên thường kín cổ, thể hiện vẻ kín đáo nhưng cũng làm hiện lên bờ vai và đôi tay trắng thon dài của cô gái. Nhờ cắt may khéo léo, phần trên chiếc áo thể hiện nét đẹp khỏe mạnh gọn gàng và thùy mị của cô gái Việt Nam, đồng thời hai tà áo lúc mở lúc khép, quấn quýt theo làn gió, tạo vẻ thướt tha dịu dàng của chiếc áo dài. Nét đẹp đó làm say mê bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam, làm say mê bao khách nước ngoài khi giao dịch, tham quan du lịch Việt Nam, nhà thơ Nguyên Sa từng viết:

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Anhvẫn yêu màu áo ấy vô cùng

Thơ anh viết vẫn nguyên màu lụa trắng!

Cốnhạc sĩ Văn Cao cũng đưa hình ảnh áo dài Việt Nam vào trong bài “Bến xuân” của mình: Tà áo em rung trong giấc mộng ngập ngừng ngoài bến xuân.

Hiện nay, tuy nước ta đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Trong vài thập niên gần đây, tà áo dài đã' là đồng phục quy định của nhiều công sở và trường học. Ngay cả những dịp quan trọng như ngày Tết, ngày lễ, ngày cưới, người ta cũng dùng áo dài làm trang phục chính. Với những loại vải quí phái, chất liệu đặc biệt như tơ tằm, lụa với màu sắc lộng lẫy hoặc nhu hòa, chiếc áo dài làm tăng thêm vẻ sang trọng và tươi đẹp cho người phụ nữ Việt Nam.

Áo dài Việt Nam là một trong những nét đẹp truyền thông, gắn liền với phong tục và văn hóa của người Việt Nam. Bảo vệ nét đẹp áo dài Việt Nam là bảo vệ văn hóa và phong tục của ta vậy.nhonhung<3 U

3 tháng 1 2018

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết được nguồn gốc xuất xứ của chiếc áo dài. Nhưng theo truyền miệng và một số báo chí thì lịch sử áo dài có từ thế kỉ XVIII. Thời đó chúa Nguyễn Phúc Khoát có ý định thay đổi đời sống cho người dân, bắt đầu từ trang phục. Bởi ông nghĩ rằng, trang phục là vật dụng để đánh giá thẩm mĩ, phẩm chất của một con người. Từ nền tảng áo dài của phụ nữ Chăm, kết hợp với lại váy xẻ hai tà của Thượng Hải (Trung Quốc) và một số hoa văn, chi tiết của áo các dân tộc khác, chiếc áo dài đã ra đời. Và đến năm 1934, nhà may Cát Tường đã cho ra mắt bộ áo dài mang nhãn hiệu Le Mur.

Thập niên những năm 1930, họa sĩ Lê Phố đã cải tiến chiếc áo dài Le Mur thành chiếc áo dài có hình dáng gần giống với áo dài Việt Nam ngày nay. Đến thời vua Bảo Đại (1935), chiếc áo dài được chuyển đổi thành áo dài ngũ thân. Hình dáng như áo dài nhưng kết hợp với áo tứ thân mớ năm mớ bảy. Do không phù hợp với cuộc sống của nhân dân nên đã mất dần. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài truyền thống bị trôi nổi theo từng giai đoạn lịch sử. Cổ áo dài vẫn tồn tại và phát triển đến tận bây giờ.

Nói chung, chiếc áo dài có ba thời kì lịch sử chính. Thời kì thứ nhất: áo dài truyền thống: Làm từ vải trắng hay vải nhung pha màu với cách may cố điển, lấy theo mẫu phương Tây. Tay áo phồng, áo cố hở tròn, tay áo hơi bó, thân áo gần như suôn, quần thì miền Bắc màu trắng còn miền Nam màu đen. Thời kì thứ hai: áo dài tân thời (gần như áo dài hiện đại): cổ cao, bó, vạt áo khá rộng, thân áo may lượn theo cơ thể, vạt áo khá dài, mặc áo rộng và thường được may bằng vải lụa trắng, the. Thời kì thứ ba: áo dài hiện đại: đó là chiếc áo ngày nay như chúng ta nhìn thấy và chất liệu là bao gồm gần như tất cả các loại vải: gấm, nhung, the, lụa, thổ cẩm với đủ màu sắc.

Để may một chiếc áo dài cũng thật kì công như chính giai đoạn phát triển của nó. Đầu tiên, ta phải biết chọn loại vải đẹp, phù hợp với màu da và khuôn mặt. Ta có thể tìm đến những địa chỉ như: Lụa Hà Đông, Vạn Phúc. Sau đó, ta đặt may chiếc áo phù hợp với vóc dáng của cơ thể. Cổ áo phải may cao khoảng lcm bằng hồ cứng, tay áo hơi bó, suôn dần xuống bàn tay. Áo phải chia thành hai phần vạt trước và vạt sau. Để ghép nối hai mảnh lại với nhau, phải có đường may mềm mại, uốn lượn theo thân thể. Tránh để đường may thô, tạo cảm giác cứng nhắc, khó chịu. Nách áo dài cần được may thật cẩn thận đến từng chi tiết. Các khuy áo cần phải có độ chính xác, tránh lộ ra phía ngoài. Đôi khi muốn có được chiếc áo dài thêm phần lộng lẫy, người may còn đơm thêm những họa tiết trang trí. Nếu biết tuân thủ những chi tiết đó, chắc chắn ta sẽ có một chiếc áo dài tuyệt đẹp.

Có rất nhiều nơi may áo và sản xuất áo dài nổi tiếng như: Hà Nội (phố Cầu Gỗ), Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến những nơi đó, bạn có thể may cho mình một bộ áo dài đẹp.

Đã từ lâu, chiếc áo dài không còn chỉ như trang phục hằng ngày. Nó đã thật sự tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ về mặt hình thể. Chiếc áo dài được may uốn lượn, làm nổi bật lên vẻ đẹp hết sức uyển chuyển của người phụ nữ. Mặc chiếc áo dài, trông người phụ nữ thật duyên dáng. Nhìn những em bé mũm mĩm mặc áo dài màu sắc, trông thật rực rỡ, đáng yêu. Những nữ sinh trong trang phục áo dài trông thật trong sáng, hồn nhiên khiến ai cũng phải ngước nhìn mà lòng xao xuyến. Đến người già cũng có thế mặc áo dài. Mặc những chiếc áo dài màu nhung đen với hình họa nổi bật, trông họ thật đẹp lão. Chiếc áo dài thực sự dành cho mọi lứa tuổi.

Áo dài được xem là trang phục truyền thông của nước ta không chỉ vì vẻ đẹp hình thức của nó mà bởi áo dài thực sự đã tôn vinh, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp tinh thần của dân Việt. Phụ nữ mặc áo dài trông vừa kín đáo, duyên dáng vừa trang trọng, lịch sự. Áo dài thực sự đã tôn thêm nét nữ tính của người phụ nữ. Bởi vậy mà chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.”

- “Không những là một trang phục truyền thống được người Việt Nam tôn vinh và sử dụng rộng rãi mà áo dài còn được nhiều người nước ngoài ưa chuộng. Những người bạn phương Tây rất thích áo dài Việt Nam bởi chất liệu đẹp, hoa văn đẹp và kiểu dáng cũng thật độc đáo. Nhìn thấy các bạn nước ngoài mua áo dài Việt Nam đem về làm kỉ niệm, ta có thể biết chắc chắn rằng, chiếc áo dài chính là cầu nối của Việt Nam với các bạn nước ngoài. Đối với họ, áo dài là kỉ niệm, là hình ảnh, là vẻ đẹp Việt Nam.

Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại, người phụ nữ có thể có nhiều trang phục khác, đẹp và phù hợp với sở thích, hoàn cảnh sử dụng nhưng chiếc áo dài vẫn rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Vào mỗi dịp lễ Tết hay ngày kỉ niệm lớn phụ nữ đều mặc áo dài trông thật duyên dáng và trang trọng, ở nơi công sở, chị em phụ nữ cũng
thường mặc áo dài tạo vẻ đẹp tự tin và lịch sự. Trong nhiều cuộc thi người đẹp, hoa hậu Việt Nam thì trình diễn áo dài luôn được chọn là phần thi quan trọng nhằm giữ gìn và tiếp tục phát huy vẻ đẹp áo dài truyền thống và tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Để duy trì và tiếp tục phát triển nét đẹp truyền thống này, nhiều Việt kiều cũng hay mặc áo dài để luôn nhớ về đất nước, quê hương với tà áo dài thân thương.

Quả thực, chiếc áo dài Việt nam đã trở thành biểu tượng hết sức cao quý của người phụ nữ, là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và của thế giới cần được gìn giữ. Dù mai đây chiếc áo dài có thay đổi, cách tân hay có những trang phục khác thời trang hơn thì không gì có thể sánh bằng chiếc áo dài Việt. Áo dài thật xứng đáng là nét đẹp Việt Nam!”.

22 tháng 4 2021

tham khảo:

Dàn ý thuyết minh về ngày Tết Nguyên đán
I. Mở bài: Giới thiệu ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết Nguyên đán ngày Tết quan trọng nhất trong năm của người Việt, là ngày nghỉ và sum họp gia đình giữa các thành viên với nhau sau một năm học tập, làm việc. Đây cũng là ngày tôn vinh những giá trị truyền thống và cổ truyền của dân tộc.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

– Tết Nguyên đán gốc gác xa xưa bắt nguồn ở Trung Quốc.

– Du nhập vào nước ta từ hàng ngàn năm trước.

– Nhiều người châu Á theo âm lịch đều ăn mừng Tết Nguyên đán để chào đón một năm mới.

2. Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán

– Trước Tết người dân đi sắm sửa đồ đạc cho năm mới.

– Miền Bắc trang trí hoa đào còn miền Nam lại sử dụng hoa mai biểu tượng cho ngày Tết.

– Chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, bánh kẹo, nước ngọt thờ cúng tổ tiên. Mâm ngũ quả mỗi miền lại có một cách bày trí khác nhau.

– Trẻ con được bố mẹ mua sắm quần áo, đồ dùng mới.

3. Trình tự ngày Tết Nguyên đán

– Đêm 30 Tết mọi gia đình đều chuẩn bị đêm giao thừa, thờ cúng ông bà.

– Giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ và năm mới.

– Đêm 30 người dân hái cành lộc non mang về nhà với ý nghĩa mang tài lộc về nhà.

– Tục lệ truyền thống xông nhà vào năm Mới.

– Sáng mùng 1 con cháu sẽ đi chúc Tết ông bà, cha mẹ nhiều sức khỏe, tài lộc.

– Con cháu mừng tuổi ông bà, còn ông bà sẽ lì xì lại với ý nghĩa may mắn, thành công trong năm mới.

– Gia đình cùng các thành viên họ hàng sum họp vui vẻ và đầm ấm.

– Đầu năm mới nhiều người còn đi lễ chùa cầu may, tài lộc, vạn sự như ý.

– Tết Nguyên đán quan trọng nhất là 3 ngày đầu tiên đó là mùng 1, 2, 3.

– Mỗi gia đình tổ chức ăn uống, tiệc tùng, họp mặt người thân, bạn bè.

4. Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán

– Ngày lễ cổ truyền của dân tộc, ngày tụ họp của nhiều thành viên trong gia đình.

– Tôn vinh những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa gia đình.

III. Kết bài

Tết cổ truyền ngày nghỉ dài nhất và quan trọng nhất trong năm. Ai đi xa học tập hoặc làm việc dù có bận rộn đến đâu cũng cố gắng về nhà thăm gia đình, bạn bè giúp tình cảm thêm gắn kết. Đây cũng là ngày tôn vinh giá trị truyền thống của gia đình và dân tộc.

 

22 tháng 4 2021

Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết Nguyên đán được coi là ngày Tết quan trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết đến. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những phong tục, tập quán cũng đổi thay quá nhiều nhưng phong tục đón Tết Nguyên đán truyền thống của người Việt vẫn được lưu giữ trọn vẹn nhất.

Sau khi tiễn ông Công, ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp thì mọi nhà lại bắt tay vào chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho đến ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp để chuẩn bị đón Tết tốt nhất. Ngày Tết đến còn được gọi là ngày sum họp, đoàn viên của mọi gia đình. Một năm mải miết làm ăn đã kết thúc, các thành viên mới có dịp quây quần, đoàn tụ bên nhau để tâm sự, sẻ chia những buồn vui trong suốt một năm qua.

Tết là để trở về, để sum họp, để đoàn viên. Suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, người thân của mình. Trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà, để gìn giữ truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.


 
Ta vẫn thường nghe câu:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, đã qua lịch sử hơn 4 ngàn năm dựng nước, cũng qua bốn ngàn năm dân tộc Việt lưu truyền tục gói bánh chưng vào dịp Tết. Sau này, miền đất phía Nam được mở rộng ra, người dân nơi đây lại có tục gói bánh Tét, nguyên liệu cũng không khác gì bánh chưng nhưng hình dáng thì dài hình trụ chứ không vuông giống bánh chưng.

Chiếc bánh chưng, bánh tét xanh được làm nên từ những vật phẩm thân quen của nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối, … Ở khắp mọi nhà, trên mọi miền quê của đất Việt, dù là giàu sang hay nghèo khó, thiếu thốn hay đủ đầy, đô thị hay nông thôn thì cứ đến Tết là phải có bánh chưng, bánh Tét trong nhà.

Bên nồi bánh chưng đỏ lửa, ông bà cha mẹ lại kể cho con cháu nghe về truyền thuyết Lang Liêu gói bánh chưng bánh giầy dâng vua Hùng, kể về truyền thống gia đình, về ân đức tổ tiên, qua đó mà giáo dục con cháu về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về lễ hiếu và cách gìn giữ trân trọng truyền thống.

Gói bánh chưng cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo, làm sao để chiếc bánh chưng vuông vắn, chiếc bánh tét được tròn đầy, để dâng cúng tổ tiên được chiếc bánh đẹp nhất. Cùng với bánh cặp bánh chưng hay đôi đòn bánh tét, trên bàn thờ tiên tổ còn bày biện nào mâm ngũ quả (mỗi miền 5 loại quả khác nhau), nào bánh mứt, nào hoa tươi, rượu,… Tất cả tạo nên một Tết Việt rất đậm đà, rất riêng biệt, không hề giống với bất cứ một đất nước nào.

Tất nhiên vào năm mới thì ta không thể quên tục xông đất (hay xông nhà) vào ngày mùng 1 Tết. Theo quan niệm dân gian của người Việt, nếu ngày mồng Một mà mọi việc suôn sẻ, thuận lợi, may mắn thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Chính vì thế người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng đối với gia chủ.

Gia đình thường để ý những người thân, họ hàng, bạn bè mình có ai có tuổi “tam hợp” để nhờ xông đất đầu năm. Chính vì thế mà người được nhờ xông đất cũng cảm thấy được vui vẻ, tự hào.

Khi tới xông nhà ta cũng không thể quên tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm. Ngày mồng Một Tết, các thành viên trong gia đình thường sum vầy, tụ họp đầy đủ tại nhà ông bà, cha mẹ để làm lễ cúng lạy tổ tiên, mừng tuổi người lớn và trẻ con. Cùng chúc nhau những điều may mắn, tốt lành nhất sẽ đến trong năm mới, chúc cho ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, như cây cao bóng cả tỏa bóng mát che chở cho con cháu. Người lớn thì mừng tuổi cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ tươi cùng những lời chúc để ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn…

Việc xuất hành, du xuân đầu năm cũng vô cùng quan trọng. Người ta quan niệm rằng hướng đi đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng, hướng đi này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của người đó trong cả năm sắp tới. Có người còn nhờ vào sách vở, học theo kinh nghiệm dân gian rồi xem lịch để chọn ra hướng xuất hành cho mình để năm mới mọi việc được may mắn, thuận lợi nhất.

Tục đi lễ chùa để cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho một năm mới là phong tục không thể thiếu vào dịp Tết cổ truyền. Có người chọn sáng mùng 1 Tết vừa xuất hành vừa đi lễ chùa khấn cầu những điều may mắn cho gia đình, cầu mong một năm mới bình yên, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt.

Ngày nay, những chuyến du xuân xa nhà càng phổ biến hơn, có nhiều gia đình lựa chọn các chuyến du lịch trong và ngoài nước để bù vào khoảng thời gian bận rộn trong năm cũ.


 
Dù có bao lâu đi chăng nữa, Tết Việt vẫn giữ được hồn riêng, vẫn là ngày lễ quan trọng nhất, ấm áp nhất, đủ đầy nhất của cả dân tộc. Mỗi mùa xuân về, mỗi dịp Tết đến là mỗi lần truyền thống được khơi dậy, tôn vinh và lan tỏa tới tất cả mọi thế hệ cũng là dịp tuyệt vời nhất để ngày Tết cổ truyền được lưu truyền cho tới mãi mai sau.

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

1 tháng 5 2020

  Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của biển và đại dương. Hầu hết các quốc gia có có biển (trong đó có Việt Nam) đều rất coi trọng phát triển kinh tế biển; đẩy mạnh khai thác không gian, mặt biển, tài nguyên, tiềm năng, lợi thế của biển để phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và đặc quyền kinh tế biển.

Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có đường bờ biển dài trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Bình quân khoảng 1 km2 đất liền có xấp xỉ 4 km2 vùng lãnh hải; cứ 100 km2 đất liền có 1 km chiều dài bờ biển. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có diện tích 208.560 km2, chiếm 51% tổng diện tích cả nước với dân số hơn 40 triệu người, chiếm gần 50% dân số cả nước.


Biển Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo, phân bố tập trung ở ven bờ Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ. Một số đảo ven bờ miền Trung và Tây Nam Bộ và 2 quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Diện tích đất dải ven biển chỉ tính các huyện tiếp giáp với biển có gần 6 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp hơn 2 triệu ha, đất lâm nghiệp khoảng 1,8 triệu ha. Ở khu vực ven biển, rừng ngập mặn còn khoảng 250.000 ha phân bố ở vùng ven biển phía Nam và phía Bắc, riêng miền Trung rừng ngập mặn còn lại rất ít. Diện tích đầm phá phấn bố tập trung ở ven biển miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận, chiếm gần 40.000 ha. Đây là các thủy vực nông có bản chất môi trường nước lợ, mặn và là môi trường phát triển thủy sản rất tốt. Ngoài ra còn có khoảng 290.000 ha bãi triều và hàng vạn ha vùng cát phân bố dọc ven biển miền Trung.

Tài nguyên nước mặt ven biển Việt Nam phân bố trên phạm vi rộng dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, với nhiều loại hình đa dạng phụ thuộc vào địa hình, địa mạo. Đặc điểm này đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý tài nguyên nước. Trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng ven biển và trên các đảo lên đến hơn 14 triệu m3/ngày, thuộc diện tương đối dồi dào. Tuy vậy, do phân bố xen kẽ các phần diện tích nước mặn nên khó khai thác, song chất lượng nước ngầm ven biển đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Đặc biệt, các bể dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được đánh giá là có triển vọng khai thác, với trữ lượng phát hiện khoảng 4 tỷ m3 dầu quy đổi (tính đến hết năm 2010). Khoáng sản ven bờ biển, trên các đảo cũng được đánh giá có triển vọng tốt, đã ghi nhận trên 300 mỏ và điểm quặng, điểm khoáng có hóa sắt; xác định trên 59 mỏ, điểm quặng titan.

Theo kết quả điều tra, đánh giá mới nhất: Ven biển Việt Nam có tổng trữ lượng hơn 600 triệu tấn quặng titan-ilmenit (bao gồm cả zircon, monazite…). Trữ lượng cát thủy tinh của 13 mỏ đã được thăm dò và đánh giá lên đến hơn 144 triệu m3. Vùng ven biển cũng là nơi tập trung nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng như đá vôi, xi măng, sét, đá ốp lát… Biểu hiện kết hạch sắt-magan, sa khoáng silmenit-zicon-monazite có casiterit và vàng đi kèm, phi kim loại, khí hydrate dưới đáy biển, vùng biển sâu cũng có tiềm năng lớn và khả năng khai thác.

Hiện trong vùng biển của nước ta cũng đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong tổng số các loài được phát hiện, có khoảng 6.000 loài động vật đáy, hơn 2.000 loài cá, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước.

Các rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, rừng ngập mặn, thực vật phù du, động vật phù du, sinh vật đáy, cá biển, chim biển, thú biển và bò sát với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đã và đang được khai thác, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và trên các đảo. Đó là chưa kể đến tài nguyên vị thế của cảng biển, du lịch, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều… cũng đã được phát hiện, khai thác, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế biển và quốc kế, dân sinh.

Riêng chất lượng nước ven biển, vùng cửa sông, ngoài khơi của Việt Nam nhìn chung còn tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ven biển. Các hệ sinh thái đặc thù như hệ sinh thái đảo, cồn cát, đất ngập nước, cửa sông, đầm nuôi thủy sản, rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá, vũng - vịnh, vùng triều… tạo nên sự đa dạng, phong phú của biển Việt Nam. Đây là những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn được ghi nhận, góp phần đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới.

1 tháng 5 2020

Biển Việt Nam còn có tiềm năng băng cháy-loại hình tài nguyên mới của thế giới; vùng ven biển còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm… ... Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.

24 tháng 11 2016

Người đó là .....

MÍC HIỀN

ĐĂNG KÍ THI MÔN NHẢY SÂU

NHỈ Vịtt Tên Hiền

25 tháng 11 2016

cái này lạ đó nhảy sâu là j

15 tháng 9 2017

Bài làm

Hà Nội ngày 21 tháng 05 năm 2016

Bạn Komako thân mến!

Tớ tên là Nguyễn Nhật Linh học sinh lớp 7 tớ đến từ đất nước Việt Nam. Tuần vừa qua tớ được du ngoại cùng đất nước bạn với nhiều ấn tượng đẹp và đáng nhớ nhưng chỉ là qua màn ảnh nhỏ.

Tớ ao ước rằng một ngày gần đây tớ sẽ được đến thăm đất nước đất nước Nhật Bản thân yêu của bạn để được trượt trên nền tuyết trắng, được khoắc trên mình bộ kimono duyên dáng của đất bạn. Được thưởng thức cái lạnh buốt giá.

Bạn Komako thân mến!

Đất nước Việt Nam của tớ là có hình chữ s với khí hậu ôn đới. Một năm có bốn mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Khí hậu khá ấm áp và dễ chịu.

Mùa xuân là mùa của những lễ hội và vui chơi. Mùa của cây cối trăn hoa đua nở, vươn trồi nẩy lộc, mùa của những tuổi trẻ và tình yêu con người căng trằn sức sống. Mùa thu với cơn gió heo may với gió se se lạnh làm cho con người ta như muốn hít thở tất cả vào lòng. Mùa của la vàng rụng đầy đường phố cả thành phố như tràn ngập sắc vàng.

Mùa hè là mùa của du lịch vì đất nước tớ bao bọc xung quanh đều là biển cả. Mùa đông ở đây không quá lạnh, là mùa của những lễ cưới con người như chờ đợi từng ngày để đến mùa đông sửa ấm cho nhau. Mùa hạ với cái thời tiết khô hanh, màu của những cơn mưa rào trời như đổ nước xuống tưới tiêu cho hoa màu xanh mơm mẩn.

Bạn Komako thân mến!

Đất nước tớ là một đất nước rất giàu và đẹp bạn à. Có rất nhiều những khu du lịch đã được unetco công nhận là di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Phố Cổ Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế……

Nếu có dịp bạn sang Việt Nam tớ sẽ sẵn sằng làm hướng dẫn viên du lịch cho bạn. Chúng ta sẽ có cuộc vi hành từ Bắc vào Nam. Điểm đầu tiên chúng ta dừng chân đó sẽ là quê hương của người Bác kính yêu của đất nước tớ đó là Nghệ An. Tớ muốn bạn biết rằng tuy Bác là một vị lãnh tụ của đất nước nhưng Bác vẫn có cuộc sống giản dị mà thanh cao.

Điểm tiếp theo chúng ta đến sẽ là Huế mộng mơ. Bạn sẽ được ngắm dòng sông hương lặng lờ trôi nó đang vươn mình chuyển hướng nhưng không hề có một tiếng động nào cả. Vẫn cứ im lìm lặng yên. Rồi những cô gái Huế mặc áo tím thủy chung với giọng Huế ngọt ngào dễ đi và lòng người.

Và điểm ta không thể bỏ qua đó là Đà Nẵng với cái tên thành phố đáng sống. Bạn sẽ được nằm dài dưới bãi biển Mỹ Khê cắt trắng, ngắm nhìn những lớp sóng xô bờ. Điểm đến cuối cùng đó là Hội An. Với những phố cổ dài, kiến trúc hoàn mĩ không chê vào đâu được, con người ở đây bình yên lặng lẽ.

Việt Nam quê tớ còn nhiều thứ đẹp lắm tớ sẽ giới thiệu bạn dần dần. Có lẽ bạn đã hình dung được một phần đất nước Việt Nam của tớ và hiểu vì sao con người Việt Nam cần cù và anh dũng lại yêu quê hương đất nước mình đến thế.

Dân tộc Việt Nam rất cởi mở và hiếu khách. Chúng tớ sẵn sằng giang rộng đôi tay kết bạn với bạn bè trên toàn quốc và hợp tác để xây dựng cuộc sống hòa bình trên thế giới.

Thư đã dài tớ xin dừng bút tại đây. Chúc bạn và gia đình luôn bình an hạnh phúc. Tạm biệt bạn !

Thân ái chào bạn!

Nguyễn Nhật Linh

27 tháng 9 2019

Vạn Thắng ngày 18 tháng 5 năm 2016

Bạn An-na thân mến!

Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này vì bạn chưa biết mình một người Việt Nam, nhưng mình lại biết bạn qua xem chương trình truyền hình về nước Nga. Chính vì thế mà mình muốn viết thư làm quen với bạn.

Mình tự giới thiệu nhé: Mình tên là Nguyễn Trần Phương Nhi, học lớp 3A trường Tiểu học vạn Thắng 2 ở Vạn Ninh - Khánh Hòa, nước Việt Nam. Mình viết thư này để mong bạn cho mình biết về bạn: bạn năm học lớp mấy? Học giỏi môn nào? Thích chơi môn gì? Gia đình bạn ra sao?... Mình còn muốn biết thêm về đất nước, về cuộc sống của người dân Nga... Được như thế, mình và bạn trên thế giới sẽ được cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất này là của chúng mình ...

Chúc bạn luôn học giỏi và tràn đầy sức khỏe nhớ viết thư cho mình nhé!

Người bạn Việt Nam.

Nguyễn Trần Phương Nhi

30 tháng 10 2017

Ba Na people mainly reside in the central highlands of Vietnam, has a population of 227,716 people, residing in 51 out of 63 provinces and cities. Ba Na houses with characteriss typical of Ba Na traditional people. As a ethnic group in accordance with the principle of their family they should be customary.
Men's clothing: Ba Na men wear pullover. the body of the shirt with red stripes decorated horizontal lines, white shirt. Male carry a T-shaped folds under the belly, threaded through the groin and covered a butt. Cold day, they carry the sheet. In front of the male bun hair between the top of the head or to loose. If you bring a towel, usually chit ax. During the holidays, they usually have a bun on the back of their nape and a feather. Men also wear bronze bracelets.
Women's clothing: Ba Na women prefer to have shoulder-length hair, sometimes with  combs or feathers, or brooches made of bronze, tin. There is a group of scarves that are not wrapped in a cloth belt or beaded necklace. There are groups An Khe, Mang Giang or some other places they scarf covered head, indigo towels wrapped neatly on the head. Previously, they wore square or circular hats with waxed beeswax so that they did not soak up the water, sometimes with a dress that was both covered and covered. They often wear beaded necklaces and long, spiral bronze bracelets from the neck to the elbows. Rings are commonly used and are worn on two or three fingers. Disposable ear wearing both the meaning of jewelry and religious significance of the community. Earrings can be metal, be it bamboo or wood. Tooth carries the concept of community rather than jewelry. Ba Na women dressed in short skirts, shorts and skirts. The jacket can be short-sleeved or long-sleeved. Skirts are open skirts, usually shorter than Ede skirts, today are the same length. Abdomen also wear the copper rings and put the vacuum tube into it

CÓ CHỖ NÀO SAI THÌ BẠN CÓ THỂ SỬA LẠI , MÌNH KO GIỎI ANH VĂN ĐÂU

14 tháng 10 2017

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.

9 tháng 12 2018

Dàn ý

Mở bài

Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

Thân bài:

Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời gian kết hợp với kết cấu.

– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:

+ Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).

+ Địa điểm tổ chức lễ hội.

+ Nguồn gốc,lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại).

– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

+ Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.

+ Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…).

+ Chuẩn bị về địa điểm…

– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.

+ Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách thập phương.

+ Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tượng vè lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành, ca nhạc, các trò vui chơi,…)

– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.

Kết bài:

Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.

Chú ý: bài văn viết đúng với phong cách của văn thuyết minh, có thể kết hợp thêm các yếu tố miêu tả (đặc điểm, tiến trình của lễ hội), biểu cảm (nêu cảm nhận về ý nghĩa của lễ hội).