Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
là dạng thuyết minh nha bạn nhưng sẽ có kết hợp với yếu tố miêu tả
Ninh Bình là tỉnh ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng làm say lòng du khách thập phương. Trong đó, không thể không nhắc đến khu "Tam Cốc-Bích Động". Đây là danh thắng được ngợi ca là "Nam thiên đệ nhị động" (tức Động đẹp thứ nhì trời Nam)
Tam Cốc - Bích Động thuộc xã Ninh Hải, cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây cách quốc lộ 1A 2km, cách thủ đô Hà Nội 100km về phía Nam, cách thành phố Ninh Bình 7km về phía Nam. Nơi đây có diện tích 350,3 ha. Thiên nhiên Tam Cốc-Bích Động được ví như "Vịnh Hạ Long trên cạn" là điểm du lịch nổi tiếng cho những du khách muốn tẩy sạch bụi trần.
Cái thú là ta đến với Tam Cốc bằng thuyền con. Tam cốc gồm 3 hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả 3 hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Hang nào cũng lung linh huyền ảo sắc màu với hàng nghìn nhũ đá và bao huyền tích. . Cảnh rồng cuộn hổ quỳ, cảnh tiên nga tắm mát, cảnh tiều phu gánh củi, cảnh ngư ông râu tóc bạc phơ ngồi ở trên thạch bàn câu cá, cảnh đàn công vũ hội,... thấp thoáng ẩn hiện trên vòm hang vách động, như dẫn hồn du khách vào chốn Bồng Lai. Sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền, vào vách hang lúc nghe rì rào, róc rách, lao xao hòa cùng tiếng gió thì thầm thì thào như tiếng thần Núi từ cõi linh thiêng ngàn xưa vọng về.
Hang Cả là hang đẹp nhất của Tam Cốc, còn được gọi là hang Ngoài, hang Lớn, có chiều dài khoảng 180m, chiều rộng ước chừng 30m. Tràn hang cao hơn 5m. Đây là hang có nhiều nhũ đá đẹp rủ xuống. Do có vòm hang cao nên vào mùa lũ nước hầu như koong lên tới trần hang ít có sự bào mòn các nhũ đá. Bởi vậy, trong hang có nhiều nhũ đá hơn hẳn so với hai hang còn lại. Về mùa hè không khí trong hang mát lạnh, ai cũng cảm thấy khoan khoái, thư thái tâm hồn.
Hang Hai còn được gọi là hang Giữa, hang Trung dài khoảng 90m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 30m, phía trong hơn 30m, phần giữa của hang hơi thắt lại. Trần hang cao khoảng 3,5m có nhiều nhũ đá rất đẹp.
Hang Ba còn được gọi là hang Bé có chiều dài hơn 80m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 20m phía trong hơi loe ra rộng khoảng hơn 30m. Độ cao của trần hang dưới 3m. Hang thường xuyên bị ngập nước khi mưa nhiều dẫn đến các nhũ đá bị bào mòn, nhiều chỗ thành vệt nhẵn. Từ hang Ba trở vào là cảnh sông, suối, rừng, núi.
Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2km có nghĩa là "động xanh". Xanh trời, xanh ruộng, xanh suối, xanh núi, xanh hang, xanh động mênh mông. Đây là tên do tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của Nguyễn du đặt cho động năm 1773, chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông. Chùa được xây dựng đầu đời nhà Hậu Lê. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chùa và động Bích Động là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh đẹp kì thú của hang động, núi non với sự tài hoa khéo léo của con người... Các kiến trúc ở đây chủ yếu dựa vào vách đá tạo thành một khối thống nhất vững chắc. Toàn cảnh chùa được bố cục theo kiểu "tam tòa" phía dưới là chùa Hạ, tiếp đến là chùa Trung, trên cùng là chùa Thượng. Bên cạnh đó người xưa đã lợi dụng hang tối để đặt tượng phật và những vách đá để dựng những ngọn tháp khiến vẻ linh thiêng cổ kính của ngôi chùa được tăng thêm nhiều phần.
Các chùa ở Bích Động có nhiều mộ tháp bàn đá nhấp nhô trong vườn chùa, có nhiều tượng phất rất cổ kính quý giá. Vườn chùa xanh um cây ăn trái, hàng trăm loài hoa đẹp đua sắc khoe hương quanh năm. Bích Động có năm ngọn núi bao quanh, chầu về gọi là Ngũ Nhạc Sơn. Chỉ một tiếng chuông chùa ngân lên tức thì có năm tiếng chuông từ vách núi Ngũ Nhạc Sơn vọng lại nghe thật êm ái, du dương..
Tóm lại, giữa sông nước mênh mông của núi non hùng vĩ ở Tam Cốc-Bích Động con người như bé nhỏ lại. Tới đây, mỗi du khách như được hòa mình vào thiên nhiên tận hưởng không khí trong lành, tâm hồn được thư thái. Không chỉ là một danh lam thắng cảnh, Tam Cốc-Bích Động còn là một điểm du lịch tâm linh ở Ninh Bình sẵn sàng chào đón du khách thập phương!
Núi chùa Châu Thới ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Biên Hoà 4km, thị xã Thủ Dầu Một 20km, thành phố Hồ Chí Minh 24km, và đã được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia ngày 21/04/1989.
Di tích danh thắng núi Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư của các tỉnh thành: Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí danh thắng này rất thuận tiện cho việc tham quan, du lịch, vì gần các thắng cảnh, khu vui chơi nghỉ mát khác như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long (Biên Hoà).
Sách “Gia Định Thành Thông Chí " đã viết: “Núi Chiêu Thới (Châu Thới) từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt, làm tấm bình phong triều về Trấn thành. Ở hang núi có hang hố và khe nước, dân núi ở quanh theo, trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành, ngó xuống đại giang, du khách leo lên thưởng ngoạn có cảm tưởng tiêu dao ra ngoài cửa tục”.
Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” cũng miêu tả khá rõ núi và chùa Châu Thới gần giống như trên: “Núi Chiêu Thới tục gọi là núi Châu Thới, ở phía Nam huyện Phước Chính 21 dặm, từng núi cao tít làm bình phong cho tỉnh thành. Khoảng giữa núi Chiêu Thới có am Vân Tĩnh là nơi ni cô Lượng tĩnh tu, di chỉ nay vẫn còn. Đột khởi một gò cao bằng phẳng rộng rãi, ở bên có hang hố và nước khe chảy quanh, nhà của nhân dân ở quanh theo. Trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long trác tích tu hành. Năm Bính Thân, đạo Hoà Nghĩa là Lý Tài chiếm cứ Châu Thới tức là chỗ này. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) đem núi này liệt vào tự điển”.
Về nguồn gốc, có căn cứ cho rằng chùa được xây vào khoảng năm 1612, do thiền sư Khánh Long, trên bước đường vân du hoằng pháp lên đồi Châu Thới thấy cảnh hữu tình, Sư cất một thảo am nhỏ để tu tịnh, thảo am được gọi là chùa Hội Sơn, sau đổi tên thành chùa núi Châu Thới”. Nhưng cũng có cứ liệu cho thấy chùa núi Châu Thới lập vào năm 1681 là thời điểm hợp lý hơn cả. Nhưng cho dù được thành lập vào năm 1681, chùa núi Châu Thới ở huyện Dĩ An hiện nay vẫn là ngôi chùa xưa nhất Bình Dương và được hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam Bộ.
Cổng chùa bằng đá dưới chân núi có đề tên Chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cổng tam quan có ba mái cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – hỉ xả…”
Trải qua hơn ba trăm năm lịch sử đầy biến động, chịu bao hủy hoại tàn phá của thời gian và chiến tranh, chùa núi Châu Thới nay không còn giữ được dấu tích, di vật nguyên thủy của một chùa cổ được hình thành vào hàng sớm nhất Nam Bộ. Hiện Chùa là một quần thể kiến trúc đa dạng được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau: gồm ngôi chánh điện, các điện thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn, Linh Sơn Thánh Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu, Ngũ Hành Nương Nương và cả điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ở đây còn cho thấy rõ nét sự dung hợp giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian như phần đông các ngôi chùa Phật giáo ở nước ta.Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của Chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía.
Chánh điện được thiết kế: dành phần trên thờ Phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí; tầng kế thờ Phật Thích Ca; tầng dưới là nơi thờ Phật giáng sinh. Toàn bộ những tượng đồng được đúc tại Chùa, do nhóm thợ chuyên môn của xứ Huế thực hiện. Chùa còn thờ bộ thập bát La Hán và thập điện Diêm Vương bằng đất nung. Đây là hai bộ tượng khá xưa và độc đáo của Chùa còn lưu giữ được, cho thấy nghề gốm ở địa phương đã phát triển khá sớm. Chùa cũng còn lưu giữ được ba pho tượng Phật tạc bằng đá khá xưa (có thể vào cuối thế kỷ XVII) và một tượng Quan Âm bằng gỗ được làm bằng cây mít cổ thụ hàng trăm tuổi được trồng trong vườn chùa.
Vào năm 1988, Chùa đúc một đại hồng chung theo mẫu của chùa Thiên Mụ (Huế) nặng 1,5 tấn, cao 2 mét, đường kính 1m2, đặt trên chiếc giá chuông bằng gỗ lim do nghệ nhân Bình Dương chạm trổ các hoa văn đẹp. Những năm 1996 – 1998, Chùa tổ chức đúc thêm bảy tượng Phật bằng đồng, xây dựng một bảo tháp gồm nhiều tầng lầu cao 24 mét. Năm 2002, bên phải ngôi chùa xây dựng công trình gồm một trệt một lầu và bên trên sân thượng có xây bảo tháp thờ tượng Quan Âm bằng đồng cao 3 mét, nặng 3 tấn.
Đến nay, Chùa không còn lưu giữ được đầy đủ những long vị và Tháp của các vị thiền sư khai sơn mà chỉ thờ các tổ bằng tượng gỗ chạm và một số long vị của các hoà thượng đời sau này. Về số cổ vật có giá trị đã được xếp loại tại chùa núi Châu Thới hiện nay cònlưu giữ được 55 hiện vật (đứng nhì trong các ngôi chùa trong tỉnh).
Cách thành phố Hồ Chí Minh độ 50km đi về phía Nam, theo đường Nhà Bè qua Bình Khánh, sẽ tới khu du lịch sinh thái Cần Giờ - Lâm Viên.
Cần Giờ hấp dẫn du khách với những nhà nghỉ, hồ bơi, nhà hàng hiện đại..., sang trọng, với bãi biển phẳng lì, rừng phi lao rì rào gió thổi, với những chiếc dù to, nhỏ đủ màu sắc xếp san sát nhau đến tận mép biển luôn nhộn nhịp. Phong cảnh thiên nhiên Cần Giờ bát ngát trong màu xanh của sắc trời, sắc biển và xanh thẳm phi lao. Sáng sớm và hoàng hôn trên bãi biển Cần Giờ thật hữu tình, thơ mộng.
Cách bãi biển Cần Giờ khoảng 3km về phía Tây Bắc là khu du lịch sinh thái Lâm Viên với rừng Sác rộng hơn 40 ngàn hec-ta kéo dài từ Nhà Bè đến Ghềnh Rái. Nơi đây có khu rừng ngập mặn rộng lớn, có khu bảo tồn động vật quý hiếm như cá sấu hoa cà, rái cá, mèo rừng, nai, trăn, chồn... và họ hàng nhà khỉ đuôi dài gần một nghìn con. Nơi đây còn có khu căn cứ rừng Sác với nhà bảo tàng lịch sử lưu giữ bao kỉ vật, bao chiến công thần kì của các chiến sĩ Trung đoàn 10 anh hùng đặc công thời đánh Mĩ. Tượng đài về 860 liệt sĩ đặc công sừng sững, tráng lệ, uy nghiêm giữa màu xanh bạt ngàn của rừng đước, rừng mắm. Du khách có thể dạo mát trong rừng, tản bộ trên bãi cát, hoặc du thuyền len lỏi giữa vùng sông rạch bao la. Du khách có nghe câu hát:
" Cần Giờ bậu nhớ chớ quên
Nhớ về rừng Sác Lâm Viên một đoàn..."
Tôi được sinh ra và lớn lên từ Bến Tre - mảnh đất hiền hòa đầy thân thương. Nơi được mệnh danh là “ XỨ DỪA” nổi tiếng gần xa. Dù có đi đâu xa, mỗi lần nghe nhắc “Bến Tre” là lòng tôi bùi ngùi nhớ về nơi ấy. Bến Tre là vùng đất được hình thành do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp. Trước đây phần lớn đất còn hoang vu lầy lội, là nơi nhiều dã thú sinh sống. Rồi được những lưu dân từ miền Bắc và miền Trung vào khai phá, đa số là nông dân nghèo khổ, tù nhân bị lưu đày hay một số người có tiền của,... Khi đặt chân lên đất Bến Tre, họ chọn những dãy đất giồng cao ráo để sinh sống. Ba tri là nơi được khai phá sớm nhất vì đây là địa điểm dừng chân của các ngư dân đi theo đường biển. Về sau cư dân càng đông đúc và lập nên nhiều thôn làng mới. Với những kinh nghiệm sẵn có ở quê nhà, khi đến vùng đất mới này, người dân nơi đây đã biến những vùng đất hoang vu, đầy dã thú thành những ruộng lúa rộng lớn, những rừng dừa bạt ngàn, vườn cây ăn trái tươi tốt, nơi sản xuất dừa ngọt trái ngon, gạo thơm và nổi tiếng chỉ trong hai thế kỉ. Về mặt hành chính, Bến Tre từ một địa phận của tỉnh Vĩnh Long, sau ngày 01/01/1900, được công nhận là tỉnh Bến Tre ( gồm 3 cù lao Bảo + Minh + An Hóa ) Lược đồ hành chính Bến Tre Nhìn trên bản đồ, toàn tỉnh Bến Tre có dạng một tam giác, đỉnh nằm ở phía thượng lưu sông Hàm Luông và đáy là đường bờ biển dài khoảng 65 km, chiều cao của tam giác theo hướng Tây Bắc- Đông Nam dài khoảng 75km. Diện tích tự nhiên của tỉnh Bến Tre là 2361 km2. Bề mặt địa hình thể hiện đặc trưng: thấp, bằng phẳng, độ cao từ 1-2 m, có hướng thấp dần từ Tây Bắc- Đông Nam do chịu sự chia cắt của các nhánh sông tạo thành nhiểu cù lao. Còn có các dãy giồng cát song song với đường bờ biển Địa hình cồn trên sông ở Bến Tre Tỉnh Bến Tre có khí hậu cận xích đạo, phân làm hai mùa là mùa mưa và mùa khô, ít chịu ảnh hưởng của gió bão, thiên tai. Hệ thống sông, rạch ở nơi đây được hợp thành bởi bốn nhánh sông lớn của hệ thống sông Cửu Long. Ngoài ra còn một hệ thống sông, rạch nhỏ và kênh đào tạo thành mạng lưới thủy văn dày đặc. Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa và thủy triều, có ảnh hưởng quan trọng đến việc tưới tiêu, tháo chua, rửa mặn trên đồng ruộng, vận tải trên sông. Tuy nhiên chế độ thủy triều cũng là nhân tố đưa nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa, nhất là vào mùa khô. Đất phù sa chiếm đa số và còn nhiều loại đất khác thích hợp cho việc trồng lúa và các loại cây lâu năm. Cây dừa là cây công nghiệp mũi nhọn của Bến Tre, có vai trò to lớn trong việc cung cấp sản phẩm cho ngành thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm. Bởi thế, các hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm dừa góp phần giải quyết việc cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Hiện nay dừa không chỉ có giá trị trong nước mà còn vươn lên trên thị trường thế giới. Từ cây dừa, những nghệ nhân xứ dừa đã tạo ra hàng trăm sản phẩm độc đáo: thảm xơ dừa, lưới xơ dừa, bình hoa, túi xách và các sản phẩm khác phục vụ trong việc nội trợ. Sản phẩm mỹ nghệ từ dừa Bến Tre cũng là nơi có lịch sử đấu tranh vẻ vang tiêu biểu là phong trào Đồng Khởi(1960) Đội quân tóc dài ra đời trong phong trào Đồng khởi của tỉnh Bến Tre năm 1960 sau khi có Nghị quyết Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam số 15 mở ra con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang của những người Cộng sản miền Nam, phát động hàng chục triệu lượt quần chúng nổi dậy thành cao trào Đồng Khởi. Phong trào bắt đầu bùng nổ ngày 17/1/1960 tại 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh của huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Sau đó phong trào đã lan rộng ra 47 xã thuộc 6 huyện của tỉnh Bến Tre. Dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, lực lượng phụ nữ này đã giành quyền kiểm soát 22 xã, phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ cho 22 xã khác. Trong cuộc nổi dậy này, đã xuất hiện người nữ lãnh đạo tài năng là bà Nguyễn Thị Định. Từ đó, nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành một nhà lãnh đạo và biểu tượng của Đội quân tóc dài. Tên tuổi của bà đã gắn liền với Đội quân tóc dài và phong trào đấu tranh của phụ nữ ở miền Nam Việt Nam. NỮ TƯỚNG NGUYỄN THỊ ĐỊNH (1920 -1992) Và ngày nay tôi vẫn luôn tự hào về lịch sử đấu tranh ấy, luôn nhớ ơn công lao to lớn đó. Ngày nay các vị anh hùng tuy đã hy sinh nhưng họ vẫn sống mãi trong lòng người dân Bến Tre. Những việc làm mãi để lại dấu ấn sâu đậm và được ghi trong sử sách dân tộc, chẳng bao giờ vụt tắt mà sáng mãi trong lòng người dân Việt Nam. Vì thế để ghi nhận công ơn ấy, các cấp lãnh đạo ở Bến Tre đã cho xây dựng những tượng đài tưởng niệm như: tượng đài Đồng Khởi, tượng đài chiến thắng trên sông,...cùng các đền thờ lưu niệm một số anh hùng Tượng đài Đồng Khởi Đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định Với những chính sách của Bến Tre đã đưa nền kinh tế nơi đây hội nhập cùng các nước ngoài. Nền nông nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, gắn với chế biền và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Ngành trồng trọt chủ yếu của Bến Tre là dừa, cây ăn trái, lúa, mía,... và được trồng theo các vùng chuyên canh lớn, tạo ra các sản phẩm mang tính hàng hóa cao (dừa sản lượng 420173 tấn - 2010) + Lúa ở Ba Tri , Thạnh Phú, Giồng Trôm, Bình Đại,... + Dừa ở Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành,... + Cây ăn trái ở Chợ Lách, Giồng Trôm, Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc,.. + Mía ở Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Bình Đại,... Ngành trồng trọt ở Bến Tre Ngành chăn nuôi đã và đang phát triển theo hình thức chăn nuôi trang trại, chuyển đổi giống mới có năng suất cao,... tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có hướng tăng dần, trở thành nghề sản xuất chính. Ngành chăn nuôi ở Bến Tre Ngành thủy sản là một trong các thế mạnh kinh tế của tỉnh Bến Tre, đóng góp 15% tổng giá trị sản xuất của tỉnh (2009) đang được đầu tư phát triển theo hướng tăng cường nuôi trồng, đẩy mạnh các dịch vụ thủy sản và khai thác thủy sản vủng khơi. Trong nuôi trồng thủy sản chú trọng phát triển hình thức nuôi thâm canh, nuôi các loài thủy sản có hiệu quả kinh tế cao ( tôm sú, tôm thẻ, nghêu, cá bè...) Nuôi cá bè trên sông * Công Nghiệp: sản xuất công nghiệp có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triền chung của nền kinh tế, nhưng còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh (18.5%_2010) theo thành phần kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tăng tỉ trọng của kinh tế ngoài nhà nước; kinh tế nhà nước chỉ nắm giữ các ngành công nghiệp trọng yếu nhất là phát triển công nghiệp chế biến. Các sản phẩm chế biến là: thủy sản, dừa chế biến, đường, bánh kẹo,.. có áp dụng các thiết bị hiện đại. Còn nghành tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm đa dạng góp phần giài quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Chế biến thực phẩm đông lạnh * Dịch vụ: giao thông vận tải gồm đường bộ và đường sông. Hệ thống đường bộ tỉnh Bến Tre có hai quốc lộ chính là quốc lộ 60+ quốc lộ 57, đủ tiêu chuẩn đảm bảo giao thông thông suốt đến các địa bàn trong tỉnh. Cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông mới được đưa vào sử dụng đã phát huy tốt hiệu quả của hệ thống đường bộ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế_ xã hội của tỉnh. Hệ thống bưu chính, viễn thông của Bến Tre có tốc độ phát triển khá nhanh. Thương mại phát triển mạnh ở Thành phố Bến Tre và các thị trấn. Hoạt động ngoại thương của tỉnh có sự phát triển tích cực. Chợ Bến Tre Du lịch có tiềm năng phát triển nhất là du lịch sinh thái _ văn hóa. Số lượng khách du lịch tăng khá nhanh, Bến Tre đang thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng và phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch,... nhằm đưa hoạt động du lịch trong tương lai gần, trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Một số điểm du lịch sinh thái ở Bến Tre. Bến Tre, xứ sở tôi yêu là thế đó. Mong rằng mảnh đất này mãi mãi tươi đẹp, xanh tốt để mang đến đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân quê tôi. Tôi nguyện sẽ cùng mọi người góp phần xây dựng hoàn thiện nó để nó ngày càng phát triển và sánh vai cùng các Thành phố lớn của cả nước. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh. Ngoài các kiến thức về Lịch sử, Địa lý, còn có thể kết hơp kiến thức của các môn Sinh học, Vật lý, hóa học,.. ở các dạng đề thuyết minh về đồ vật, hiện tượng,… Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống.
Em tham khảo:
Khu du lịch Tam Chúc (Ba Sao Hà Nam) được mệnh danh là 'Vịnh Hạ Long trên cạn', nơi khoác trên mình vẻ ngút ngàn và đẹp như cõi mộng, nơi mà du khách đến sẽ cảm nhận được sự thuần khiết, thanh bình và yên ả đến lạ thường.
Quần thể khu du lịch Tam Chúc tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Nơi đây được Thủ tướng công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013. Đặc biệt, Chùa Tam Chúc sẽ là nơi đăng cai Đại lễ Vesak năm 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) tổ chức vào tháng 5/2019 và cũng là thời điểm Chùa được khánh thành giai đoạn I.
Chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước: 1.000 ha, núi đá rừng tự nhiên: 3.000 ha, các thung lũng: 1.000 ha. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ: Tiền lục nhạn, hậu thất tinh (tiền lục nhạn nghĩa là mặt trước chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống; hậu thất tinh là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm).
Ngôi chùa được thi công bởi rất nhiều những người thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Năm 2000, khi khảo sát làm thủy lợi lòng hồ Tam Chúc, công nhân xây dựng đã phát hiện ra rất nhiều dấu tích các hiện vật liên quan đến chùa Tam Chúc xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận rằng chùa Tam Chúc đã có niên đại trên 1000 năm.
Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá rất lớn mà chúng ta chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách nào với kích thước lớn như vậy.
Ngôi chùa Tam Chúc được xây dựng lại có tới 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.
Chùa Tam Chúc đang thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn. Hiện tại đang dựng được khoảng 36 cột kinh do các nghệ nhân lành nghề Việt Nam tạc và dựng. Đây sẽ là vườn cột kinh lớn nhất thế giới khi hoàn thành.
Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn.
Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh đang được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo và sẽ sớm hoàn thành trong năm 2018.
Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc. Bên dưới Điện Tam Thế là Điện Pháp chủ với pho tượng bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn.
Phòng họp Quốc tế nổi trên mặt hồ, có diện tích sàn 10.000m², có sức chứa 3.500 chỗ ngồi và Cổng Tam Quan đang trong quá trình thi công. Dự tính, thời gian hoàn thành quần thể chùa vào năm 2048. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành là 50 năm.
Quần thể khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao thực sự là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, bởi nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la. Đặc biệt, không khí trong lành và tiếng chim hót líu lo giữa núi rừng rộng lớn là điều mà bất kỳ du khách nào cũng sẽ không thể nào quên khi đặt chân đến mảnh đất này.
Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối Hà Nội và Hà Nam vô cùng thuận lợi. Chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính 30km và cách chùa Hương 4,5km tạo thành một quần thể ”Tam giác vàng” du lịch tâm linh, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước. Với mục tiêu quản lý, khai thác hiệu quả các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái bền vững, trong thời gian không xa, khu du lịch Tam Chúc sẽ là điểm nhấn và được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Hà Nam.
Tham khảo:
CHÙA BÀ ĐANH- NÚI NGỌC
Vị trí: Chùa Bà Đanh - núi Ngọc thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đặc điểm: Chùa thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) nổi tiếng linh thiêng.Ngôi chùa cách thị xã Phủ Lý 10km, nằm ở phía hữu ngạn sông Ðáy. Khu danh thắng này có diện tích khoảng 10ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình, ở xa làng xóm nên tĩnh mịch. Ngôi chùa hướng chính nam nhìn ra dòng sông Đáy nên thơ. Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ, từ đó gọi là chùa Bà Đanh. Một trong số báu vật ở đây là bức tượng Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) tư thế ngồi trên ngai, toàn bộ đặt trên một gốc cây to; nhiều di vật khác được lưu giữ mang phong cách thời Lý - Trần.Sau khi thắp hương ở chùa, du khách đi tiếp lên đỉnh núi Ngọc, qua khu vườn cây trái xum xuê, trong đó có cây si già ngàn năm tuổi.Với cảnh quan trời mây sông nước hữu tình, lại có chùa Bà Đanh rất linh thiêng, điểm du lịch này ngày càng thu hút đông đảo khách thập phương đến lễ Phật và vãn cảnh.