Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài viết tham khảo:
Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".
Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.
Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.
Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Tác phẩm nghệ thuật mà em yêu thích đó là tác phẩm Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Tác phẩm lấy bối cảnh về một gia đình giàu có thời Tống mà xoay quay nhân vật chính là Giả Bảo Ngọc - một công tử quyền quý, vừa sinh ra đã sống trong cuộc sống xa hoa, phú quý. Toàn bộ tác phẩm là cuộc sống xa hoa, phóng túng của những nhân vật trong truyện, là đời sống hưởng lạc của một thời hoàng kim. Để rồi, khi gia đình đó sa sút, và cuối cùng gia đình đó đã tan tác và không còn gì.
Toàn bộ truyện đã tái hiện về một thời của lịch sử Trung Quốc, ở đó, con người được sống trong nhung lụa, thỏa sức thể hiện, bộc lộ cá tính của mình và nổi bật trên đó là mối tình đẫm nước mắt của Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc. Kết thúc của câu chuyện tuy không tốt đẹp nhưng nó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về sự sa sút của một gia đình quyền quý ngày xưa. Đặc biệt, nó để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về sự tiếc nuối, thương xót và hoài niệm.
- Đời thừa là truyện ngắn nổi bật của Nam Cao trong mảng đề tài về người trí thức. Đánh dấu sự chín muồi trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
- Đời thừa đặc sắc về nghệ thuật tự sự.
Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát), chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng những lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm (truyện thơ hoặc bài hát) đó.
- Về nội dung bài viết cần nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ/ bài hát dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.
- Về hình thức bài viết cần đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí. Và đảm bảo bố cục 3 phần.
Khi viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật, chúng ta cần lưu ý:
- Xác định rõ tư tưởng, quan điểm, ý kiến…. được đặt ra trong xã hội/ tác phẩm.
- Cần diễn đạt một cách rõ ràng, nhất quán và cụ thể.
- Xác định đúng luận điểm, luận cứ và các luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, hợp lí.
- …
Tham Khảo:
Đề 2:
Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống hiện đại, nhưng nó đang là một tệ nạn diễn ra trong giới trẻ hôm nay. Nó chính là một thói ăn chơi đang chê trách của những người trẻ hôm nay, khi các bạn sống thiếu trách nhiệm với tương lai của mình.
Thói ăn chơi đua đòi là gì? Đó chính là cách sống của những người trẻ khi họ quen sống hưởng thụ trở thành những người chỉ biết ăn chơi, đua đòi vòi vĩnh dù hoàn cảnh gia đình của mình không giàu có nhưng luôn muốn đua đòi ăn chơi theo những bạn có tiền. Nếu thấy bạn của mình được mua sắm một món đồ hàng hiệu nào đó, thì cũng muốn tìm cách có tiền để mua cho bằng được.
Thói ăn chơi đua đòi dường như đã ngấm vào trong tâm hồn của rất nhiều bạn trẻ, khiến cho các bạn đánh mất đi lý tưởng sống đúng đắn của riêng mình. Các bạn không hiểu rõ được giá trị cuộc sống năm ở đâu mà luôn đánh giá con người qua vẻ bên ngoài của người khác. Thấy một người ăn mặc đẹp có điện thoại đắt tiền, có xe đẹp là ngay lập tức về nhà đòi bố mẹ mua sắm cho mình, mà không hiểu được hoàn cảnh gia đình mình. Nhiều ông bố bà mẹ vô cùng thương con làm mọi thứ chỉ mong con cái của mình bằng bạn bằng bè, khiến cho con cái của họ trở nên hư hỏng, quen thói đua đòi và hay đòi hỏi bắt cha mẹ phải chiều theo ý của mình. Nhiều bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường chưa hề làm ra tiền nhưng luôn sử dụng những món hàng đồ dùng đắt tiền, đầu tóc thì nhuộm nhiều màu quần áo, rách te tua, khuyên tai, khuyên mũi… họ tưởng như vậy là đẳng cấp, là biết ăn chơi, hưởng thụ cuộc sống còn những người ăn mặc giản dị, chăm chỉ học hành là những kẻ nghèo hèn, cù lần dốt nát.
Nhiều bạn cho đó là mốt và thường chạy theo mốt một cách lố lăng mà không biết nó có hợp với mình hay không. Các bạn đó chưa làm ra tiền chỉ quen dùng tiền của cha mẹ, mà cha mẹ các bạn kiếm tiền cũng đâu có dễ dàng gì, đáng lẽ làm phận con chúng ta phải biết thương bố mẹ chia sẻ những khó khăn với cha mẹ của mình. Nhưng các bạn đó lại không thấu hiểu những nhọc nhằn mà cha mẹ phải gánh nặng trên đôi vai. Họ thường trốn học rủ nhau đi ăn chơi, đua xe, chơi game…
Nhiều người con nhà giàu được cha mẹ cưng chiều thành những cậu ấm cô chiêu, được cha mẹ mua cho những món hàng đắt tiền từ nước ngoài mang vệ, nên họ cho đó là hạnh phúc và thường thể hiện đẳng cấp của mình mang ra khoe khoang với bạn bè cùng lớp. Vô tình chung nhưng bạn đó đã khiến cho phong trào đua đòi trở nên phát triển hơn, những bạn không có món hàng đó sẽ cảm thấy mình kém cỏi, không sang chảnh, không được cha mẹ yêu thương, thiếu may mắn trong cuộc sống… Có nhiều người vì cha mẹ không có tiền để đáp ứng những yêu cầu mong muốn sử dụng hàng hiệu, ăn chơi, nên những người đó đã sa ngã vào con đường tội lỗi, trộm cắp, cờ bạc. Lúc đầu là trộm cắp của cha mẹ, sau là của người thân bạn bè hàng xóm, dần dần họ thành những con người biến chất trong xã hội.
Thói quen ăn chơi đua đòi chính là một đức tính xấu cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống của thế hệ trẻ chúng ta. Chúng ta cần phải sống có ý nghĩa, sống đẹp sống có ích sống có ước mơ hoài bão như những gì ông bà ta đã dạy dỗ con cháu mình cần phải biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, lá lành biết đùm lá rách, những trái tim nhân hậu luôn làm nên yêu thương cho cuộc sống tạo nên những bản tình ca đẹp giữa cuộc đời.
Khi chúng ta học một thói quen tốt nó sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, còn khi chúng ta học một thói quen xấu thì nó sẽ giết chết tâm hồn và nhân cách của chúng ta. Mỗi con người đừng nên sống hoài sống phí bởi mỗi người chỉ có thể sống có một lần mà thôi.
Tiểu thuyết “Không gia đình” là cuốn tiểu thuyết dài đầu tiên em từng đọc và câu chuyện về cuộc đời cậu bé Remi đã để lại cho em ấn tượng vô cùng sâu sắc. “Không Gia Đình” của tác giả người Pháp, Hector Malot, đã, đang và vẫn sẽ mang một giá trị về giáo dục, con người, gia đình và xã hội cực kỳ sâu sắc, dù rằng những câu chuyện diễn ra trong tác phẩm này chẳng quá phức tạp. Đó là hành trình rong ruổi của cậu bé Remi, cùng với những người bạn, như cụ Vitali và chú chó Capi, những người đã cùng cậu trải qua những ngày tháng gắn bó cùng cái nghề của một nghệ sĩ đường phố, đầy gian lao, cực khổ, nhưng chưa bao giờ vì miếng ăn mà bất chấp cả đạo đức và tự trọng nghề nghiệp. Giống như trong cuộc sống, khi chúng ta đã trải qua nhiều phong ba, mất mát. Thì tự khắc chúng ta sẽ có ít nhiều những bài học về giá trị của con người, của đời sống, và cả những giá trị đạo đức mang tính trường tồn lâu dài, điển hình là về lòng tự trọng của một con người. Tiểu thuyết là bức tranh thu nhỏ của xã hội Pháp thế kỉ XIX. Đồng thời cuốn sách giúp em nhận ra được giá trị của gia đình và đạo đức lớn lao như thế nào. Một con người có thể không có được một giàu sang, nhưng họ nhất thiết phải có một trái tim lao động chân chính, và dũng cảm. Cũng như là một người tự trọng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng nên giữ lại cho bản thân một giá trị tốt nhất cho mình.
Bài nói tham khảo:
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) không đơn thuần chỉ là tác phẩm miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên nước nhà mà đó còn là tác phẩm thể hiện tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tùy bút súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Xuyên suốt toàn tác phẩm là hình ảnh con sông Hương xứ Huế vừa mang vẻ đẹp thơ mộng, êm ả, nhẹ nhàng; vừa mang vẻ đẹp hoang dã, bao la,mênh mông, hùng vĩ. Vẻ đẹp con sông Hương là vẻ đẹp làm xao động lòng người. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên quê hương ấy là tấm lòng thủy chung, son sắt, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê cha đất tổ, vẻ đẹp non nước quê hương của người con xứ Huế - Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Văn bản sử dụng ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.Ngôn ngữ giàu hình tượng; văn phong mê đắm tài hoa; chất trí tuệ và chất trữ tình hài hòa thống nhất; am hiểu nhiều lĩnh vực như địa lí, lịch sử, âm nhạc, thơ ca; cảm xúc dạt dào, tha thiết; cái tôi trữ tình hấp dẫn, lôi cuốn.
Chủ đề bài bút kí rất ấn tượng, kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Mang đến thông điệp vô cùng sâu sắc: Yêu thương, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê hương, xứ sở - Bài học về việc trân trọng, nâng niu, bảo vệ thiên nhiên môi trường.
Bài bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề lặp mình trong những cảm hứng của người nghệ sĩ cho dù từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về những vẻ đẹp của cảnh quan và sự gắn bó của sông Hương với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.