Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì R1nối tiếp R2⇒UAB=U1+U2
Mà UAB=I.Rtđ
U1=I.R1 , U2=I.R2
⇒I.Rtđ=I.R1+I.R2
⇔Rtđ=R1+R2
Trong mạch nối tiếp ta có U = U1 + U2 = IR1 + IR2 = I(R1 + R2).
Mặt khác, U = IRtđ. Từ đó suy ra: Rtđ = R1 + R2.
~ nhớ k ~
꧁༺мιин❖đứ¢༻꧂
Tóc bà bạc hết bà ơi!
Như bao nhiêu sợi tơ trời trắng vương.
Sợi nào sợi nắng sợi sương
Sợi nào sợi quý, sợi thương, hở bà
Truyện cổ
Cuộc sống
Tiếng xưa
Cơn nắng
Cơn mưa
Con sông
Rặng dừa
@Cỏ
#Forever
Gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
"Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi."
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Caau1: Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích: song thất lục bát.
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là người chinh phụ/ người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nơi xa/ người vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa.
Câu 3: “Mẹ già, con thơ” trong đoạn trích được miêu tả qua những hình ảnh, từ ngữ;
Mẹ già phơ phất mái sương,/ Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,
Còn thơ măng sữa, / Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.
Câu 4: Tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ: cô đơn, buồn tủi, nhớ thương chồng.
Câu 5: Nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất:
- Đảm đang, tần tảo.
- Giàu đức hi sinh.
Câu 6:
- Người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa, số phận bất hạnh nhưng sáng ngời phẩm chất tốt đẹp.
-> Tình cảm, suy nghĩ:
+ Xót thương, cảm thông với số phận bất hạnh, không được hạnh phúc.
+ Ngợi ca, trân trọng, cảm phục những phẩm chất tốt đẹp của họ.
câu 1 :
Nhân dân ta có rất nhiều câu ca dao hay viết về cha mẹ như:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kinh́ cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con''.
Người mẹ là người cùng ta thực hiện mơ ước cuả ta mẹ luôn hy sinh bản thân minh̀ để cho con cómột cuộc sống tốt đẹp hơn
Câu 1
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vào bài bằng các tình càm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè,..
- Nhấn mạnh tình mẫu tử là loại tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng
2. Thân bài:
* Khái quát chung thế nào là tình mẫu tử:
+ Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con
+ Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc
* Bình luận về tình mẫu tử:
+ Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:
- Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….
- Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta
- Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa
+ Tình mẫu tử đối với mỗi người:
- Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương
- Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi
+ Vai trò của tình mẫu tử:
- Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi
- Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống
* Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử:
+ Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này
+ Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha
+ Không có những hành động thiếu tình mẫu tử
3. Kết bài
Đưa ra cảm nghĩ của bản thân về tình mẫu tử
- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng
- Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử
- Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ
Câu 2:
1. Mở Bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Trao duyên”.
- Nêu nội dung chính của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.
2. Thân Bài
a. Hai câu thơ đầu
- Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng.
- Lời nói, hành động trang trọng (từ “cậy”, “lạy”, “thưa”) nhưng cũng mang sắc thái nài ép Thúy Vân nhận lời giúp đỡ.
b. Sáu câu thơ tiếp theo
- Thúy Kiều giãi bày nguyên nhân dẫn đến việc nhờ cậy Thúy Vân giúp mình. Đó là sự dang dở trong tình yêu với Kim Trọng: “Giữa đường đứt gánh tương tư”.
- Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư”: Chỉ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng.
- Nàng chia sẻ với em gái về câu chuyện tình yêu của mình. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm cùng thề nguyền, đính ước nhưng bỗng nhiên sóng gió xảy ra với gia đình Kiều, nàng đành hi sinh chữ “tình” để làm tròn chữ “hiếu” với cha mẹ.
c. Bốn câu cuối
- Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân bằng những lí lẽ xác đáng. Nàng nhắc đến “ngày xuân”, tuổi trẻ của Thúy Vân vẫn còn dài và nhắc đến tình nghĩa chị em máu mủ khiến Thúy Vân không thể từ chối việc nàng cậy nhờ.
- Dù cho bản thân mình có “thịt nát xương mòn” thì Kiều vẫn vui vẻ, “ngậm cười” nơi chín suối. Nàng quả là người con gái sống tình nghĩa và có đức hi sinh.
-Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được Nguyễn Du sử dụng tài tình và khéo léo.
- Giọng điệu xót xa, đau đớn.
3. Kết Bài
- Nêu cảm nhận riêng của bản thân về 12 câu thơ đầu.
- Khẳng định giá trị của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.
Gợi ý trả lời
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều sau: : tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.
Câu 3:
Điệp cấu trúc “nếu là … con hãy (con phải) được lặp lại 4 lần có tác dụng:
- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành một người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu.
- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản.
Câu 4:
Thông điệp:
Phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: biểu cảm
Câu 2:
Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết
Câu 3:
Phép điệp cấu trúc: nếu là….con hãy.
Được lặp di lặp lại 4 lần có tác dụng:
- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành 1 người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu
- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản
Câu 4:
Theo em, thông điệp có ý nghĩa nhất là: phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Vì khi chúng ta mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui,nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao.
1,
- Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng.
- Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:
"Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"
2,
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba, người cha già của cả dân tộc Việt Nam. Bác là người đã tìm và dẫn đường cho cách mạng của dân tộc ta đi tới thành công, mang lại cuộc sống hòa bình ấm no và hạnh phúc như ngày hôm nay. Nói đến công lao của Người với dân tộc Việt Nam là không thể kể hết. Đã có rất nhiều tác phẩm văn chương viết về Bác, tiêu biểu là bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương.
Đây là một bài thơ thể hiện nỗi xúc động của người con nơi miền Nam sau bao ngày mong nhớ đã được ra thăm lăng Bác. Đó không còn là tình cảm riêng của nhà thơ đối với Bác mà là của tất cả người con dân miền Nam. Trong sự xúc động ấy, từ trong cảm nhận và tâm hồn của nhà thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ thật cao đẹp:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Hình ảnh mặt trời được nhắc đến hai lần, đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Ở câu thơ thứ nhất, mặt trời chính là mặt trời của tự nhiên, mang đến ánh sáng và năng lượng duy trì sự sống cho muôn loài vật trên trái đất, kể cả con người. Từ ý nghĩa của mặt trời tự nhiên, nhà thơ đã nhắc đến một mặt trời thứ hai.đố chính là một ẩn dụ về Bác. Bác cũng giống như mặt trời tự nhiên, là nguồn ánh sáng soi lối dẫn dắt cho con đường cách mạng của Việt Nam, bác chính là nguồn sống và hi vọng, niềm tin bào vệ hòa bình độc lập dân tộc.
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Bác Hồ là người mà cả dân tộc Việt Nam yêu kính, bác đã gắn mình với dân tộc, suốt một đời lo cho vận mệnh và an nguy của đất nước. Sự ra đi của bác là một mất mát, đau thương to lớn không thể nào bù đắp được của cả dân tộc Việt Nam. Tuy hiện thực là bác đã không còn nữa, bác đã ra đi mãi mãi nhưng đối với nhân dân Việt Nam, bác vẫn mãi sống bất diệt trong tâm thức mỗi người. Những con người vẫn luôn hướng về Bác, dâng lên bác những tràng hoa của lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc.
“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Trong tâm thức của con người Việt Nam, Bác không hề ra đi, bác vẫn còn sống mãi với dân tộc Việt Nam, Bác chỉ là đang ngủ một giấc ngủ sâu, một giấc ngủ bình yên. Đất nước đã hòa bình, thống nhất và phát triển, nhân dân được ấm no, hạnh phúc nên giấc ngủ của Bác càng được bình yên hơn. Dù Bác đang ngủ nhưng Bác vẫn đang dõi theo cả dân tộc, tình yêu của con người Việt Nam cũng vẫn mãi vằng vằng không bao giờ tắt như ánh trăng.
Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của nhà thơ, là sự nghẹn ngào, xúc động khi được ra thăm người cha già kính yêu. Đồng thời, nhà thơ đã mang đến cho người đọc bức chân dung thật đẹp về Bác, hình ảnh đẹp ấy mãi sáng rực trong lòng mỗi con người Việt Nam.
Câu 1: Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.
- Giải thích “sự tử tế” là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.
- Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống:
+ Khi giúp đỡ người khác bằng tấm lòng chân thành, ta sẽ thấy vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc, được mọi người yêu quý, kính trọng.
+ Những người nhận được sự tử tế, quan tâm, sẻ chia cảm thấy có động lực để vững vàng, có niềm tin hơn vào cuộc đời.
+ Khi tất cả mọi người đều đối xử với nhau bằng sự tử tế, tốt bụng, xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
- Phản đề:
+ Phê phán những người sống vô cảm, xấu xa.
+ Không phải sự tử tế nào cũng chân thành, có những người làm việc tốt để đánh bóng tên tuổi bản thân -> lên án.
- Liên hệ bản thân.
Câu 2:
Bài làm của học sinh đảm bảo các ý sau:
1. Giới thiệu tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và tác giả, dịch giả.
a. Tác giả Đặng Trần Côn (?):
- Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Là người thông minh, tài hoa, hiếu học.
- Tính cách “đuyềnh đoàng ko buộc”- tự do, phóng túng nên ko đỗ đạt cao, chỉ đỗ Hương cống và giữ các chức quan thấp.
- Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán.
b. Dịch giả:
- Đoàn Thị Điểm (1705- 1748):
+ Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.
+ Quê: Giai Phạm - Văn Giang - xứ Kinh Bắc.
+ Là người nổi tiếng tài sắc, tính cách khác thường.
+ 37 tuổi kết hôn với ông Nguyễn Kiều- một tiến sĩ góa vợ. Năm 1743, ông Nguyễn Kiều đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ, Đoàn Thị Điểm sống cuộc sống ko khác người chinh phụ là mấy " đồng cảm
c. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
- Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành.
- Triều đình cất quân đánh dẹp.
" Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.
d. Đoạn trích
- Vị trí: từ câu 9 – câu 16 trong đoạn trích sách giáo khoa.
2. Cảm nhận tâm trạng người chinh phụ trong đoạn trích.
a. Cảm nhận ngoại cảnh (câu 9 – 16)
- Tiếng gà: “gà eo óc gáy sương năm trống”: “eo óc” từ láy tượng thanh diễn tả âm thanh nhức nhối, thê lương, vang lên, vọng từ xa đến cho thấy không gian tĩnh mịch, vắng vẻ.
-> Chinh phụ đã thao thức qua cả một đêm dài
- Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
-> Báo hiện đã hết một ngày dài: “phất phơ” là từ láy tượng hình, gợi nhịp điệu chậm rãi, tẻ nhạt.
-> tâm trạng con người buồn chán, ngao ngán.
=> Hai hình ảnh tương hỗ để diễn tả sự thao thức triền miên, khắc khoải của chinh phụ trong cô đơn, lê loi.
=> Đau khổ trong vô vọng
=> Từ nỗi cô đơn bủa vây, chinh phụ cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn hơn bao giờ hết:
- Khắc giờ đằng đẵng như niên: thời gian trôi qua rất nặng nề, vô vị.
- Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa: nỗi buồn trải dài mênh mông đến không cùng.
-> Dùng biện pháp so sánh để diễn tả cụ thể tâm trạng của chinh phụ để thấy nỗi buồn mênh mông.
b. Thể hiện qua sự gắng gượng chạy trốn nỗi cô đơn (câu 13- câu 16)
- Gương đốt hương:
+ để tìm sự thanh thản trong mùi trầm thoang thoảng
+ tìm sự che chở ở thế giới siêu nhiên, thần bí.
-> Trái với mục đích hướng đến của chinh phụ, thực tế lại “hồn đà mê mải”, chinh phụ càng chìm đắm sâu hơn trong sầu muộn.
- Gượng soi gương: để tìm thú vui trong việc chỉnh trang nhan sắc.
-> Nhưng khi soi gương lại phải đối diện với hai điều:
+ Đối mặt với sự cô đơn, thấm thía tình cảnh bi đát của mình: chỉ một mình mình một bóng
+ Nhận thấy tuổi xuân đang dần tàn phai.
-> Nước mắt càng thêm chan chứa “lệ lại châu chan”, càng thấy buồn khổ hơn bao giờ hết.
=> Người chinh phụ thấm thía hơn tuổi xuân của mình tàn phai trong cô đơn, sầu muộn.
- Gượng đánh đàn: nhưng khi chạm đến đàn lại tự ý thức về tình cảnh của mình:
+ Thấy tủi thân trước những biểu tượng của đôi lứa ẩn chứa trong các nhạc cụ:
· Đàn sắt, đàn cầm: gảy hòa âm với nhau được ví cảnh vợ chồng hòa thuận.
· Dây uyên: dây đàn uyên ương – biểu tượng cho lứa đôi gắn bó, hòa hợp.
· Phím đàn loan phượng – biểu tượng của lứa đôi gắn bó.
=> Tất cả các nhạc cụ để có đôi có lứa, chỉ có mình mình cô đơn, lẻ bóng.
=> Càng cô đơn, tủi thân
-> Thậm chí thấy lo lắng, khi chơi đàn rất sợ:
+ Dây đàn bị đứt
+ Phím đàn bị chùng
-> Biểu hiện cho sự không may mắn của lứa đôi, là điềm gở.
=> Tìm đến những nhạc cụ nhưng cũng không chạy trốn được nỗi cô đơn.
=> Chinh phụ cố gắng tìm quên bằng cách tìm đến những thú vui của phụ nữ quý tộc xưa. Càng tìm quên lại càng đối diện với bi kịch của mình, càng thấm thía bi kịch của mình và càng đau khổ hơn bao giờ hết.