Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Điệp ngữ "Đã nghe..."
* Phép liệt kê: nước chảy lên non, đất chuyển thành con sông dài, gió ngày mai thổi lại, hồn thời đại bay cao, ...
* Phép hoán dụ:"Gió ngày mai" : là ngọn gió của tương lai , "hồn thời đại" là tư tưởng thời đại mới - thời đại của lao động xây dựng.
* Phép đối lập: "gió ngày mai thổi ngược" - "hồn thời đại bay cao"
=> Nhấn mạnh hiện thực đổi mới của cuộc sống đang diễn ra với một tâm trang phấn khởi, lạc quan trước những thành quả của công cuộc xây dựng.
a] Ghi lại các từ ghép tổng hợp được sử dụng trong đoạn thơ trên:
mùi hương, con đường.
b]Qua đoạn thơ trên, em có cảm nhận về sự vất vả cũng như lợi ích của bầy ong đối với con người: đàn ong đã luôn bay qua những con đường có nắng, có mưa khó khăn để giữ cho con người những mùa hoa cũng như là đem về những giọt mật ngon ngọt mùi hương.
Hình ảnh những chú ong gợi cho em liên tưởng đến những người cần cù, siêng năng, chăm chỉ, luôn hết mình với công việc để cống hiến đóp góp hết thảy cái đẹp của bản thân cho đời trong cuộc sống quanh ta.
Qua khổ thơ tác giả đã bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của mình trước những cảnh đẹp của quê hương, đất nước: Vẻ đẹp của những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa “đôi bờ dào dạt lúa non”. Những vẻ đẹp đã hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước chúng ta.Vẻ đẹp của những “ con đường ca hát” (vui, phấn khởi) vì được chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đó cũng chính là vẻ đẹp của hạnh phúc đầy hứa hẹn đối với nhân dân ta.
Từ Gió Lào thổi rạc bờ tre đến Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn là một trường liên tưởng đầy hàm nghĩa. Ngôn từ ở đây mang đầy hồn cốt của dân Nghệ: “Thổi rạc” và “Nghe nhọc”. Cứ tiếp xúc với dân lao động ở vùng này thì bắt gặp ngay những từ như rạc người, gầy rạc, nghe nhọc lắm. Rạc là gầy, khô, hốc hác, phờ phạc, xơ xác…Nhưng ở đời, cái gì cũng có hai mặt của nó. Thiên nhiên khắc nghiệt nên con người phải yêu thương, đùm bọc nhau mới có thể vượt qua được những cơn bão tố:
Cái độc đáo ở tứ thơ của Nguyễn Bùi Vợi là anh đã tạo được sự liên tưởng giữa cái thấy được và cái cảm nhận được. Hình ảnh “gió Lào” và âm thanh của “giọng nói” là một sự chuyển đổi cảm giác tinh tế trong hư cấu nghệ thuật. Chỉ có những ai đã từng gắn bó, máu thịt với quê hương thật nặng nghĩa, nặng tình, và đắm mình trong dòng sông tiếng Mẹ, mới có được trí tưởng tượng phong phú và sự cảm nhận sâu sắc như thế! Thơ nói ít mà gợi nhiều là vậy. Nó phát khởi từ trái tim của một tình thương quê, tình yêu tiếng mẹ đẻ rất lớn.
Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ tự cất cánh bay lên một tầm cao của thẩm mỹ.