Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thuốc: dùng để chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu người cách mạng, thể hiện sự mê muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
- Tìm Thuốc để chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời những người làm cách mạng.
- Nhan đề thể hiện nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật nội tâm: Bình dị, hàm súc, trầm lắng mang tính triết luận sâu sắc.
-“Thuốc”: Là một dấu hỏi, đặt ra hai phương án: Thuốc chữa bệnh cho con người hay là thuốc độc giết người? Trước hết đó là câu chuyện kể về một phương thuốc chữa bệnh lao của những người dân lạc hậu, tăm tối ở Trung Hoa đầu thế kỷ XX. Nhưng tác phẩm còn đề cập đến một vấn đề sâu xa hơn: Xã hội Trung Hoa thời kỳ này là một xã hội cổ hủ, lạc hậu. Con người không chỉ u mê trong nhận thức khoa học( về chữa bệnh) mà còn u mê trong cả việc nhận thức chính trị, xã hội( về những người cách mạng). Thật là một căn bệnh tinh thần trầm trọng cần phải chữa chạy, nếu dân tộc Trung Hoa muốn tự giải phóng khỏi hàng nghìn năm phong kiến tối tăm, lạc hậu.
- Thuốc: Chính là phương thuốc chữa bệnh u mê, căn bệnh tinh thần cho người dân, căn bệnh đó đòi hỏi phải có một phương thuốc đặc biệc
- Nhan đề tác phẩm không đơn thuần là chuyện chống mê tín dị đoan mà cao hơn là sự giác ngộ, một sự nhận thức đúng đắn, một cuộc cách mạng thực sự. Xã hội Trung Quốc đang trong giai đoạn tìm đường và Lỗ Tấn cũng đang tìm đường.
- Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn: Dùng ngòi bút phanh phui những căn bệnh tinh thần của nhân dân Trung Quốc, làm cản trở nghiêm trọng con đường đấu tranh cách mạng của họ để từ đó tìm phương chạy chữa.
- Truyện “Thuốc” :
* Thuốc là nhan đề đa nghĩa :Trước hết nó là thứ thuốc chữa bệnh lao của người Trung Quốc u mê, lạc hậu, một cách chữa bệnh đầy mê tín tin rằng chiếc bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc chữa được bệnh lao. Rốt cuộc con bệnh vẫn chết . Chết trong không khí ẩm mốc tanh mùi máu của nước Trung Hoa lạc hậu .
* Qua truyện, Lỗ Tấn đã đề cập tới một vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu xa , khái quát hơn đó là sự u mê , đớn hèn, mông muội về chính trị xã hội của quần chúng và bi kịch không hiểu, không ủng hộ người Cách mạng tiên phong .
* Với tư cách là nhà văn cách mạng, Lỗ Tấn muốn khẳng định : Để cứu Trung Quốc , phải có phương thuốc chữa khỏi bệnh mê muội ,đớn hèn của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của người Cách mạng Hạ Du thời đó .Thuốc còn là phương thuật giác ngộ quần chúng đấu tranh tự giải thoát khỏi hàng nghìn năm phong kiến đã đè nặng lên đời sống người dân Trung Quốc.
- Lấy vợ là một trong ba việc lớn nhất của đời người: Làm nhà, lấy vợ, tậu trâu : Hệ trọng, tốn nhiều tiền của, mất nhiều thời gian.
- Vợ nhặt : Không tốn tiền của, không mất công sức. Vợ lại có thể nhặt được như một thứ đồ vật, một thứ bỏ đi, không giá trị -> Con người bị đặt ngang hàng với đồ vật, bị hạ thấp. Giá trị con người bị coi thường, khinh rẻ, nhân phẩm bị hạ thấp.
- Nhan đề có giá trị tố cáo sự bi đát cùng quẫn của đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.
Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào . Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
Lỗ tấn viết Thuốc vào tháng Tư năm 1919, thời kỳ Trung Quốc đang ở chế độ phong kiến, nửa thuộc địa, nhân dân Trung Quốc thì vô cùng tăm tối và lạc hậu, "họ ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ" (Lỗ Tấn). Có hai câu chuyện được lồng trong một cốt truyện: Chuyện về việc lấy thuốc của vợ chồng lão Hoa Thuyên và chuyện về người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.
Lão Hoa là chủ một quán trà nhỏ, có đứa con trai bị bệnh lao rất nặng, người ta đã mách lão một thứ thuốc rất kỳ quái là bánh bao tẩm máu người.
Truyện được bắt đầu bằng không khí ảm đạm của buổi sáng lão Hoa đi mua thuốc cho con. Lão đi trong sự hồi hộp, lo âu và hy vọng. Người đi xem rất đông, chen mãi lão mới mua được thuốc dù đã đặt trước, về nhà hai vợ chồng lão cho con ăn thuốc mà lòng tràn đầy hy vọng vào sự hiệu nghiệm của liều thuốc kỳ quái. Đám đông đi xem chém người về, vào quán trà nhà lão Hoa và bàn luận về người vừa bị chém. Tham gia cuộc bàn luận có đầy đủ các thành phần từ "người tóc hoa râm" đến "anh chàng hai mươi tuổi". Qua câu chuyên của họ thì biết người bị chém là Hạ Du, một người dám đi làm cách mạng, bị bắt rồi còn rủ đề lao làm "giặc". Những người bàn luận rất ngạc nhiên về hành động của Hạ Du và cho là anh bị điên.
Vào buổi sáng mùa xuân tại nghĩa địa hai bà mẹ ra thăm mộ con, bà Hoa Thuyên và mẹ Hạ Du. Thuốc bánh bao tẩm máu người không cứu được thằng Thuyên. Mộ nó nằm cách mộ Hạ Du một con đường – ranh giới tự nhiên giữa đám mộ những người chết chém chết tù và những người chết nghèo. Bà Hoa bước qua con đường để an ủi mẹ Hạ Du. Họ ngạc nhiên khi thấy trên nấm mộ Hạ Du có một vòng hoa màu trắng. Câu chuyện kết thúc bằng câu hỏi của người mẹ “Thế này là thế nào?". Qua tác phẩm nhà văn muốn đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa vô cùng lớn đối với dân tộc Trung Hoa lúc đó, đó là vấn đề cách mạng giải phóng cả dân tộc khỏi sự u mê, tám tối.
- Sáng sớm mùa thu lão Hoa Thuyên chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc để chữa bệnh lao cho con. Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.
- Bà Hoa cho con ăn bánh bao với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh
- Những người khách trong quán trà bàn về Thuốc, về Hạ Du .
- Bà Hoa và bà mẹ Hạ Du cùng đến thăm con ngoài nghĩa địa trong sự đau khổ tột cùng .
a, Ý nghĩa truyện:
+ Nhan đề: rừng xà nu là biểu tượng về tinh thần và sức sống bất diệt của người dân Tây Nguyên. Đó cũng là sáng tạo nghệ thuật, thể hiện tình cảm của tác giả với thế hệ anh hùng chống giặc.
Hạ Du người cách mạng bị xử tử , là nhân vật trung tâm trong tác phẩm chỉ được nhắc qua những mẫu đối thoại trong quán trà. Truyện phê phán tập quán chữa bệnh phản khoa học . Hình ảnh lão Hoa Thuyên “vội vàng móc gói bạc trong túi ra mua chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi,máu còn nhỏ tửng giọt,...”cho thấy sự mê tín của quần chúng và dã tâm của bọn đồ tể bán máu người.
- Hạ Du là người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh : Tác phẩm phê phán sự lạc hậu về chính trị của quần chúng “ Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa ... nằm trong tù mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc (... ) hắn điên thật rồi !”
+ Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc
+ Hình ảnh, ngôn ngữ giàu tính biểu tượng
+ Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên sâu sắc, lôi cuốn
- Truyện ngắn Thuốc phê phán căn bệnh gia trưởng, lạc hậu của người Trung Quốc bấy giờ, xót xa cho người làm cách mạng xa rời quần chúng
Ý nghĩa truyện ngắn Thuốc:
+ Người Trung Quốc cần có thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần
+ Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”
+ Người làm cách mạng phải gần gũi, giác ngộ quần chúng
- Rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm, cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này.
- Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống và tinh thần của dân làng Xô Man.
- Cây xà nu là biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất
Thuốc được đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919, sau đó in trong tập Gào Thét xuất bản 1923 .
Vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao(căn bệnh nan y thời bấy giờ) . Nhờ người giúp , lão Hoa Thuyên đi tìm mua chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn , vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh . Lão Thuyên dành dụm tiền mua bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn
Sáng hôm sau ,trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù vừa bị chém sáng nay . Đó là Hạ Du , một nhà cách mạng kiên cường , nhưng chẳng ai hiểu gì về anh , nhiều người cho anh điên. Thế rồi , thằng Thuyên cũng chết vì chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh lao.
Năm sau vào tiết Thanh minh , mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ con . Gặp nhau , hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng hồng xen lẫn nhau . Đây điểm sáng để kết thúc câu chuyện bi thảm , bày tỏ quyết tâm tiếp bước người đã khuất .
-Vạch trần sự u mê, lạc hậu,mê tín của người dân Trung Quốc tin rằng chiếc bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc chữa được bệnh lao .
-Thuốc còn là phương thuật giác ngộ quần chúng đấu tranh tự giải thoát khỏi hàng nghìn năm phong kiến đã đè nặng lên đời sống người dân TQ .