Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
♥ Giữ im lặng có thể có sức mạnh ngang bằng với những lời bạn muốn nói, giống như là khi một cái ôm có giá trị hơn rất nhiều so với câu "Chia buồn cho sự mất mát của bạn".
♥ Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là cách cư xử của người hiểu biết, lễ độ và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười hoặc ngược lại. Sự "lệch pha" đó khả dĩ khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo.
♥ Một thời điểm khác khi bạn không chắc chắn phải nói điều gì. Nếu cảm thấy bối rối khi cảm xúc của riêng bạn đang hướng tới một vấn đề nào đó, tốt nhất là hãy im lặng cho tới khi bạn cảm thấy chắc chắn hơn bởi vì có nhiều rủi ro xảy ra hơn khi bộc lộ những cái sai hoặc những cảm xúc thái quá.
♥ Hãy chọn im lặng thay vì thốt ra những cảm xúc nhất thời mà nó thì có thể làm người khác đau lòng và đó cũng thực sự không phải là cảm xúc của bạn. Khi bạn có cảm giác thôi thúc muốn nói một điều gì đó không hay, hãy hít vài hơi thở sâu và nghĩ về những hậu quả có thể xảy ra sau đó.
♥ Một thời điểm khác mà bạn tốt nhất nên im lặng là khi có ai đó chia sẻ một câu chuyện có ý nghĩa. Hãy để cho họ cảm thấy được lắng nghe bằng cử chỉ gật đầu im lặng và ánh mắt chia sẻ.
♥ Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Nhà bác học Thomas Edison từng nói: "Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương". Còn hiền triết Socrates thừa nhận: "Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất".
♥ Sự im lặng có thể là người bạn tốt trong những cuộc đàm phán. Nói phần của bạn, sau đó, im lặng để người khác đi tới kết luận của riêng họ. Sự im lặng của bạn cho thấy bạn tự tin về những gì bạn đã nói và bạn đủ tôn trọng người đối diện để nghe những điều họ nói.
♥ Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hòa đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Tuy nhiên, nếu cảm thấy họ thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể tạo ra sự khó chịu và hiềm thù.
♥ Đôi khi im lặng là cách giải quyết tốt nhất và đúng lúc nhất bởi vì đối phương không ở trong vị trí lắng nghe điều bạn nói. Chẳng hạn, khi một người bạn cần bạn lắng nghe vấn đề cá nhân nhưng cô ấy lại không thể chấp nhận lời khuyên của bạn vào lúc đó. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói giấu giếm sẽ đến chỗ cùng.
♥ Hãy luyện tập thói quen giữ yên lặng ở nơi làm việc khi bạn không có điều gì ý nghĩa để đóng góp. Trừ khi bạn có thể nâng tầm cuộc đối thoại lên bằng cách đưa ra ý tưởng nào đó thú vị, thiếu sót hoặc có lợi, còn không thì tốt nhất bạn chỉ nên ngồi quan sát và học hỏi.
♥ Im lặng đôi khi là lúc mà con người ta đang lao động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, hiểu biết, trưởng thành, hồi tâm, giác ngộ... Văn hào W. Goethe từng nói: "Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời". Thấy người khác trầm tư mặc tưởng thì đừng phá "khoảng riêng" của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.
♥ Cuối cùng, im lặng là vàng khi bạn không muốn dính vào một cuộc tranh cãi ngớ ngẩn. Vì những chuyện cãi nhau sẽ không bao giờ được giải quyết, một người phải "ngậm bồ hòn làm ngọt"
1. Bạn vĩnh viễn không biết rằng bản thân mình ở trong miệng người khác có bao nhiêu phiên bản, cũng sẽ không biết được người khác vì bảo hộ chính mình mà đã từng nói những lời gì về bạn, càng không cách nào ngăn cản được những lời đàm tiếu ấy.
Nhưng có một điều bạn có thể làm được, chính là bỏ mặc, cũng không cần phải đi giải thích, người hiểu bạn sẽ vĩnh viễn tin tưởng bạn.
Có một câu nói rất hay: “Nếu bạn không mù, thì đừng quen biết tôi qua miệng của người khác”.
2. Làm người, trạng thái tốt nhất chính là hiểu được tôn trọng. Bất kể người khác hành xử thế nào, bạn nhất định phải biết kiềm chế, không nên khoe mẽ hay thể hiện bản thân.
Bạn càng trưởng thành sẽ càng hiểu được, bên ngoài bầu trời còn có bầu trời khác, trên người tài còn có người tài hơn, bởi thế giới này không phải chỉ riêng bạn đang tồn tại.
Làm người nên học cách im lặng, đừng nói lời xấu về người, chỉ cần làm tốt việc của mình là đủ. Không cầu sâu sắc, chỉ mong đơn giản.
3. Có những sự tình bạn cảm thấy là chuyện trọng đại, nhưng trong mắt người khác đó có thể chỉ là chuyện nhỏ. Bởi vì họ không phải là bạn, nên họ không cách nào hiểu được cảm giác mãnh liệt này của bạn.
Cho đến một ngày bạn sẽ hiểu ra, nhiều khi không cần phải nói hết ra cho người khác, bạn cũng có thể tự mình giải quyết. Trên thế giới này, ngoại trừ bản thân ra sẽ không ai có thể thực sự cứu được mình.
4. Có một sự thật là, chúng ta luôn mang theo mặt nạ để đối diện với tình yêu, luôn muốn biểu hiện ra mặt tốt đẹp nhất của bản thân mình.
Cho đến khi hai người càng thân thiết hơn, liền cảm giác thấy đối phương đã thay đổi. Kỳ thực, họ không hề thay đổi, chỉ là chúng ta đang tiến đến bề mặt chân thực nhất của họ, nên mới cảm thấy bị mất phương hướng.
Bởi vậy, khi bạn muốn tiếp nhận một người, thì không chỉ là tiếp nhận mặt ưu việt của họ, mà đối với những khuyết điểm của họ cũng nên mở lòng ra và bao dung lấy.
5. Ta nâng bạn lên, bạn chính là chiếc ly thật đẹp; ta buông tay xuống, bạn có thể sẽ trở thành những mảnh thủy tinh vỡ vụn. Bất luận là người yêu hay bằng hữu ta đều nên trân trọng. Bởi mỗi lẫn ta khổ sở, thương tâm thì họ chính là người ở bên cạnh bầu bạn; mỗi khi trong lòng có ưu tư thì họ cũng là người đầu tiên nhận ra điều đó.
6. Có những việc hôm nay được xem là chuyện lớn nhưng ngày mai lại chỉ là chuyện nhỏ; việc xảy ra trong năm nay được coi là chuyện lớn, sang năm chỉ còn là một câu chuyện; kiếp này được coi là đại sự, kiếp sau cũng chỉ là truyền thuyết.
Khi gặp khó khăn trong cuộc sống hay trong công việc, hãy tự nhủ với bản thân rằng: Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi sẽ đến, một ngày mới sẽ lại bắt đầu.
7. Nhân sinh cũng giống như một ly trà, đong đầy cũng tốt mà vơi nửa cũng chẳng sao, cần chi phải tranh giành? Nồng đậm cũng tốt mà nhạt nhẽo cũng được, vẫn đều có hương vị riêng. Vội vàng cũng tốt mà chậm chạp cũng được, vậy thì đã làm sao? Ấm áp cũng tốt mà lạnh lẽo cũng được, chỉ cần nhìn nhau cười một cái thôi.
Cuộc sống, bởi vì để tâm cho nên mới đau khổ; bởi vì nghi ngờ cho nên mới tổn thương; bởi vì xem nhẹ cho nên mới vui vẻ; bởi vì đạm bạc cho nên mới hạnh phúc.
Chúng ta đều là những vị khách qua đường của đất trời, có rất nhiều việc chúng ta không thể làm chủ được, vậy nên hãy cứ để vạn sự tùy duyên đi!
8. Thời điểm ta khóc mà không có người dỗ dành, ta học được kiên cường; thời điểm ta sợ hãi mà không có ai bên cạnh, ta học được dũng cảm.
Thời điểm phiền não mà không có người hỏi han, ta học được cách thừa nhận; lúc mệt mỏi không có người dựa vào, ta học được cách tự lập. Cứ như vậy ta tìm được chính bản thân mình, vốn là người rất tài năng, ưu tú.
“Lặng lẽ để hồi sinh” lặng lẽ ở đây không chỉ là sự vắng lặng của phố phường, làng xóm, thôn bản thực hiện chỉ thị của chính phủ về cách ly xã hội. Mà còn nói lên sự hy sinh thầm lặng ngày đêm của đội ngũ thầy thuốc, bộ đội, công an... những đội quân thường trực, trực tiếp chống dịch. Lặng lẽ còn nói lên sự chịu đựng âm thầm của biết bao doanh nghiệp, đơn vị, đồng bào đã thất bát trong mùa dịch. Mặc dù đang bị đình trệ sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn có nguy cơ phá sản, nhưng vẫn lặng lẽ, kiên trì, đồng cam cộng khổ với toàn Đảng, toàn dân để chống dịch, không có kêu ca. Trong đó có những lặng lẽ nghiên cứu đổi mới tư duy, điều chỉnh kế hoạch... phục vụ cho công tác đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời đáp ứng những yêu cầu phát triển sau đại dịch...Đại dịch sẽ là một tổn thất lớn cho toàn cầu. Nước ta đã sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách mới. Cách nhìn vừa tinh tế đối với hiện thực, vừa lạc quan đúng quy luật của tác giả sẽ là một giá trị góp thêm hào khí chống dịch của toàn dân tộc.
1. Giải thích:
– “Kẻ xấu”: là những kẻ có tâm địa độc ác.
– “Lời nói và hành động của kẻ xấu”: những lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan giá hoạ, những hành động côn đồ hung ác làm tổn hại đến người khác.
– “Người tốt”: người nhân hậu, không làm gì tổn hại người khác…
– “Im lặng”: không hành động, phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu hoặc thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của những người xung quanh.
– “Sự im lặng của cả người tốt”: thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, lạnh lùng, vô cảm của những người vốn nhân hậu, không biết làm những hành động sai trái…. Đây cũng là một cách ứng xử tiêu cực
-> Nội dung câu nói: Bày tỏ thái độ phê phán với những kẻ có tâm địa độc ác dùng lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan và có những hành động côn đồ hung ác làm phương hại đến những người khác; những người có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bất công, đau khổ của những người xung quanh.
2. Phân tích, chứng minh:
– Đây là câu nói đầy tâm huyết của một người suốt đời phấn đấu vì quyền con người.
– Câu nói nêu đúng thực trạng đau lòng đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội, đặc biệt là thời điểm hiện nay.
– Câu nói cho thấy người nói thấu hiểu sự nghiêm trọng của thực trạng đó với đời sống con người. Vì:
+ Những lời vu cáo bịa đặt, những lời mạt sát xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, những lời gièm pha…không chỉ làm tổn thương họ mà cũng làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất đoàn kết trong tập thể…
+ Những hành vi côn đồ độc ác, ném đá giấu tay làm tổn hại tinh thần, thể xác và tài sản của con người, gây tâm lý bất an, hoang mang trong xã hội.
+ Thái độ thờ ơ trước những sự việc, những hành động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, trái pháp luật, sự vô cảm của con người khiến cái ác lộng hành thống trị xã hội, người tốt, người đáng thương không được bênh vực sẽ bi quan, chán nản, thiếu niềm tin, đạo đức con người bị băng hoại, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
+ Vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau người khác dần làm mất nhân cách của chính mình, nhân lên căn bệnh vô cảm ở mọi người trong xã hội.
– Câu nói nhắc nhở mọi người hướng đến một lối sống tích cực: sống có trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ với những đau khổ, bất hạnh của người khác cũng như kiên quyết đấu tranh chống lại những hành động làm tổn hại đến nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của những người xung quanh, chống lại bệnh thờ ơ, vô cảm.
3. Bài học về nhận thức và hành động:
– Bản thân cần nhận thức sâu sắc về sự nguy hại của những lời nói, hành động của kẻ xấu và sự thờ ơ, vô cảm.
– Rèn luyện cho mình lối sống tích cực, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ xấu và lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm
Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
Đáp án cần chọn là: B