K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2020

Nghị luận về tác dụng của sách - Sưu tầm tuyển chọn những bài văn hay bàn về vai trò, tác dụng của sách đối với đời sống con người, tầm quan trọng của việc đọc sách.

Đề bài: Suy nghĩ của em về tác dụng của sách đối với đời sống con người.

***

Lập dàn ý chi tiết:

I. Mở bài

- Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói khẳng định vai trò quan trọng của sách đối với việc nâng cao tri thức của con người.

- Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Sách là một bản in bằng giấy có nội dung rất phong phú.

- Sách có từ khi loài người có chữ viết. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống...

- Sách được phân loại theo thể loại, lĩnh vực, độ tuổi, sở thích của từng đối tượng.

- Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.

2. Bàn luận

a) Vai trò của sách:

- Sách cung cấp cho con người những hiểu biết, những tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống, vượt thời gian và vượt không gian. Sách có thể đưa ta đến với quá khứ, hiện tại, tương lai; sách có thể đưa ta lên thám hiểm mặt trăng hay xuống đáy đại dương.

- Sách cho ta hiểu biết về chính mình. Đọc quyển sách tốt, ta được bồi đắp thêm về tâm hồn, tình cảm. Ta biết phần chưa hoàn thiện trong con người mình để phấn đấu rèn luyện. Ta biết thành tựu của thế hệ đi trước để phấn đấu vượt qua.

- Sách là phương tiện để ta có thể giao tiếp: giao tiếp với tác giả, với độc giả bao thế hệ để từ đó tự rèn luyện mình.

- Sách giúp con người vươn tới những ước mơ, khát vọng; giáo dục tình cảm, đạo đức; giáo dục ý thức thẩm mĩ...

- Nếu thiếu sách, cuộc sống con người sẽ rơi vào tăm tối, không có ánh sáng của tri thức, con người trở nên lạc hậu.

b) Làm thế nào để đọc sách hiệu quả?

- Cần biết chọn sách và đọc sách:

+ Chọn sách theo mục đích sử dụng, tuy nhiên sách phải có nội dung lành mạnh, tích cực.

+ Đọc sách phải có tư duy phản biện, tránh bị chìm đắm trong thế giới mà sách tạo nên, dẫn đến xa rời thực tế, tránh sa vào lí thuyết suông.

c) Mở rộng, phản đề:

- Ngày nay, cùng với sách, các phương tiện thông tin ngày càng trở nên đa dạng. Văn hóa đọc hình thành từ khi có sách, đến nay không còn giữ nguyên ý nghĩa là đọc trong sách mà mở rộng thêm: đọc trong báo, đọc trên mạng... Sách tồn tại trong cuộc sống không chỉ là sách được bán ở hiệu sách mà sách được đưa lên mạng... Dù dưới hình thức nào, đối với con người, nhu cầu tìm hiểu thế giới tự nhiên và thế giới con người không bao giờ vơi cạn. Vì thế, sách mãi mãi vẫn giữ vai trò quan trọng của mình trong đời sống nhân loại, là phương tiện giúp con người nhận thức về thế giới và khám phá thế giới.

- Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, văn hoá đọc đang bị văn hoá nghe nhìn lấn át. Nhiều bạn trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách. Đây là một hiện tượng rất đáng lo ngại bởi nếu không chịu khó đọc sách, con người sẽ trở nên hời hợt, thiếu tư duy tưởng tượng và thiếu trải nghiệm cần thiết.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được vai trò của sách, bản thân đã rèn luyện cho mình thói quen đọc sách, đọc để tích luỹ kiến thức, đọc để hiểu biết hơn về cuộc sống.

III. Kết bài

- Chừng nào con người vẫn còn nhu cầu nhận thức về thế giới và thưởng thức vẻ đẹp của trí tuệ, chừng nào loài người còn biết đề cao văn hóa và các giá trị tinh thần, thì chừng ấy sách vẫn còn là một công cụ hữu hiệu và vô giá trong công cuộc khai hóa nền văn minh.

Tham khảo thêm: Nghị luận xã hội về ý nghĩa của việc đọc sách

TOP 5+ BÀI NGHỊ LUẬN MẪU BÀN VỀ TÁC DỤNG CỦA SÁCH VÀ VIỆC ĐỌC SÁCH

Nghị luận về tác dụng của sách - Bài mẫu 1:

SÁCH LÀ KHO KIẾN THỨC BẤT TẬN CỦA NHÂN LOẠI

    Sách là kho kiến thức bất tận của nhân loại. Người đọc sách là những người miệt mài đi tìm hiểu đến tận cùng của kho báu quý giá ấy. Chính vì vậy, việc đọc sách của mỗi người là vô cùng cần thiết. Vai trò của việc đọc sách đối với việc tìm hiểu kiến thức cũng như để hoàn thiện bản thân mình ngày càng cần thiết và được trau dồi hơn.

   Có rất nhiều định nghĩa về sách, mỗi người lại có cách hiểu, cách nhìn nhận riêng về sách. Tuy nhiên có thể nói ngắn gọn sách chính là tri thức, là nơi con người có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, trau dồi và rèn luyện bản thân mình. Hiện nay, sách có rất nhiều loại: Sách giải trí, sách khoa học, sách nấu ăn, sách chuyên đề,…Mỗi loại sách lại mang trong mình những đặc điểm riêng biết, cung cấp cho người đọc những thông tin khác nhau.

   Chính vì thế mà đọc sách có rất nhiều tác dụng, trước hết từ chức năng của từng loại sách sẽ tương ứng với những tác dụng khác nhau.

   Trước hết, đọc sách để tìm hiểu, nâng cao kiến thức. Chúng ta không phải cái gì cũng biết, cái gì cũng tường tận. Vì thế chỉ có cách là tự mò mẫm trong những cuốn sách chuyên về lĩnh vực đó. Khi đọc sách chúng ta sẽ vỡ ra được cái mình cần tìm như thế nào. Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi”. Vấn đề học liên quan đến vấn đề đọc sách, vì chúng ta học cũng xuất phát từ việc đọc sách mà ra.

   Kiến thức trong sách vô cùng, vô tận, bạn nên lựa chọn, chắt lọc kiến thức để đọc, để có thể vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Bạn sẽ thấy rất thú vị khi tìm hiểu được những thông tin bổ ích đó.

   Cuộc sống của mỗi người bận rộn, thời gian nghỉ ngơi rất ít, nhiều khi bạn muốn tìm một phương tiện nào đó để xả stress. Sách chính là một nơi bạn có thể tìm đến để ru ngủ tâm hồn, để làm phong phú và thư giãn cho tâm hồn. Ở vấn đề này có mảng sách giải trí như truyện tranh, truyện ngôn tình, truyện trinh thám. Những cuốn sách này sẽ giúp bạn mở mang đầu óc, thư giãn tâm hồn, có thể hiểu thêm về cuộc sống xung quanh mình tốt hơn.

   Đọc sách không chỉ nâng cao kiến thức mà đọc sách còn giúp chúng ta biết yêu thương và trân trọng những người xung quanh mình hơn. Sách với những nội dung giới thiệu tấm gương vượt khó, những hoàn cảnh khó khăn. Đọc để chúng ta thấy được ý chí, nghị lực phi thường của những điều tưởng chừng như không thể. Đến với sách, trái tim chai sạn bỗng nhiên như được tắm táp trở nên mềm mại, hiền hòa hơn.

   Ở mỗi lứa tuổi tương ứng với những cách đọc sách, loại sách riêng, giúp mỗi người cảm thấy mình học tập và rèn luyện được rất nhiều từ sách.

   Đọc sách có vai trò, tác dụng lớn đối với mỗi người song phải đọc sách như thế nào, phương pháp đọc sách ra sao cũng là một vấn đề cần được đặt ra. Việc chọn sách để đọc, chọn môi trường đọc, chọn kiến thức để tìm hiểu rất cần thiết. Nó có thực sự phù hợp và cần thiết đối với cuộc sống của bạn hay không. Người ta bảo chọn sách để đọc cũng như việc chọn bạn mà chơi là vì thế. Những cuốn sách tốt sẽ khiến bạn tốt lên và ngược lại. Bởi vậy chọn sách vô cùng quan trọng.

    Như vậy, cuộc sống của mỗi người, để không bị tụt hâu, để có thể tự tin hơn trong cuộc sống thì việc đọc sách là cực kỳ cần thiết và nên được rèn luyện hằng ngày. Tạo thói quen đọc sách để không ngừng nâng cao trí tuệ bản thân hơn.

Nghị luận về tác dụng của sách - Bài mẫu 2:

SÁCH LÀ MỘT TRONG NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI CỦA LOÀI NGƯỜI

   Sách là một trong những phát minh vĩ đại và tài sản quý giá nhất của loài người trong quá trình nhận thức về giới tự nhiên và các quy luật xã hội. Sách lưu giữ và truyền bá tri thức; là người thầy và cũng là bạn, vừa bồi dưỡng tâm hồn, hun đúc nên bản lĩnh đồng thời cũng mách bảo, sẻ chia vui buồn, nâng đỡ những ước mơ, khát vọng và đam mê. Sách như tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội, chỉ bảo tin cậy về trí tuệ và phẩm cách của một con người, một thời kỳ, một quốc gia, dân tộc. Có người ví sách như một bảo tàng bằng ngôn ngữ. Nhưng sách đâu chỉ lưu giữ những gì đã qua, mà còn dẫn dắt người đọc vượt lên trước thời gian để đắm mình trong xã hội tương lai. Ngày nay, khi kinh tế tri thức đang ngày càng chứng minh sức mạnh và hiệu quả của nó thì sách trở thành công cụ trí tuệ không thể thiếu được. Để có được một nghề: cần có sách. Để giữ được chỗ làm hoặc có chỗ làm việc với thu nhập cao hơn cũng cần đọc, hiểu và biến những con chữ bất động trong những trang sách thành khả năng và kỹ năng được thể hiện sinh động trong cuộc sống.

   Đọc sách để nấu được một món ăn mới lạ. Đọc sách để có thể trồng nấm, nuôi gà, nuôi tôm. Đọc sách để chuẩn bị cho bổn phận làm mẹ, nuôi con tốt hơn. Tra cứu tên một loại biệt dược để phòng tác dụng phụ khi dùng thuốc… Giản dị hơn, đọc sách bên một sạp vải ở chợ khi chưa có khách ghé mua. Sách cho ta biết những chữ cái đầu tiên của tiếng mẹ đẻ khi cắp sách tới trường những ngày thơ ấu. Và một đôi dòng trong cuốn gia phả của dòng họ để lưu giữ một cái tên, một sự nghiệp, một cuộc đời của ai đó đã đi xa.

   Sách thanh cao mà thân thiết. Hữu hạn mà vô tận, vô cùng. Điều khác nhau là mỗi cuốn sách nói gì, để lại gì cho trí tuệ và tâm hồn người đọc. Thời gian sẽ gạn lọc những tinh túy để chở tới tương lai vô cùng và bỏ lại những gì là sản phẩm của một khoảnh khắc, của một thời… Bàn luận về sách bao nhiêu cũng chưa đủ, như nói về tình yêu vậy. Tình yêu với sách đã trải dài hơn 6000 năm, từ sách bằng đất sét, da thú, tre trúc… đến nay là sách điện tử. Chưa biết sách sẽ có cấu trúc vật chất như thế nào trong tương lai; song tin chắc rằng tình yêu với sách sẽ không phai nhạt. Chừng nào con người còn cần hiểu biết, cần sẻ chia, thì sách còn là người thầy, người bạn thủy chung. Vậy, lẽ nào lại không yêu sách! Tình yêu ấy cần khơi gợi và nuôi dưỡng thường xuyên với mọi lứa tuổi. Chúng ta cần một hành động thiết thực, cụ thể hơn.

   Nếu gọi là ngày toàn dân đọc sách e cũng khiên cưỡng, như một khẩu hiệu kêu gọi theo cách phát động một số phong trào hiện nay. Mặc khác, đọc sách tuy là hoạt động quan trọng nhằm khai thác, thưởng thức, sử dụng những giá trị của sách nhưng mới giới hạn ở sự hưởng thụ sách của người đọc. Vì vậy, cần chọn một tên gọi để có thể vừa tôn vinh những giá trị của sách vừa tôn vinh tác giả, những người tham gia vào quá trình đưa sách đến tay bạn đọc, lại vừa góp phần xây dựng thói quen đọc sách và quảng bá sách hay, sách tốt. Mục tiêu cuối cùng của Ngày sách Việt Nam không phải chỉ là phát hành được nhiều bản sách, cho dù đó là những cuốn sách có giá trị cao, mà quan trọng hơn như mưa dầm thấm lâu, sách đặt nền tảng cho ứng xử của người đọc, của xã hội ngày càng hợp quy luật hơn, tạo ra sức mạnh tâm thế của dân tộc, góp phần bảo vệ và xây dựng một đất nước độc lập, tự do, giàu mạnh và hạnh phúc.

    Đất nước độc lập, tự do, giàu mạnh, người dân hạnh phúc là tâm nguyện suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nên chọn ngày công bố một tác phẩm của Người là Ngày sách Việt Nam. Xin đề nghị lấy ngày phát hành cuốn sách “Đường Kách Mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong khóa đào tạo lớp cán bộ đầu tiên của “Thanh niên cách mạng đồng chí Hội” tại Quảng Châu, Trung Quốc vào mùa Xuân năm 1927. “Đường Kách Mệnh” thực sự là cuốn cẩm nang về lý luận cách mạng cho nhiều thế hệ cán bộ của Đảng ta. Cuốn sách là một mốc son lịch sử chấm dứt một thời kỳ khủng hoảng về đường lối trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho đất nước.

Có thể bạn quan tâm: Bàn về hiện tượng nhiều học sinh hiện nay rất ít đọc sách

Nghị luận về tác dụng của sách - Bài mẫu 3:

SÁCH CÓ VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG TRONG CON ĐƯỜNG HỌC VẤN

   Ai trong mỗi chúng ta đều biết đọc sách để mở mang kiến thức, vai trò và vị trí của nó trong con đường học vấn là vô cùng quan trọng. Chu Quang Tiềm đã khuyên dạy chúng ta rằng: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Câu nói của ông như một lí thuyết một chiều trong toán học: từ cái này dẫn đến cái kia là đúng và ngược lại có thể là sai. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách.

   Vậy học vấn là gì? Học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập và rèn luyện. Chúng ta có thể tiếp nhận được kiến thức qua những lời dạy của thầy cô trong trường lớp, qua bạn bè hoặc qua những kinh nghiệm mà chính mình đã từng trải. Do đó, “học vấn không chỉ là việc đọc sách”, ta vẫn có thể tích lũy, nâng cao học vấn, tiếp nhận tinh hoa của nhân loại bằng những cách khác, qua nhiều nguồn khác, kể cả việc đọc sách.

   Tuy nhiên “đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”, bởi sách là kho tàng tri thức quí báu được tìm hiểu, ghi chép, cô đúc, lưu truyền qua những thăng trầm lịch sử, là “di sản tinh thần của nhân loại”. Sách vô cùng có ích cho tất cả mọi người, trong đó có học sinh, sinh viên nói riêng và các tầng lớp tri thức nói chung. Sách dạy ta những điều hay ý đẹp, dạy ta những bài học làm người, ca ngợi những con người khuyết tật vượt khó; những người lính Cách mạng dũng cảm, bất khuất; những anh hùng liệt sĩ xả thân mình vì quê hương đất nước. Sách còn giúp ta tiếp cận những nền văn minh của các quốc gia mà ta chưa hề đặt chân đến; cảm nhận từng câu chữ, lời văn mang những cung bậc cảm xúc khác nhau trong các tác phẩm văn học nước ngoài… Dù bất cứ lợi ích gì, sách đều giúp con người trưởng thành về nhận thức, sâu sắc về tư tưởng, chín chắn về suy nghĩ.

    Đọc sách đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích mà ta không thể kể hết. Đầu tiên, thay vì chúng ta phải mất thêm mấy trăm năm cho công cuộc tìm kiếm, ghi chép những thông tin cần tìm, thì ta chỉ mất vài giờ thông qua việc đọc sách. Qua đó, đọc sách là con đường ngắn nhất nhưng không kém phần quan trọng để tích lũy, lĩnh hội, nâng cao kinh nghiệm, vốn tri thức mà người xưa đã lưu truyền lại. Sách chính là bậc thang đưa chúng ta đến với thành công trong cuộc sống. Sách giúp ta hoàn thiện kiến thức phổ thông đã học và nâng cao, chuyên sâu vào chúng. Sách là người bạn thân thiết, gắn bó với chúng ta suốt cuộc đời, luôn cần thiết cho nhân loại cho dù khoa học kĩ thuật, công nghệ có phát triển và ngày càng hiện đại đến đâu. Không những thế, sách còn là hành trang kiến thức để con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”. Ta không thể thu được những thành tựu mới nếu không biết kế thừa những thành tựu của các thời kì đã qua.

   Đọc sách là một nhu cầu quan trọng trong cuộc sống của con người, do đó ta phải biết phương pháp đọc sách sao cho đúng, có ích cho học vấn. Trước hết, ta phải biết chọn sách mà đọc sao cho phù hợp với yêu cầu học tập của chúng ta, tránh lãng phí thời gian và sức lực của chính mình. Khi đọc sách, ta nên đọc chậm rãi, đọc đi đọc lại nhiều lần để từng câu chữ trong sách ngấm dần vào suy nghĩ của ta, ăn sâu vào xương cốt, ắt ta sẽ hiểu và nhớ lâu. Đọc ít mà đọc kĩ còn hơn là đọc nhanh, lướt qua hay học thuộc như một chiếc máy thì chẳng khác như “Nước đổ lá môn”, hoặc hiểu sơ lược được ngày một ngày hai là quên hết. Không chỉ vậy, ta cần phải tích cực tư duy suy nghĩ khi đọc sách sẽ giúp ta hiểu được vấn đề sâu sắc, tích lũy ngày càng nhiều kiến thức khó có thể quên trên con đường học vấn. Ngoài ra, mỗi con người chúng ta cần có thói quen ghi chép lại những điều quan trọng cơ bản một cách tóm gọn, đơn giản, dễ học, dễ hiểu để sau này khi cần thiết ta có thể xem lại.

   Những học sinh, sinh viên đang học phổ thông, đại học là lứa tuổi góp phần phát triển đất nước nên rất cần phải đọc sách. Trong quá trình đọc nên chia sách ra làm hai loại chính: sách phổ thông và sách chuyên sâu. Đối với sách phổ thông, ta nên xem một cách tóm lược tất cả các kiến thức trong quá trình học tập, để rồi nâng cao chúng qua việc xem sách chuyên sâu. Đó là cách đọc sách có hệ thống giúp học sinh, sinh viên suy nghĩ tư duy và nắm rõ vấn đề.

   Sách vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân loại mà không gì có thể thay thế được. Tuy nhiên, bên cạnh những người chuyên tâm vào công việc chọn đọc những cuốn sách hay và bổ ích, lại có một số người, phần lớn là giới trẻ học sinh ngày nay, vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách, không chịu đọc sách để làm giàu vốn tri thức của mình, hay chưa biết phương pháp đọc sách làm tốn thời gian, sức lực dẫn đến không chuyên sâu, lâu hiểu, nhanh quên. Ngoài ra, một số bạn trẻ chọn những cuốn sách có nội dung không lành mạnh, vô thưởng vô phạt, không đem lại lợi ích gì cho bản thân và sự phát triển của xã hội. Vì vậy, để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, chúng ta cần chỉ ra phương pháp đọc sách đúng đắn, chứng minh cho họ thấy tầm quan trọng lớn lao của sách trong quá trình học vấn và phải biết chọn đúng loại sách.

    Tóm lại, qua câu nói “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.” của Chu Quang Tiềm đã cho ta thấy đọc sách là nhu cầu cần thiết đối với mỗi con người. Mặc dù có nhiều cách để học mà không bao gồm việc đọc sách, nhưng nó vẫn là con đường quan trọng nhất giúp ta thành công trên con đường học tập. Chính Đại thi hào Nga Pu-skin cũng khuyên dạy chúng ta rằng “Đọc sách là cách học tốt nhất”, từ đó càng khẳng định rõ vai trò của sách trong đời sống hiện đại.

Nghị luận về tác dụng của sách đối với đời sống con người
 

Nghị luận về tác dụng của sách - Bài mẫu 4:

SÁCH LÀ KHO TÀNG NHỮNG ĐIỀU BỔ ÍCH, TINH HOA TRÍ TUỆ CON NGƯỜI

    Đọc sách không chỉ là thư giãn mà nó còn mang tới cho ta nhiều điều bổ ích. Có lẽ bởi vậy mà Rene Descartes từng nói: “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”

    Sách là nơi con người lưu trữ lại toàn bộ những tri thức, những tinh hoa trí tuệ của con người về tất cả các mặt của con người từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nó như một người bạn, một vật phẩm vô giá của nhân loại. Ngày nay, số lượng sách ngày càng nhiều với đủ các thể loại khác nhau giúp ích cho con người nhiều mặt trong cuộc sống. Và việc đọc sách dần trở thành một nét đẹp văn hóa vô cùng nhân văn.

    Đọc sách không chỉ là cách con người đốt thời gian của mình mà nó còn mang lại rất nhiều những ý nghĩa vô cùng giá trị. Sách chính là kho tàng kiến thức của cả nhân loại, chính vì thế, đọc sách chính là cách con người hấp thu những tinh hoa văn hóa, những kiến thức xã hội vô cùng quý báu. Nó giúp bạn học hỏi được những kinh nghiệm từ những người đi trước rồi áp dụng nó vào cuộc sống thực tiễn một cách nhuần nhuyễn. Không ít người đã được khai sáng nhờ đọc những cuốn sách hay. Một điển hình cho việc không ngừng đọc, không ngừng học hỏi không ai khác chính là vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh của chúng ta. Người đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người nhưng đi đâu Người cũng tìm tòi, cũng luôn mang theo mình những cuốn sách để không ngừng trau dồi cho mình những kiến thức. Để rồi khi đọc xong, khi trải nghiệm thực tế, Người mới thấu hiểu được nỗi thống khổ của những người dân bị áp bức, Người mới tìm ra con đường dẫn tới thắng lợi của các dân tộc bị áp bức chính là cách mạng xã hội chủ nghĩa…

   Không chỉ cung cấp cho con người những tri thức, những kinh nghiệm sống mà đọc sách còn là cách giúp con người thư giãn, thanh lọc và bồi bổ tâm hồn mình. Có không ít những cuốn sách giúp con người giải tỏa được tâm lý u ám, hướng họ tới những điều lương thiện, trong sáng và tốt đẹp hơn. Chắc hẳn, chúng ta đã quá quen với tựa đề “Hạt giống tâm hồn” – cuốn sách nổi tiếng được nhiều người lựa chọn đọc để soi mình vào đó, thanh lọc mình và học hỏi ở đó những điều tốt đẹp và bình dị nhất. Hay như những bạn nhỏ đọc những cuốn sách tuổi thơ đầy ngộ nghĩnh, nó không chỉ giúp các em phát triển trí não mà còn nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, thiện lương của các em.

    Bên cạnh đó, sách cũng được coi là một người bạn dễ đồng cảm và sẻ chia với con người. Rất nhiều người chọn sách theo tâm trạng, và khi đọc chúng, họ cảm thấy mình được chia sẻ rất nhiều. Nếu bạn vui và bạn chọn đọc một cuốn sách vui, bạn sẽ thấy niềm vui ấy được nhân lên rất nhiều. Nếu bạn buồn và bạn chọn một cuốn sách hợp tâm trạng, bạn sẽ thấy nỗi buồn của mình được san sẻ, bạn sẽ thấm thía những điều mình đã trải qua.

    Đọc sách có rất nhiều mặt lợi ích nhưng ngược lại, không đọc sách cũng có không ít những tác hại. Thật vậy, không đọc sách giống như bạn đang bó hẹp lại kiến thức của chính mình, từ làm giảm tầm nhìn của mình với cuộc sống đang ngày một phát triển như ngày nay. Tâm hồn bạn cũng theo đó mà cằn cỗi, khô cạn vì chẳng được chăm sóc, bồi đắp… Bạn sẽ giống như những con ếch mãi chỉ biết vùng sáng nhỏ bé trong cái giếng của chính mình.

    Đọc sách là một điều vô cùng bổ ích nhưng rất nhiều người vẫn chưa biết cách đọc sách cũng như chọn lựa sách sao cho đúng. Họ thường đọc bừa bãi, đọc lướt để rồi những thứ đã đọc trôi đi nhanh chóng mà không đọng lại chút gì. Hãy biết cách chọn lựa cho mình những cuốn sách phù hợp với bản thân, phù hợp với lứa tuổi và nghề nghiệp của mình. Hãy dành một khoảng thời gian thật tập trung để đọc, để nghiền ngẫm những thứ mà sách dạy. Sau đó, hãy biết cách áp dụng những thứ được học từ sách vào cuộc sống. Có như vậy, giá trị của việc đọc sách mới thực sự phát huy hết tác dụng.

   Sách vừa là người bạn, vừa là người thầy của con người. Hãy rèn cho mình một thói quen đọc sách, một văn hóa đọc thực sự văn minh và biết cách trân quý những giá trị mà sách mang lại.

  • Top 3 bài nghị luận hay bàn về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay

Nghị luận về tác dụng của sách - Bài mẫu 5:

SÁCH MỞ RA TRƯỚC MẮT TÔI NHỮNG CHÂN TRỜI MỚI

   Đó là lời khẳng định đanh thép, hùng hồn của M.Gorki mà tôi vô cùng tâm đắc. Chúng ta hãy thử hình dung cuộc sống sẽ ra sao nếu như thiếu vắng những cuốn sách? Đối với đời sống nhân loại ở mọi thời đại thì sách luôn là nguồn tri thức vô tận, là người bạn tốt, giữ vai trò tuyệt đối quan trọng. Sách được coi là "chất vàng mười” được kết tinh từ khối óc và linh hồn của nhân loại. Các bạn trẻ thân mến! Chắc hẳn các bạn đều nhận thức được tâm quan trọng của sách chứ?

   Sách quả là một sản phẩm tinh thần kì diệu lớn lao trong những điều kì diệu. Loài người phải đánh đổi bằng biết bao mồ hôi công sức mới tôi luyện được những cuốn sách quý giá để phục vụ chính cuộc sống của nhân loại, có được một cuốn sách quý trong tay như có được một người bạn tri âm. Không chỉ đến ngày nay nhân loại mới thấy được vai trò của sách mà từ thuở xa xưa, mỗi dân tộc đã có một hình thức văn tự riêng ghi trên mai rùa, xương thú, da cừu, đồng đá, gỗ… cũng được con người coi là những sách quý. Bởi đó là sự kết tinh, hội tụ của nhưng hiểu biết, kinh nghiệm mà thế hệ trước lưu truyền cho các thế hệ sau.

    Ở nước ta, trải qua hàng nghìn năm nô lệ, bọn thực dân đã dùng nhiều thủ đoạn dã man để nhằm tiêu huỷ đời sống tinh thần của nhân dân ta. Trong đó thủ đoạn “đốt sách chôn nho" là tiêu biểu hơn cả. Song thật đáng tự hào biết bao khi người dân ta bằng mọi cách đã bảo vệ và lưu giữ được những cuốn sách quý dù chỉ bằng tre, bằng da thú… bởi vậy, những cuốn sách như "Đại Việt sử lược”, "Đại Việt sử kí toàn thư”… đã “vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn" sống mãi với thời gian. Đến tận ngày nay, chúng ta đọc lại những cuốn sách đó thì như được sống cùng thời kì lịch sử hào hùng thuở xa xưa đó. Chẳng thế mà Ngô Sĩ Liên đã khẳng định: "Ngày xưa, sách (sử) làm tin là điều lớn của đất nước, để ghi chép quốc thống lúc chia lúc hợp, để tỏ rõ trị hoá khi thịnh khi suy. Ấy là muốn treo gương răn cho đời sau, há chi chép về dĩ vãng. Ắt là thiện ác phải làm rõ ràng trong khen chê thì người sau mới biết ý khuyên răn, ắt là bút mực phải phục vụ nhiều cho tâm trí thì trước thuật mới gọi là xem được, không thể làm cẩu thả, há đâu nói dễ dàng”.

    Xã hội loài người ngày càng thay da đổi thịt, do đó chữ viết và kĩ nghệ in cũng phát triển. Hơn thế nữa trình độ học vấn ngày càng nâng cao, nhu cầu về đời sống tinh thần được chú trọng. Vì vậy sách trở thành phương tiện tối ưu để nâng cao hiểu biết, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân loại. Sách là vật gối đầu giường của con người. Mỗi khi mở một cuốn sách ra thì con người như lạc vào một thế giới bao la, vô tận của thiên nhiên, lịch sử và con người như được du hành trên vũ trụ. Nhân loại có thể tìm thấy cả một chân trời tri thức thông qua sách như: khoa học, giáo dục, chính trị, văn hoá, y học… Sách đem đến cho nhân loại biết bao điều kì thú, hấp dẫn. Sách là hành trang cần thiết không thể thiểu để con ngươi sống tốt, sống thực sự có ý nghĩa. Đồng thời sách còn góp phần đặc biệt quan trong để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. Nghề phát hành sách cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho xã hội. Chỉ có thể nhận thức đúng vai trò của sách trong đời sống thì chúng ta mới trân trọng những quyển sách giống như sự trân trọng của nhân vặt ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao. Ông giáo dù bị gánh nặng cơm áo ghì sát đất cũng nhất định không chịu bán những cuốn sách. Đến cùng đường ông giáo phải bán đi những quyển sách quý trong sự dằn vặt đau đớn. Thế mới biết sách có tầm quan trọng như thế nào đối với con người. Hãy nâng niu trân trọng những cuốn sách như chính sự sống của mình vậy!

    Thử hỏi xã hội loài người làm sao có thể mở rộng tầm hiểu biết nếu không có những cuốn sách? Chỉ có thể qua sách vở con người mới được thoả sức tìm tòi, nghiên cứu và phát minh ra những cái vĩ đại như tên lửa hạt nhân, tàu vũ trụ…. Sách vở đem đến cho con người vốn hiểu biết vô tận. Đó không chỉ là những hiểu biết của hiện tại hay tương lai mà đáng quý hơn cả còn là những hiểu biết trong quá khứ. Những sự kiện xảy ra cách đây hàng mấy ngàn năm, tưởng chừng bị thời gian băng hoại, xoá nhòa, vùi lấp, nhưng trái lại nhờ những dòng chữ, những trang sách mà cả một kho kiến thức được hiển hiện, lung linh toả sáng, thu hút sự tìm tòi phát hiện của con người. Mỗi trang sách mở ra là một trang đời với biết bao ý nghĩa sâu xa làm rung động bao trái tim độc giả.

    Vai trò của sách ngày càng được nâng lên ở tầm vĩ mô bởi chỉ có chữ viết trên những trang sách mới có thể lưu giữ được tất cả những tinh hoa được chắt lọc từ cuộc sống nhân loại. Từ những vấn đề lớn lao như nguồn gốc vạn vật trong vũ trụ, nguồn gốc loài người, những phát minh vĩ đại trong khoa học tự nhiên… cho đến diện mạo tinh thần của thế giới hay của từng dân tộc đều được lưu lại trong sách vở. Cho nên, sách được đánh giá là kho tàng kiến thức phong phú và quý giá nhất của nhân loại.

   Thật đáng quý biết bao khi sách không chỉ mang đến cho con người nguồn tri thức vô tận mà còn là phương tiện giao lưu rất hữu ích giữa các dân tộc trên thế giới. Qua sách mà các tác phẩm nỗi tiếng cũng như tên tuổi của các tác giả nổi tiếng ở khắp nơi trên thế giới đều được đông đảo độc giả trên toàn thế giới đón nhận một cách nồng nhiệt. Ngày nay chúng ta biết đến L.Tônxtôi với “Chiến tranh và hoà bình", biết đến M.Sô-lô-khôp với "Sông Đông êm đềm hay biết đến sử thi Hi Lạp… cũng nhờ có sách. Những cuốn sách ấy mở ra cho nhân loại một chân trời mới, giúp chúng ta hình dung ra sự phong phú, độc đáo của tất cả các lĩnh vực trên thế giới. Ẩn đằng sau mỗi hàng chữ của mỗi trang sách có biết bao điều kì diệu làm mê hoặc lòng người.

   Trong điều kiện sống hiện nay, không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện những chuyến du lịch vòng quanh thế giới. Do đó chúng ta cần tận dụng khả năng và sự đáp ứng tuyệt vời của sách. Những trang giấy mỏng manh kia đủ sức đưa bạn vượt trùng dương đến với những xứ sở kì lạ của những kim tự tháp Ai Cập cổ xưa, những đền đài kiến trúc lộng lẫy ở châu Âu, Vạn Lí Trường Thành hùng vĩ ở Trung Quốc và những cảnh quan tuyệt vời mà tạo hoá ban tặng cho con người. Nào mời các bạn cùng tôi đi vào vũ trụ bao la chứa bao điều bí ẩn hay ngụp lặn dưới lòng đại dương qua những trang sách để tìm thấy cái nôi của sự sống. Chắc chăn bạn và tôi sẽ có những ấn tượng sâu sắc chẳng thể nào quên. Tôi tin rằng sách sẽ chắp đôi cánh khổng lồ cho trí tưởng tượng của nhân loại bay cao bay xa.

   Sách còn là chiếc cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của nhân loại nói chung và của từng dân tộc nói riêng. Nhờ sách mà chúng ta hiểu được lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của tổ tiên, hiểu được nguyên nhân nào đem lại sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược của một dân tộc nhỏ bé như dân tộc ta. Có thể nói, mọi tinh hoa của đời sống vật chất, đời sống tinh thần của dân tộc Việt đều được phản ánh trong từng trang sách. Từ những hiểu biết do sách đem lại, chúng ta thêm tự hào và có ý thức sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

   Trong điều kiện xã hội loài người phát triển, các phương tiện truyền thông hiện đại như đài, ti vi, internet,.. rất phát triển. Song sách vẫn là phương tiện truyền thông phổ biến và cần thiết đối với nhân loại. Đặc biệt đối với lứa tuổi thanh niên Việt Nam hiện nay thì những cuốn sách như: "Mãi mãi tuổi 20", "Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm"… trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Tôi chắc hẳn bất cứ ai khi đọc những trang sách ấy cũng đều phải nghẹn ngào xúc động. Để rồi từ đó trong mỗi người chúng ta đều phải sống có trách nhiệm với mình và với xã hội. Như vậy sách còn có vai trò hoàn thiện nhân cách con người và đưa con người đạt tới đỉnh cao của cái chân – thiện – mĩ.

   Có thể nói vai trò to lớn của sách đối với đời sống nhân loại thì bất cứ một phương tiện nào cũng không thể thay thế được. Tất cả những lợi ích do sách đem lại là sự thật hiển nhiên mà ai cũng phải công nhận. Sách góp phần quan trọng vào cuộc sống con người trong hiện tại và tương lai.

   Chúng ta cần khai thác và phát huy triệt để vai trò của sách. Tuy nhiên, chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt để nhận biết và loại bỏ lập tức những cuốn sách mang tính chất đồi trụy do một số phần tử xấu nào đó tạo ra. Cần tránh xa những cuốn sách xấu chứa đựng nội dung độc hại, làm suy thoái đạo đức khiến nhận thức của người đọc trở nên sai lầm lệch lạc. Bời vậy, vấn đề đặt ra đối với độc giả trong muôn ngàn loại sách là chúng ta phải biết lựa chọn những cuốn sách tốt có giá trị nội dung và nghệ thuật. Chúng ta cần phải tự nghiêm khắc đối với mình trong việc tiếp nhận sách. Đó là tiếp nhận sách một cách có chọn lọc.

   Sách là hành trang không thể thiếu đối với mỗi con người. Đọc sách vừa là một công việc cần thiết suốt cuộc đời của mỗi chúng ta, vừa là một thú vui lành mạnh. Sách là giá trị tinh thần không thể thiếu trong đời sống nhân loại. Có được một cuốn sách tốt là ta có thêm một người bạn tốt. Tất cả mọi người trên thế giới hãy tự lựa chọn cho mình những người bạn đồng hành thật tin cậy để cùng nhau tiếp bước đến một tương lai rạng ngời.

/***/

   Trên đây là một số bài văn mẫu hay tuyển chọn nghị luận về tác dụng của sách và việc đọc sách trong đời sống con người. Tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu hay lớp 8 khác tại thư mục tài liệu Văn mẫu 8 do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tuyển chọn. Chúc các bạn luôn học tốt !



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/nghi-luan-tac-dung-cua-sach-voi-doi-song-con-nguoi

17 tháng 4 2020

https://h.vn/hoi-dap/question/266211.html

Bạn tham khảo đường link này nha.

18 tháng 6 2017

Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiên để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách.
Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.

Sách không chỉ là vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu sa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa khoá trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn hoá nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học. Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người thêm hiểu biết và như người ban thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn đông viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Sách gợi lại cho chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, liên tưởng cho chúng ta về một thế giới tưởng chừng vô hình trừu tượng mà lại hiển hiển trong cuộc sống. Sách còn là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ, kho tàng kiến thức cho nhân loại. Có thể chứng minh rằng ý nghĩa to lớn của sách dành cho chúng ta là rất lớn. Nó tái hiện lại trạng thái, sự sống, hoạt động của con người. Nó chỉ ra một tương lai mới, hay quay về quá khứ để lấy lại những kinh nghiệm. Những trang sách thuần tuý ấy đã đi vào trong cả nền giáo dục mỗi con người. Sách không chỉ là hành trang của con người trong trường học, mà còn là hành trang của con người trong đời thường, cuộc sống, xã hội. Sách mở rộng tầm nhìn cho chúng ta về cuộc đời, chỉ bảo, thâm nhập vào tâm hồn của cuộc sống. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh.

Tất cả những điều trên đều chứng tỏ một chân lí rằng: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người. ấy vậy mà một số hành vi lại xâm phạm đến ý nghĩa cao đẹp của sách. Những cuốn sách không phù hợp tính nhân văn vẫn được bày bán công khai. Những nội dung ngang trái khiến người đọc phải bất mãn vẫn được tung ra thị trường. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xoá mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa kia. Việc đọc sách để mở mang tầm hiểu biết nhưng việc chọn sách lại là nền tảng cho muc đích ấy. Một cuốn sách hay sẽ đem lại cho con người một tư tưởng, một định hướng có lợi nhất định. Những một cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó chúng ta cũng thấy được cái tốt từ sách để học tập. Nhắc đến sách là nhắc tới một thế giới sáng trong, một thế giới mang tinh nhân văn, hiện thực. Do đó ta phải nhận ra được rằng: đọc sách không chỉ là tu dưỡng kiến thức mà còn là mở ra một con đường, một lối mở dẫn đến thành đạt. Một trong những thiệt thòi lớn nhất của con người là không đọc sách vì đó như một thế giới thông tin thu nhỏ dễ hiểu, dễ cảm nhận. Ngay cả những vị danh nhân thành tài, những nhà bác học uyên bác không thể phủ nhận được giá trị của sách. Tri thức của con người càng được tu dưỡng bao nhiêu thì con người lại càng cảm nhận được vai trò của sách, hiêu thêm được tác dụng mà sách đem lại.

Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loại người.

Hay ko cần sửa ko các bạn, góp ý giùm mình hen(2)ĐỀ BÀI : Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngàyBÀI LÀM Trong quãng đời của người học sinh, việc học là rất quan trọng. Việc học tập sẽ giúp ta góp phần xây dựng một tương lai sáng lạng phía trước. Và trên quãng đường khó khăn đó sẽ không thể nào thiếu những người bạn sách vở, là người sẽ hỗ trợ ta trong suốt cuộc...
Đọc tiếp

Hay ko cần sửa ko các bạn, góp ý giùm mình hen

(2)
ĐỀ BÀI : Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngày
BÀI LÀM
Trong quãng đời của người học sinh, việc học là rất quan trọng. Việc học tập sẽ giúp ta góp phần xây dựng một tương lai sáng lạng phía trước. Và trên quãng đường khó khăn đó sẽ không thể nào thiếu những người bạn sách vở, là người sẽ hỗ trợ ta trong suốt cuộc hành trình này.
Sách vở là những bạn sẽ mang lại cho ta muôn vàn kiến thức và những điều bổ ích của cuộc sống. Trong mỗi cuốn sách sẽ mang đến cho ta những điều bổ ích, những kĩ năng sống quý giá để ta ra đời, những bài học quý để rút kinh nghiệm cho những lần tới. Những quyển sách khoa học tự nhiên, khoa học xã hội sẽ mang đến cho ta những điều mới mẻ, phong phú của các loài vật trong tự nhiên. Biết được những phong tục, cách sống sống của các dân tộc vùng miền đất nước khác nhau. Có ứng ụng những bài học đó vào đời thật. Sách tham khảo là những quyển sách giúp ra nâng cao hiểu biết. Dùng tham khảo để viết nên những bài thơ, bài văn của riêng mình. Sau những ngày học căng thẳng, chúng ta hãy tìm đến những cuốn truyện tranh đầy màu sắc, thích hợp với lứa tuổi của mình. Những cuốn truyện đó còn làm cho tâm hồn ta thêm phong phú, có ý nghĩa giáo dục giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách con người.
Những quyển vở cũng không thể thiếu được trong cuộc hành trình này. Không chỉ sách có ích mà mỗi quyển vở cũng có ích đối với chúng ta. Vở giúp ta ghi chép, lưu lại những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt, làm ngắn gọn các ý trong sách mà ta vẫn dễ hiểu được nội dung và ý chính. Những cuốn vở còn là những phương tiện để ta bộc lộ những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc khi ta làm bài. Sách vở tuy chỉ là sự vật nhưng nó là nền tảng của một kho tàng kiến thức, là nơi dẫn bước đầu cho các bạn trẻ vươn xa bay cao với những ước mơ của mình.
Em rất thích quyển sách "Bí mật cơ thể người". Đó là một loại sách khoa học rất tốt cho các bạn học sinh như chúng em. Đây là quyển sách mà ba đã tặng cho em nhân ngày sinh nhật năm lớp bốn. Trong đó có nhiều điều mới mẻ, các loại bệnh phòng ngừa, các cách ăn uống đúng liều lượng, đúng chất, nói về các tế bào và cơ quan dễ tổn thương, các Phương pháp trị bệnh dễ dàng, an toàn...rất tốt cho con người chúng ta. Quyển sách này tuy không có hình ảnh cụ thể nhưng từ ngữ, phương pháp dùng từ của tác giả gửi đến người đọc rất dễ hiểu. Tuy đã ba năm rồi em vẫn giữ gìn nó rất cẩn thận vì em cảm nhận được đó là quyển sách quý giá nhất mà em từng nhận được.
Em mong trong tương lai sẽ có nhiều quyển sách có ích được sản xuất để các bạn trẻ có thể đọc được. Hầu có thể giúp chúng được đắm mình trong muôn vàn kiến thức mới mẻ của xã hội và vận dụng để giúp ích cho đời. Xây dựng nên một tương lai rộng lớn, sáng lạng và một đất nước vững mạnh.
Đặt tay trên mỗi trang sách, trang vở ta có thể thấy được một tương lai kì diệu, mới mẻ ở phía trước. Chỉ là một quyển sách vô tâm hồn nhưng vô vàn kiến thức và đã đưa biết bao thiên tài lên đỉnh cao của sự thành công, của trí thức. Đối với em một quyển sách dù ngoại hình không được đẹp, dù loại giấy không được tốt nhưng nó đã viết lên những tương lai đẹp hơn bề ngoài của nó. Chúng ta cần phải nâng niu, nhẹ nhàng với những người bạn đồng hành quý giá này.

4
16 tháng 7 2021

Chị nghĩ là sắp xếp rồi em có thể tự viết thành đoạn văn được, em có thể đưa thêm một số dẫn chứng là những cuốn sách hay em đã nghe giới thiệu, em đã đọc...

Sắp xếp: 4-2-5-6-3-1

16 tháng 7 2021

cảm ơn

 

Đọc đoạn văn sau và cho biết có phải là đoạn văn giải thích hay không ? Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người. Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật. Tự do đây không phải nghĩa là hoàn toàn muốn làm gì thì làm: một thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức. Vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự do có nghĩa là muốn làm gì thì làm,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và cho biết có phải là đoạn văn giải thích hay không ?

Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người. Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật.

Tự do đây không phải nghĩa là hoàn toàn muốn làm gì thì làm: một thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức. Vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự do có nghĩa là muốn làm gì thì làm, nhưng làm theo lẽ phải, theo lí trí, để không phạm tới tự do của người khác và không phạm đến quyền lợi chung của đoàn thể.

Trái với tự do là nô lệ. Người nô lệ là người phải chịu phục tùng sự đè nén, sự sai khiến bất công của một người hay một thế lực nào khác mạnh hơn mình. Người nô lệ không còn có thể làm việc gì theo ý muốn của mình, theo tài năng của mình để mưu hạnh phúc cho mình nữa.

Không tự do tức là chết.

(Theo Nghiêm Toản, Việt luận) 

A. Không 

B. Có

1
3 tháng 11 2017

Đáp án: B

28 tháng 11 2019

công dân sang hh.vn

25 tháng 4 2018

Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tình.

Qua ca dao, ta thấy được nỗi vất vả nhọc nhằn của người lao động nông thôn:

Lao xao gà gáy rạng ngày

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu

Bước chân xuống  cánh đồng  sâu

Mắt nhấm, mắt  mở đuôi trâu ra cày.

Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó thực sự là tiếng hát của nhân dân lao động. Phải là người lao động thực sự mới có thể hiểu hết được nổi vất vả của công việc đồng áng:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Và từ nỗi vất vả nhọc nhằn ấy người dân lao động đã hiểu rõ giá trị mồ hôi công sức mà họ đổ xuống để có được hạt lúa vàng. Cho nên họ đã nhắc nhở:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Câu ca đao đã giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám, coi khinh lao động của bọn người “ngồi mát ăn bát vàng”. Qua đó ta thấy rằng, tiếng hát ca dao không bao giờ là của hạng người “ăn trên ngồi trốc”.

Cuộc sống của nhân dân lao động xưa là cuộc sống đầu lắt mặt tối, một nắng hai sương, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”, một cuộc sống lao động vất vả, nhưng tâm hồn họ rất trong sáng và rộng mở, họ luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sông chân chính của mình. Người lao động phải đổ “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" nên họ tin rằng:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Hay:

Công lênh chẳng quản bao lâu

 Ngày nay nước bạc,ruộng sâu cơm vàng.

Chính vì lạc quan, tin tưởng trong lao động nên người dân lao động luôn hăng say với công việc của mình:

Hai cô tát nước bên đàng

 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Còn gì đẹp hơn bức tranh cô thiếu nữ tát nước dưới đêm trăng? Tâm hồn trong sáng của cô hòa với ánh trăng, trăng tan vào nước như những giọt mồ hôi của cô thấm mát từng gốc lúa củ khoai. Phải tinh tế vô cùng người nghệ sĩ quần chúng mới thấy được vẻ đẹp hào phóng của công việc lao động cùng như tâm hồn người lao động.

Trên đường về quê Bác, câu hò xưa lại vẳng vào tâm trí chúng ta:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Từ tình yêu quê hương trong cảnh trí, ca dao, Việt Nam còn ca ngợi những con người xây dựng và làm chủ quê hương ấy. Tình cảm đồng bào trong ca dao Việt Nam rộng lớn vô cùng:

Nhiều điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hay:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Tình bè bạn của người lao động Việt Nam chỉ có thể sánh với vầng trăng tròn dịu hiền, với bầu trời cao mênh mông, xanh thẳm:

Bạn về có nhhớ  ta chăng

Ta  về nhớ bạn như trăng nhớ trời.

Đứng trước tình cảm làm cha làm mẹ những thi sĩ quần chúng đã gửi vào tâm hồn chúng ta những vần điệu tha thiết:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

Con ơi cho trọn hiếu trung 

Thảo ngay mọt dạ kẻo uổng công mẹ thầy.

Thật vô cùng cảm động trước sự mong ước đơn sơ nhưng chính đáng và sâu sắc của những trái tim làm mẹ, làm cha.

Cuộc sống có thể hết sức vất vả, nhưng tinh vợ chồng của người lao động vẫn keo sơn:

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chun vợ húp gật đầu khen ngon.

Tình yêu chân chính là cội nguồn của sự thủy chung không gì lay chuyển được:

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

Tinh cảm nam nữ trong tiếng hát của người lao động cũng là một tình cảm lành mạnh, trong sáng và dạt dào:

Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

“Lửa mới nhen’’ nhất định sẽ bùng lên ngọn lửa, “trăng mới mọc” sẽ còn lên cao, sáng tỏ, “đèn mới khêu" thì nguồn sáng mới bắt đầu. Tất cả những tình cảm lành mạnh ấy đều được “nhắn nhe” từ buổi gặp gỡ ban đầu:

Đường  xa thì thật là xa

Mượn mình làm mối cho ta một người

Một người mười chín đồi mươi

Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

Nói chung tình cảm của người dân Việt Nam vốn phát sinh từ lao động nên rất tế nhị và chân chính.

Cuộc sống của nhân dân Việt Nam gắn chặt với lao động sản xuất. Từ lao động, ca dao ra đời và phục vụ lại lao động. Do đó nó chính là tiếng hát thực sự của người lao động. Tâm hồn của người lao động Việt Nam trước nỗi vất vả nhọc nhằn của cuộc sống là một tâm hồn trong sáng, rộng mở, tràn đầy niềm tin tưởng lạc quan. Ca dao ca ngợi lao động chính là ca ngợi con người lao động có tình cảm sâu sắc, tế nhị, phong phú và chân tình. Tha thiết yêu ca dao là tha thiết yêu con người lao động.

18 tháng 5 2017

Có thể hoán đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận, ví dụ:

Chúng ta không đi chơi công viên nữa, (vì) hôm nay trời mưa.

10 tháng 6 2020

Đã từ lâu đời, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích lũy qua mấy ngàn năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì diệu. Nhận định về giá trị to lớn của sách, một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Câu nói đó có ý nghĩa như một chân lí khẳng định vai trò qua trọng của sách, đồng thời là lời khuyên mọi người nên tạo cho mình thói quen đọc sách. Vậy sách là gì mà lại có ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của con người như vậy?   Có thể nói sách là một trong những điều kì diệu nhất mà nhân loại đã sáng tạo ra. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ viết, chưa có giấy bút thì con người đã nghĩ đến tác dụng của sách và đã có những hình thức đầu tiên của sách. Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã… những mẫu tự cổ, những hình vẽ có tính quy ước được khắc trên xương thú, mai rùa, trên vách đã hoặc những văn bản cổ được ghi chép trên thẻ tre, trên da dê luộc…   Sách là kho tàng chữa đựng những khám phá, hiểu biết và phản ánh đời sống vật chất, tinh thần, đa dạng, phong phú của con người. Tất cả những gì đã xảy ra trong lịch sử phát triển của nhân loại mà con người cảm thấy cần lưu giữ, truyền đạt lại cho thế hệ sau đều được ghi vào sách.   Trong cuộc sống, nếu như không có sách để cung cấp những kiến thức mới lại và để giải trí sau những giờ phút học tập và làm việc căng thẳng thì chúng ta sẽ ra sao ? quả là nhờ có sách mà tầm hiểu biết của chúng ta ngày càng được mở rộng, nâng cao. Những cuốn sách nhỏ bé mang đến cho chúng ta bao điều lớn lao, mới mẻ và thú vị.  Đến với sách, chúng ta không chỉ biết được những việc xảy ra hằng ngày trên khắp thế giới mà còn biết được cả những sự kiện đã xảy ra từ thời xa xưa của lịch sử loài người. Sách còn là hướng dẫn viên tận tình, năng động, sẵn sàng đưa ta du lịch khắp nơi, đến với những danh lam thắng cảnh, những kì quan nổi tiếng.   Rõ ràng, tác dụng của sách là vô cùng to lớn. Ngày nay, người ta vẫn thích thú tìm hiểu những trang sách cổ đã có tự ngàn xưa, những hình vẽ bí hiểm trên vách hang động thời tiền sử, những mẫu tự lạ lùng trên các tấm da cừu, những chữ tượng hình trên các thẻ tre… Nhờ có sách làm cầu nối giao lưu mà các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau.   Truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích giúp ta hình dung được cuộc sống tinh thần, vật chất của người xưa. Sách lịch sử giúp ta hiểu được những giai đoạn lịch sử thăng trầm của một dân tộc, một đất nước. Sách khoa học kĩ thuật đúc kết kinh nghiệm sản xuất và ghi lại những thành tựu trong mọi lĩnh vực… Sách văn học nghệ thuật giúp ta hiểu biết về những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những ước mơ và khát vọng ngàn đời của con người.   Sách còn giúp người đọc phát hiện và hiểu rõ mình hơn trong mối quan hệ với cộng đồng. Sách khơi dậy những điều tốt đẹp và mở rộng trước mặt ta một chân trời tươi sáng.Sách còn dạy cho ta biết được bao điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Sách không những giúp ta mở mang kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn mang lại nguồn hạnh phúc, sự thanh thản cho tâm hồn. Sách vừa là người bạn thân thiết mang lại niềm tin yêu đến cho ta, vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta.   Tất cả những điều trên chứng minh rằng Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ.  Sách được viết ra không chỉ để cho mọi người đọc mà còn thể hiện ý tưởng, gửi gắm tâm sự của người cầm bút. Khi sáng tác, tác giả đặt ra mục đích viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào? Các tác giả có thể viết về nhiều đề tài khác nhau trong cuộc sống, cũng có khi cùng một đề tài nhưng cách nhìn nhận, giải quyết vẫn đề của từng tác giả lại khác nhau

6 tháng 4 2021

dàn ý cơ mà bạn