Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi dây nhợ căng ra sẽ tạo thành một đường thẳng. Vì dây không chạm đất nên dây song song với mặt đất.
Tác dụng: Nhờ có dây nhợ được căng ra, bức tường xây được sẽ tạo thành một mặt phẳng vuông góc với mặt đất.
Vì ( u n ) có giới hạn là 0 nên | u n | có thể nhỏ hơn một số dương bé tuỳ ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Mặt khác, | v n | = | | u n | | = | u n | . Do đó, | v n | cũng có thể nhỏ hơn một số dương bé tuỳ ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi. Vậy ( v n ) có giới hạn là 0.
tham khảo:
Trong một phòng, mặt sàn và các mặt tường đều vuông góc với nhau. Khi cánh cửa được đóng lại, thì mặt cửa cũng vuông góc với cả mặt sàn và mặt tường, nên đường thẳng nối bán lề của cánh cửa và cạnh của phòng sẽ là đường thẳng vuông góc với sàn nhà.
Trong quá trình đóng - mở cánh cửa, bán lề của cánh cửa vẫn cố định với mặt tường, nên đường thẳng nối bán lề của cánh cửa và cạnh của phòng vẫn là đường thẳng vuông góc với sàn nhà. Từ đó suy ra, trong quá trình đóng - mở, cánh cửa luôn vuông góc với sàn nhà.
a) Sai , vì chẳng hạn trên khoảng \(\left(-\frac{\pi}{2};\frac{\pi}{2}\right)\) , hàm số y = sinx đồng biến nhưng hàm số y = cosx không nghịch biến .
b) Đúng , vì nếu trên khoảng J , hàm số y = sin2x đồng thời thì với x1 , x2 tùy ý thuộc J mà x1 < x2 , ta có sin2x1 < sin2x2 , từ đó
cos2x1 = 1 - sin2x1 > 1 - sin2x2 = cos2x2 , tức là hàm số y = cos2x nghịch biến trên J .
Độ cao các thửa ruộng so với mực nước biển tạo thành một cấp số cộng với số hạng đầu u1 = 1 250 m và công sai d = 1,2 (m).
Khi đó công thức tổng quát của cấp số cộng là: un = u1 + (n – 1).d = 1 250 + (n – 1).1,2.
Vậy độ cao của thửa ruộng thứ 10 so với mực nước biển là:
u10 = 1 250 + (10 – 1).1,2 = 1 260,8 m.
Để đơn giản, ở đây ta chỉ xét một trường hợp cụ thể (trường hợp tổng quát được giải quyết tương tự).
Giả sử tốc độ chạy của A-sin là 100 km/h, còn tốc độ chạy của rùa là 1km/h. Lúc xuất phát, rùa ở điểm A1 cách điểm xuất phát O của A-sin 100km.
Ta tính thời gian A-sin đuổi kịp rùa, bằng cách tính tổng thời gian A-sin chạy hết các quãng đường OA1, A1A2, A2A3,... , An-1An,... Nếu tổng này vô hạn thì A-sin không thể đuổi kịp được rùa, còn nếu nó hữu hạn thì đó chính là thời gian mà A-sin đuổi kịp rùa.
Để chạy hết quãng đường OA1 =100 (km), A-sin phải mất thời gian t1 =\(\frac{{100}}{{100}}\) =1 (h).
Với thời gian t1 này, rùa đã chạy được quãng đường A1A2 =1 (km).
Để chạy hết quãng đường A1A2 =1 (km), A-sin phải mất thời gian t2 = \(\frac{1}{{100}}\) (h).
Với thời gian t2 rùa đã chạy thêm được quãng đường A2A3 = \(\frac{1}{{100}}\) (km).
Tiếp tục như vậy, để chạy hết quãng đường An-1An = \(\frac{1}{{{{100}^{n - 2}}}}\) (km), A-sin phải mất thời gian tn = \(\frac{1}{{{{100}^{n - 1}}}}\) (h).
Vậy tổng thời gian A-sin chạy hết các quãng đường OA1, A1A2, A2A3,... , An-1An,... là:
\(T = 1 + \frac{1}{{100}} + \frac{1}{{{{100}^2}}} + \frac{1}{{{{100}^3}}} + ... + \frac{1}{{{{100}^n}}} + ...\left( h \right)\)
Đó là tổng của một cấp số nhân lùi vô hạn với u1 =1, công bội q = \(\frac{1}{{100}}\), nên ta có:
\(T = \frac{1}{{1 - \frac{1}{{100}}}} = \frac{{100}}{{99}}\left( h \right)\)
Như vậy, A-sin đuổi kịp rùa sau \(\frac{{100}}{{99}}\) giờ.
Vậy nghịch lí Zénon trong phần mở đầu là không đúng.