Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả cho rằng " Người bình thường chỉ có thế đồng cảm với đồng loại hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi, còn nghệ sĩ lại có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình? " Bởi lẽ người bình thường thường tập trung vào các mối quan hệ hay những sự trải nghiệm gần gũi hơn trong cuộc sống hàng ngày. Cảm xúc của họ thường dựa trên những liên kết xã hội và cá nhân mà họ có với những người này. Điều này là một phần của tự nhiên con người, nơi chúng ta thường xem xét cũng như quan tâm đến những người xung quanh và các quan hệ xã hội của mình.
Ngược lại, nghệ sĩ thường có tầm nhìn rộng hơn, tâm hồn sâu sắc hơn về thế giới xung quanh. Họ có khả năng cảm nhận và thấu hiểu sự đa dạng và vẻ đẹp của mọi thứ, từ thiên nhiên đến con người, thậm chí đối với những thứ không có trái tim như cảnh quan, vật thể hoặc thứ gì đó trừu tượng. Tâm hồn nghệ sĩ có thể mở rộng ra khỏi giới hạn của các mối quan hệ cá nhân và bao phủ mọi khía cạnh của thế giới.
Tâm hồn nghệ sĩ có thể so sánh với tấm lòng trời đất bởi vì họ thường xem thế giới xung quanh như một tác phẩm nghệ thuật. Họ có khả năng biểu hiện cảm xúc của họ đối với mọi thứ thông qua nghệ thuật của bản thân, bất kể là gì. Điều này giúp họ tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và cảm động mà mọi người có thể đồng cảm,thấu hiểu.
Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng :
- Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Đây là một nội dung quan trọng, xuyên suốt trong văn học Việt Nam, thể hiện rõ qua ba giai đoạn phát triển của văn học dân tộc:
+ Văn học dân gian kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên; miêu tả thiên nhiên đầy tươi đẹp, thân thiết và gần gũi với đời sống của con người.
+ Văn học trung đại gắn vẻ đẹo của thiên nhiên với quan niệm thẩm mỹ của con người.
+ Văn học hiện đại miêu tả thiên nhiên gắn liền với những cảm xúc giản dị trong cuộc sống của con người: tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống; tình cảm lứa đôi.
- Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc:
+ Là phần nội dung quan trọng, phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.
+ Được văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh như: tinh thần yêu nước, tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hương, ý thức về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập….
+ Tinh thần yêu nước là nội dung tiêu biểu, mang những giá trị quan trọng của văn học Việt Nam.
- Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:
+ Thể hiện lòng nhân ái và mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
+ Lên tiếng tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức trong xã hội có giai cấp đối kháng.
+ Là một tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.
- Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
+ Văn học đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam.
+ Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, trung tâm của văn học (cộng đồng hoặc cá nhân) có những giá trị và cách phản ánh riêng.
+ Xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh, …
Nội dung chínhVăn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua ba thời kì, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.
Học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.
Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, thấu hiểu, yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ giữa người với người trong cuộc sống
Tham khảo:
- Ở phía Mtao Mxây: Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo nô lệ đều tâm phục và nghe theo lời vị tù trưởng mạnh hơn (“không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”).Thái độ và hành động của đoàn người này chứng tỏ họ luôn mơ ước được trở thành một tập thể giàu có và hùng mạnh. Họ luôn mơ ước có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba.
- Ở phía Đăm Săn: Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. Họ đi lại sửa soạn vui mừng tấp nập không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, được hùng mạnh và giàu có mà còn để tiếp đón những người dân mới bằng sự chân thành và hoà hợp (“… Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế!”
Em tham khảo:
* Về ngôn ngữ: Trong lời nói của họ lại thể hiện rõ sự trái ngược nhau:
- Đăm Săn khiêu chiến với Mtao Mxây bằng một thái độ đàng hoàng, trong lời nói bộc lộ cốt cách của một người hùng
- Mtao xây lại buông lời ngạo nghễ, trêu tức Đăm Săn.
- Đăm Săn bộc lộ sự chính trực rõ ràng, còn Mtao Mxây thể hiện mình là kẻ xấu xa, hèn nhát
- Mtao Mxây lại càng huênh hoang, tự đắc; Đăm Săn bình tĩnh, bản lĩnh.
- Buông lời cầu xin thảm thiết.
* Về hành động:
- Trong hiệp đấu đầu tiên, hai bên đấu khiên, Mtao Mxây múa khiên trước, tỏ ra kém cỏi.
- "Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía Tây".
- Mtao Mxây thì bước thấp bước cao khốn khổ
- Qua trận đấu hiệp hai, lần này, Đăm Săn nhanh tay cướp lấy miếng trầu của Hơ Nhị, tiếp tục múa khiên thể hiện sức mạnh.
- Vung cái chày trúng ngay tai Mtao Mxây, hắn lúc này buộc phải tháo chạy trong hoảng hốt.
- Suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận:
- Hệ thống luận điểm của bài viết:
- Lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết và nét đặc sắc của hình thức trình bày:
- Thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.
- Những bài viết về bản sắc dân tộc và yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nghị luận trên đã nêu lên: Nhắc nhở, kêu gọi mỗi cá nhân có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, không để những cái mới, sự hiện đại, hội nhập làm mất đi vẻ đẹp vốn có của truyền thống, dân tộc.