Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
các bạn thích áo dài cổ truyền hay áo dài tân thời của việt nam hơn , vì sao
giải thích rõ hộ mik nhe
Mình thích áo dài cổ truyền Việt Nam, vì áo dài truyền thống đẹp ở chính sự giản đơn và tinh tế, nó kín đáo mà đầy gợi cảm. Khoác lên người chiếc áo dài là bạn khoác lên cả sự tinh hoa của nền văn hóa đã được gìn giữ, truyền thụ lại .Mặc áo dài ngày Tết là một biểu tượng tự hào cho văn hóa và thẩm mỹ của người Việt.
Chúc bạn học tốt!
a) Màn đêm / mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất
b) Tiếng cá / quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền
c) Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làng / chìm trong biển mây mù
d) Đêm / càng về khuya, trời / càng lạnh
mình xong đầu k cho mình nha
hok tốt
a) CN= Màn đêm
VN= Mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
b) CN= Tiếng cá quẫy
VN= Tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
c) CN= Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làng
VN= Chìm trong biển mây mù.
d) CN= (1) Đêm
VN= Càng về khuya
CN= (2) Trời
VN= Trời càng lạnh.
rong buổi tổng kết năm học lớp Ba vừa qua, cô giáo em có phần thưởng riêng của cô dành cho học sinh giỏi của lớp. Có năm bạn được phần thưởng cô tặng. Mỗi bạn được một món, không bạn nào giống bạn nào. Phần em, em được cô tặng một hộp đựng bút.
Cái hộp đựng bút màu xanh da trời in hình chú gấu Mi-sa bê một quả bóng. Hộp được làm bằng nhựa tốt, bọc nệm nhựa êm ái. Hộp dài hai mươi xăng-ti-mét, rộng tám xăng-ti-mét và dày hai xăng-ti-mét. Hộp được thiết kế như một quyển sách. “Bìa sách” mở ra là nắp hộp, gắn một mảnh kim loại to bằng một đốt tay em. Nắp hộp đóng kín nhờ lực hút của hai thanh nam châm gắn ở phần hộp để bút. Trong phần đáy hộp bút, người ta ép đính một mảnh nhựa dẻo rộng sáu phân, may các vành để gài bút vào. Em gài cẩn thận bút mực, bút chì vào các vành tròn đó. Ở một góc của hộp viết có ngăn ô dùng để đựng tẩy và đồ bào chuốt bút chì. Thước kẻ đặt vào hộp vừa khít, không cần gài vào các vành may sẵn. Suốt mùa hè, cái hộp bút đã được em chuẩn bị kĩ càng chờ ngày đón năm học mới. Lên lớp bốn, món quà tặng thưởng của cô giáo chủ nhiệm lớp ba đã theo em vào năm học mới như một lời nhắc nhở động viên em học tập. Em giữ gìn hộp viết cẩn thận và thật sự hạnh phúc khi lúc nào cùng cảm thấy cô giáo cũ thật gần gũi, thân thương.
Hằng ngày lấy bút viết ra học tập, em đều nhớ đến những lời dạy dỗ ân cần của cô giáo cũ. Em rất biết ơn cô giáo đã yêu thương, chăm lo cho em suốt năm học qua. Em sẽ cố gắng đạt được nhiều thành tích học tập hơn nữa để các thầy cô giáo luôn tự hào về chúng em
Em thường ao ước có một cây bút máy nhưng ba em bảo: "Bao giờ con lên lớp Năm ba mới mua cho con!". Rồi một hôm ba đi thành phố về, gọi em lại, đưa cho em một chiếc bút hiệu Hồng Hà gần giống như chiếc bút Trung Quốc của bạn Nam ngồi cạnh em.
Cây viết dài gần một gang tay. Thân viết tròn nhỏ bằng ngón tay út của người lớn. Toàn thân bút làm bằng nhựa tổng hợp nhẵn bóng.
Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như một viên phấn màu. Nắp viết cùng màu xanh nhưng được gắn thêm một que cài bằng thép không rỉ dùng để cài viết vào túi áo mỗi khi viết xong. Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung vào lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng nhưng rất dai dùng để đựng mực. Mỗi khi em lấy mực, chỉ cần bóp dẹt cái ruột gà rồi nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả ruột gà ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà, viết cả buổi không hết mực. Phải nói rằng, từ khi có chiếc bút Hồng Hà, nét chữ của em dường như đẹp hơn, mềm mại hơn nhiều. Bài học ở lớp em đều ghi đầy đủ, không phải mất thì giờ chấm mực như hồi viết bằng cây viết lá tre. Những trang viết cũng sạch sẽ hơn, không bị vây mực lem nhem như hồi trước nữa. Khi viết xong, em thường lấy giẻ lau nhẹ ngòi viết cho khô rồi đóng nắp viết lại, bỏ vào hộp bút cẩn thận.
Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như mới. Cây viết đã cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày để đạt được kết quả cao trong học tập.
Hình ảnh người chiến sĩ liên lạc trẻ đã hi sinh anh dũng để cứu đồng đội .
Lỗi sai : Hình ảnh
Sửa lại : Bỏ hai từ hình ảnh.
- Người chiến sĩ liên lạc trẻ tuổi đã hi sinh anh dũng để cứu đồng đội.
Nhận xét : Hai từ " hình ảnh " đó chỉ xảy ra ở thơ , văn . Ở đây " hình ảnh " không thể chen vào câu văn , nếu chen vào sẽ làm câu văn mất tính thực tế.
sai ở chỗ nếu để thế thì sẽ có người hiểu là "Hình ảnh người chiến sĩ liên lạc trẻ" đã hi sinh anh dũng để cứu đồng đội.
mình sẽ sửa là: hình ảnh người chiến sĩ liên lạc trẻ đã hi sinh anh dũng để cứu đồng đội là một hình ảnh rất đẹp.(ko bt đúng ko nữa)
Em sinh ra và lớn lên ở thành phố nên khi nghe các bạn kể về cảm giác khi được ngắm nhìn khung cảnh làng quê ở nông thôn vào một buổi sáng, em đã rất muốn một lần tự chính mắt mình chứng kiến khung cảnh tươi đẹp ấy. Vào dịp Tết năm ngoái, em được bố mẹ cho về quê nội ăn Tết, nhân dịp đó, em đã có cơ hội được ngắm nhìn khung cảnh mình vẫn luôn ao ước.
Em vẫn còn nhớ ngày hôm ấy là một buổi sớm mùa xuân còn vương hơi lạnh mùa đông. Khi tiếng gà gáy kêu vang trong không gian cũng là lúc chiếc đồng hồ báo thức của em kêu vang. Em vội tắt chuông báo đi, sửa soạn sơ qua rồi chậy ra mở cửa. Không khí lành lạnh khiến em hơi rùng mình nên em phải quay vào trong nhà mặc chiếc áo bông dày rồi mới ra khỏi cửa.
Bầu trời lúc này còn hơi xám xịt, những đám mây như sà thấp xuống làm em có cảm giác như chỉ cần giơ tay lên thôi là có thể với tới được những đám mây ấy vậy. Mở cánh cổng nhà ra, chậm rãi bước đi trên con đường làng nho nhỏ ngày nào giờ đã được làm lại bằng nhựa đường êm ái và đưa mắt ngắm nhìn khung cảnh xung quanh với sự tò mò và thích thú vô cùng.
Hai bên đường là những ngôi nhà của người dân nơi đây. Nhà nào cũng tràn ngập không khí vui mừng đón Tết về. Những câu đối được viết trên nền giấy đỏ được treo ngay ngắn đối xứng ở hai bên cửa nhà. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ được treo trước hiên nhà, ở hai bên cổng khiến em có cảm giác như được quay trở về thời ngày xưa với cái Tết dân gian cổ truyền vậy. Khu vườn nhà ai cũng ngát hương hoa với những màu sắc khác nhau. Trong không khí tràn ngập mùi hương của hoa, của cỏ non, của những chồi lá mới nhú.
Nhà dần thưa thớt đi theo mỗi bước chân em đi, thay vào đó là dòng sông đỏ nặng phù sa lững lờ chảy. Phía bên kia dòng sông là cây gạo to lớn. Em không biết nó có từ bao giờ nhưng hình như có vẻ nó đã ở đó từ lâu lắm rồi. Bước đi tiếp là cánh đồng trống đang chờ đến vụ mùa tiếp theo. Rất nhanh trời đã sáng hẳn lên, người người nhà nhà ra vườn. Em tiếp tục rảo bước và bắt gặp một khu chợ nhỏ, mọi người đang bày hàng ra, nào là hoa quả, nào là quần áo mới, nào là những cành hoa đào, những cây quất, bánh kẹo... cho một dịp Tết sắp đến. Không khí bán hàng vui vẻ vô cùng nhộn nhịp.
Sau khi ngắm thỏa thích, em liền vội vã chạy về nhà và mong muốn vẽ lại một bức tranh về những gì em đã có cơ hội nhìn thấy. Em rất yêu thích khung cảnh buổi sáng mùa xuân ấy trên quê em. Em mong rằng mình có thể được ngắm quê mình trong những thời điểm khác nhau nữa.
Đêm mùa thu không khí thật yên tĩnh, em trở về sau một buổi rước đèn vui nhộn và ngủ thật ngon đến sáng. Bầu trời chưa kịp sáng thì chú gà trống đã báo hiệu với mọi người bằng tiếng gáy "ò, ó, o". Cả nhà em thức dạy vui vẻ chuẩn bị đón một ngày mới.
Quê em là một vùng ngoại ô vắng vẻ nên buổi sáng diễn ra rất êm đềm. Bắt đầu bằng tiếng gà trống gáy đánh thức mặt trời. Sau một đêm ngủ vùi vì mệt mỏi, mặt trời vươn vai dậy nhưng cứ lười biếng chẳng chịu ra khỏi tấm chăn là mây. Em thức dậy từ rất sớm và ra trước nhà ngắm mặt trời lên. Lúc này sương còn đọng trên những cành lá còn say ngủ. Sương làm con đường trở nên mờ đục, thấp thoáng thấy vài bóng người dậy sớm tập thể dục trên đường. Tiếng chó sủa vang cả một góc đường đánh thức những cô cậu học trò lười dậy chuẩn bị đi học. Ông em đã dậy từ lâu, ông pha ấm trà nóng và ngồi ngoài sân uống cùng các bác hàng xóm.
Các cô hàng xóm người thì mang ghế, người đẩy xe ra ngoài đường bán chút đồ ăn sáng. Chú em dẫn con Mi Mi ra vườn thăm để hái những trái chín đầu tiên cho thím kịp đem ra chợ bán. Trời mỗi lúc một sáng dần, ánh mặt trời chiếu xuống tán lá và xuyên qua khung cửa sổ. Ngôi nhà của em cũng bừng sáng khiến chú mèo lười tỉnh giấc kêu meo meo. Sương trên cành lá đã tan dần, lũ ong bắt đầu cuộc hành trình đi tìm mật hoa về xây tổ. Mấy khóm hoa hồng của mẹ cũng bắt đầu vun vai và đón nắng, nụ hoa xinh xinh hé nở trông thật đẹp. Mẹ sửa soạn bữa ăn sáng cho gia đình đã xong, mẹ mời ông và cả nhà vào ăn sáng. Ba hít hà vừa ăn vừa khen mẹ nấu ngon làm cả nhà ai cũng vui vẻ. Mẹ bảo em chuẩn bị đi học và mẹ cũng đi làm. Hôm nay sẽ là một ngày tuyệt vời hứa hẹn nhiều điểm tốt. Em ngồi trên xe ba chở mà lòng vui phơi phới. Trên đường mọi người đi lại đông hơn, những chiếc xe ngược xuôi đi làm, đi học bóp kèn ing ỏi rất vui tai.
Em thích những buổi sáng bình thường như thế, mặc dù rất giản dị nhưng lại là nguồn động lực lớn cho em học tập tốt hơn mỗi ngày. Em thầm cảm ơn quê mình đã cho em niềm tin vào ngày mai. Dù ở đâu em cũng mãi nhớ những buổi bình minh trên quê hương.
Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.
"Sông càng sâu nước càng chảy siết nhưng ngược lại không ồn ào, Sông mà nông hoặc có vật cản thì chắc chắn là sẽ gây tiếng ồn " Ý nghĩa ở câu nói này chỉ muốn rằng " Biết thì nói nhiều, không biết thì nói nhỏ và nói ít lại " Kẻo thiên hạ cho là khoác lác. Những người hiểu chuyện khi nghe người nào đó khoác lác thường tỏ ra im lặng vì cho rằng không cần phải phí lời với những kẻ đó
Giải thích:
Nghĩa đen: Trí tuệ của mình rộng như con sông, càng ở bên trong càng im lặng
Nghĩa bóng: Người trí tuệ, đối với sự thay đổi không ngừng nghỉ của vạn sự vạn vật, đều giữ trong tâm một thái độ trầm tĩnh, độ lượng, như vậy mới có thể dung nạp được nhiều hơn, xử lý mọi chuyện dễ dàng hơn.