Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:Vì khi ta đổ nước đầy thì lúc sôi nước sẽ tràn ra ngoài gây nguy hiểm.
Câu 4:Bởi vì khi đóng nước đầy vào chai nước ngọt thì khi gặp nhiệt độ nóng thể tích chất lỏng tăng (nước) thì nó sẽ làm vở chai nước ngọt đó.
Câu 6:Có vì khi nhúng nó vào chậu nước nóng thì vòng nhôm nở vì nhiệt (nóng) lổ vòng sẽ to hơn và ta sẽ lấy quả cầu sắt ra dễ dàng
Mình chỉ giúp được 3 câu thôi
Vì khi đó nước nóng sẽ đầy bình và bị tràn ra ngoài, gây nguy hiểm.
Nếu bạn đang học lớp 6 :
Theo chúng ta đã học bài " Sự nở vì nhiệt của chất lỏng "
Người ta chỉ đổ 2/3 ấm bởi vì khi nước sôi , nó sẽ có 1 sự nở vì nhiệt . Để khi nước sôi thì nước nở ra , không phải tràn ra ngoài
Vì hơi nước bay hơi nên bốc lên, gặp không khí lạnh thì ngưng tụ lại tạo thành làn khói trắng ngay miệng vòi ấm.
Chúc bạn học tốt!
Rất đơn giản, bạn chỉ cần hiểu rõ Bay hơi và Ngưng tụ là gì thì có thể giải thích dễ dàng!
Tuy nhiên, mình xin đính chính ở đây, chắc bạn muốn hỏi về Hóa hơi, chứ không phải là Bay hơi như đã nói! Sở dĩ như vậy vì: Bay hơi là sự Bốc hơi (chuyển thể) chỉ trên bề mặt của chất lỏng, còn Hóa hơi mới chính là hiện tượng gặp phải khi đun nước! Hóa hơi là sự bay hơi trong lòng chất lỏng, chỉ xảy ra khi chất lỏng sôi! Còn ngưng tụ thì đơn giản rồi, bạn có thể thấy định nghĩa của nó trong SGK Lý 8 (Chất lỏng đọng lại - cũng chính là quá trình ngược với Hóa hơi - nó chuyển từ thể khí sang thể lỏng)
Như vậy, khi nước sôi, các phân tử nước sẽ dãn nở, tạo ra các khoảng cách rộng, cũng chính là bọt nổi lên khi nước sôi! Đồng thời, nước chuyển sang thể khí và hóa hơi! Nhưng ngay sau đó, hơi nước gặp môi trường có nhiệt độ thấp hơn rất nhiều (chắc là nhiệt độ nhà bạn cũng không thể lên tới 50 độ C) nên xảy ra hiện tượng ngưng tụ! Đa số hơi nước nếu gặp mặt tiếp xúc sẽ đọng lại ở đó, nếu không, nó sẽ bay lên tới độ cao nhất định rồi bão hòa với không khí!
Mình chọn đáp án C. sự tạo thành lớp khói trắng ở vòi ấm khi đun nước vì tất cả các ý trên đều liên quan đến sự bay hơi, nhưng ở ý C thì hơi nước bay hơi thì gặp không khí lạnh nên ngưng tụ tạo thành lớp khói trắng.
Chúc bạn học tốt!
Khi đổ đầy nước vào bình thủy tinh rồi bỏ vào tủ lạnh thì thành bình sẽ co lại nhưng nc ko co kịp nên bình thủy tinh sẽ vỡ. Trường hợp này cũng xảy ra đối với bình nhựa
Khi đun nóng thức phẩm hằng ngày,nếu đậy nắp thật chặt thì không khí trong nồi nóng lên nở ra ,nồi kín cản trở sự nở vì nhiệt của thưc phẩm gây ra lực lớn nguy hiểm
Vì khi nóng lên,không khí ở trong nồi nở ra,nếu chúng ta đậy chặt nồi thì không khí không thể thoát ra ngoài,không khí nở quá nhiều sẽ không có chỗ thoát hơi nước thì sẽ gây ra nổ nồi,rất nguy hiểm.
Mik hiểu nhưng chỉ biết giải thích vậy thôi, mong bạn thông cảm cho mik nhé!
Có 2 lí do :
- Chất lỏng gần như là không bị thay đổi thể tích khi bị nén. Vì vậy nếu đổ đầy hoàn toàn khi nhiệt độ cao thì dễ bị vỡ chai
- Do bên trong có CO2 hòa tan dưới áp suất cao , khi mở nắp (áp suất khí quyển ) thì có 1 phần sẽ bị thoát ra, nếu đổ quá đầy thì khi mởi ra nước ngọt sẽ bị trào ra ngoài.
Người ta không đóng chai nước ngọt thật đấy vì để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt (vì nóng ), vì chất lỏng khi nó sẽ bị nắp chai cản trở sẽ gây lực lớn khi bật nắp ra
Từ lúc bắt đầu đun đến khi nước sôi thì nhiệt độ của nước tăng
Khi nước đã sôi, nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước không tăng nữa
Muốn đun sôi nước mà chỉ đun nóng tới 100 độ C thôi thì chưa đủ, mà còn phải truyền cho nó một phần rất lớn nhiệt lượng dự trữ nữa, để chuyển sang trạng thái kết tập khác, tức là chuyển thành hơi nước.
Nước nguyên chất sôi ở 100 độ C. Trong điều kiện thường, dù có đun nóng nó thế nào đi nữa, nhiệt độ của nó vẫn không thể nào tăng hơn lên được. Như thế có nghĩa là, nguồn nhiệt mà ta dùng để đun nóng nước trong lọ có nhiệt độ 100 độ C, và nó cũng chỉ có thể làm cho nước trong lọ đạt tới 100 độ C mà thôi. Khi nhiệt độ hai bên đã cân bằng như thế rồi, thì nước trong xoong không thể tiếp tục truyền nhiệt vào lọ được nữa. Do đó, nếu đun nước ở trong lọ theo phương pháp này, ta không thể nào làm cho nó có thêm nhiệt lượng cần thiết để chuyển nước thành hơi (mỗi một gam nước đã nóng tới 100 độ C còn cần trên 500 calo nữa mới có thể chuyển thành hơi). Đó là lý do tại sao nước ở trong lọ dù có đun nóng đến thế nào đi nữa cũng không sôi lên được.
Có thể nảy ra thắc mắc: nước ở trong lọ và nước ở trong xoong có gì khác nhau? Ở trong lọ cũng là nước, chỉ có cách nước ở xoong bằng một lớp thủy tinh, tại sao nước trong lọ lại không thể sôi lên như nước ở xoong được?
Đó là vì có lớp thủy tinh ngăn không cho nước ở trong lọ tham dự vào quá trình đối lưu trong xoong. Mỗi phần tử nước ở xoong đều có thể trực tiếp tiếp xúc với đáy nồi nóng bỏng, còn nước trong lọ thì chỉ có thể tiếp xúc với nước sôi mà thôi. Do đó, không thể nào đun nước sôi bằng nước sôi được.
Nhưng nếu ta rắc một nhúm muối vào trong xoong thì tình hình sẽ khác hẳn. Nước muối sôi không phải ở 100 độ C mà ở nhiệt độ cao hơn chút ít, do đó có thể làm cho nước nguyên chất ở trong lọ cũng sôi lên.
Vì chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, nên nước sẽ tràn ra ngoài khi nóng lên nhất là khi nước sôi
Vì khi ta đun nước nóng, nước nóng lên, nở ra và thể tích tăng. Khi đó, nếu chúng ta đổ đầy nước vào ấm, nước trong ấm sẽ tràn ra ngoài. Vì vậy ta không nên đổ nước thật đầy ấm.