Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” có nghĩa là khi ở trong một xã hội nào đó thì ta sẽ bị ảnh hưởng bởi nó. Nó giống như câu tục ngữ “ gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
a. + b
- Uống nước nhớ nguồn: Nghĩa là uống nước thì phải biết về cội nguồn, nguồn gốc của nó. Cũng như con người, sống trên đời phải biết nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên.
=> Câu tương tự: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà đào,...
- Cái nết đánh chết cái đẹp: Người có tính cách tốt thì được đánh giá cao hơn người chỉ có sắc đẹp bên ngoài mà rỗng tuếch, không biết cách ứng xử, tính cách ngang ngạnh.
=> Câu tương tự: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chết trong còn hơn sống đục: Thà chết một cách hiên ngang, trong sạch còn hơn sống mà chui lủi, sống mang tội lỗi, chấp nhận cái xấu cái ác để được sống, mưu cầu mạng sống.
=> Câu tương tự: Chết vinh còn hơn sống nhục.
.“Uống nước nhớ nguồn” nêu lên bài học về lòng biết ơn sống có tình nghĩa. Uống nước thì phải biết nước ở đâu ra. “Nguồn” là nguồn nước, nguồn gốc, cội nguồn. Quên nguồn, quên gốc là vong ân bội nghĩa. Lấy chuyện uống nước nhớ nguồn, mội cách nói ẩn dụ gợi cảm dể nhắc nhở người đời biết nhớ đến tổ tiên, ồng bà, gia tiên với tất cả lòng thành kính, biết ơn. Tục ngữ có câu tương tự:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng".
“Cái nết đánh chết cái đẹp”.Trong cuộc sống, nhân dân ta ngày xưa thích ‘’ăn chắc, mặc bền” thậm chí còn ưa “chém to, kho mặn”. Ngày nay, đời sống kinh tế và tinh thần phong phú hơn, khấm khá hơn nên việc ăn ngon, mặc đẹp đã trở thành nếp sinh hoạt của nhiều người, nhiều gia đình, nhất là ở các thành thị. Tuy thế, câu tục ngữ: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn còn nhiều ý nghĩa. Đồ gỗ như bàn, ghế, tủ,… dù có lớp sơn hào nhoáng bên ngoài mà bên trong đã bị mối mọt thì dù có đẹp mã cũng chẳng có mấy giá trị. Câu tục ngữ này có nghĩa bóng rất hay, nói lên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung quyết định hình thức. Trong cuộc sống, nhân dân ta rất coi trọng bản chất của sự vật. Tục ngữ có câu tương tự:
" Tốt gỗ , xấu nước sơn.
Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống đục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống dục” cùng với câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.Tục ngữ có câu tương tự:
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý nhưvàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đấtđai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai.
Đất nước Việt Nam chúng ta từ lâu nay đều có truyền thống làm nghề nông nghiệp phát triển cây lúa nước đã trở thành một truyền thống lâu đời của người dân nước ta. Một nghề truyền thống phát triển từ đời này sang đời khác. Tất cả những nông sản, tài sản của chúng ta đều được hình thành trên đất mà ra. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” nói lên vai trò của đất đai trong cuộc sống của con người.
Chắc hẳn, mỗi người đều tự hỏi “Tấc đất tấc vàng” có ý nghĩa như thế nào. Ngày xưa, ông bà ta thường dùng đơn vị chính là “tấc” để đo đơn vị trọng lượng cũng như đo diện tích. “Tấc đất, tấc vàng” đã so sánh đất đai quý giá như vàng bạc. “Vàng” vốn là một loại kim loại quý từ xưa tới nay. Theo thời gian, đồng tiền có thể mất giá nhưng vàng thì không. Khi so sánh “đất” với “vàng”, người xưa muốn nhấn mạnh tới con cháu phải biết trân trọng đất đai. Bởi có đất đai chính là có vàng bạc, có của cải để phát triển kinh tế đưa đất nước chúng ta ngày càng giàu mạnh, tiên tiến sánh ngang với những nước phát triển trên thế giới. Như vậy, câu tục ngữ chính là lời khuyên vô cùng chí lý để con người ta biết trân trọng đất đai, không để đất đai bị bỏ hoang bỏ phí, những vùng đất đai bỏ hoang cần phải khai hoang để phục vụ sản xuất tạo ra nhiều của cải nông sản cho con người chúng ta.
“Tấc đất tấc vàng” chính là một lời nhận định vô cùng chí lý, khẳng định một chân lý vô cùng đúng đắn bởi nước ta là một nước nông nghiệp đất đai rất cần cho việc canh tác. Đất đai cần phải trân trọng khi mang tới lúa gạo cho con người chúng ta. Nó giúp xây dựng nhà cửa, xây dựng nhà máy xí nghiệp, bệnh viện trường học, nếu không có đất đai thì con người sẽ không thể làm được gì, không phát triển được công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… mọi thứ đều được thực hiện trên đất. Sản xuất nông nghiệp tạo nên hoa quả, lúa gạo, rồi hoa màu cho con người. Đất đai xây dựng công nghiệp giúp chúng ta mở nhà xưởng tạo công ăn việc làm cho những công nhân có công ăn việc làm, phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên đất đai có quý báu tới đau cũng cần phải có bàn tay và khối óc con người bỏ sức lao động của mình ra mới tạo thành của cải vật chất được. Đất đai dù quý tới đâu nhưng con người không chịu bỏ sức lao động của mình ra thì sẽ không thể nào tạo nên của cải vật chất cho chúng ta được.
Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” nhằm khuyên nhủ chúng ta cần phải quý trọng đất đai, bởi đất đai chính là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Một tài nguyên vô cùng đáng trân trọng của nước ta, để giữ được nguồn tài nguyên này chúng ta đã phải hy sinh rất nhiều máu xương của những ông cha đi trước. Đất nước chúng ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương của chúng ta nhiều anh hùng chiến sĩ đã phải trải qua rất nhiều hy sinh gian khổ để quê hương của chúng ta được tự do như ngày hôm nay. Câu tục ngữ này ông cha ta muốn nhắn nhủ con cháu của mình hay bảo vệ giữ gìn ruộng đất, vườn tược, đất đai của quê hương mình. Sau khi chiến tranh kết thúc nhiều vùng đất của nước ta đã bị tàn phá nặng nề nhưng người dân nước ta đã chung tay khai hoang trồng nhiều hoa màu để đất đai của dân tộc ta không bị bỏ hoang.
Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” là một bài học quý giá cho chúng ta để chúng ta bảo vệ từng mảnh đất quê hương của chúng ta làm nên những vàng bạc cho cuộc sống. Mỗi chúng ta cần phải nâng niu trân trọng mảnh đất của quê hương mình biến đất sỏi đá thành đất màu mỡ, tươi xốp mang lại nhiều lợi nhuận.
Bài làm
Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết ra biết bao bài học hay và sâu sắc như bài học về lòng hiếu thảo, sự kiên trì, lòng dũng cảm,..và một trong số đó chính là tinh thần đoàn kết, sẻ chia. Có thể nói, dân tộc ta là một dân tộc giàu truyền thống thương thân, thương ái, lịch sử hàng nghìn năm qua đã chứng minh cho câu tục ngữ của thế hệ trước “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Có lẽ, mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe đến hai loại quả “bầu” và “bí” , đó là hai thứ khá quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Cả hai loại quả này đều thuộc dạng cây leo, sống trên giàn. Ở đây, ‘chung một giàn” tức là chúng được người nông dân đem trồng chung trên một giàn cây. Vượt ra khỏi tầng nghĩa ấy, “bầu” và “bí” có thể hiểu là những con người với những hoàn cảnh khác nhau, đến từ những nơi khác nhau, không cùng chung nòi giống, dòng máu,..Hai câu ca dao ngắn gọn nhưng giống như một lời đề nghị tha thiết, chân thành của những người bạn gắn bó sâu sắc, “tuy rằng khác giống” tuy không cùng bản sắc nhưng “chung một giàn” tức là cùng sống trong một tập thể, một xã hội thì hãy “thương” lấy nhau hay chính là giúp đỡ, sẻ chia, đùm bọc nhau cùng vượt qua khó khăn, thử thách, cùng tận hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc.
Khi ta sống trong một tập thể, một gia đình, một đất nước,..thì mọi con người trong tập thể ấy đều phải có cùng chí hướng, cùng lý tưởng để đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu. Muốn vậy thì bất cứ ai bên cạnh việc ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình thì cũng phải ý thức được một điều quan trọng không kém, đó chính là tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia lẫn nhau. Nó chính là chiếc chìa khóa để ta có thể vượt qua bất kỳ khó khăn, gian nan, thử thách nào. Có thể thấy rất rõ, mỗi khi Tổ Quốc lâm vào hoàn cảnh gian nan, tinh thần ấy lại sôi sục, cuộn trào lên mạnh mẽ. Trong thời chiến, nhân dân ta đã góp gạo, xây dựng chiến lũy , đồng lòng cùng chiến sĩ đánh giặc, bảo vệ đất nước. Ngày nay, trước mỗi hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, nhân dân ta lại cùng nhau tổ chức các chương trình, xây dựng quỹ từ thiện để giúp đỡ một phần hoàn cảnh những mảnh đời bất hạnh.
Một con người không thể tự mình vượt qua bao khó khăn, thử thách mà cuộc đời đặt ra, trong hoàn cảnh ấy, bất cứ ai cũng sẽ cần một bàn tay nắm lấy mình, cùng mình vượt qua. Khi ta nhận được sự giúp đỡ, sẻ chia, ta sẽ như có thêm sức mạnh để thực hiện được mục đích của mình, ta có thêm sự tự tin để thể hiện bản thân. Chắc hẳn, sẽ khó có ai mà quên được kỳ tích U23 Châu Á vừa qua, những chàng “dũng sĩ” đã đem lại niềm vui, làm dạng ranh dân tộc. Để làm nên kỳ tích ấy, bên cạnh sự quyết tâm, tin tưởng, dũng cảm chiến đấu hết mình, thì không thể không kể đến tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, vượt qua những giờ phút gian nan, khắc nghiệt để đi đến thành công. Sẽ chẳng có một ngôi sao nào tỏa sáng trên đất Thường Châu ngày ấy nếu không có những ngôi sao khác cùng nhau thắp lên, cùng nhau hỗ trợ cho ngôi sao ấy sáng rực rỡ. Đúng hư câu nói “Đoàn kết là sức mạnh”, mỗi một ngọn lửa sức mạnh nhỏ kết lại với nhau sẽ thành một ngọn đuốc rực cháy với sức mạnh phi thường, và chính lịch sử dân tộc từ xưa đến nay đã cho thấy điều đó.
Ngoài ra, hơn tất cả, cuộc sống này vẫn còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn cần đến sự giúp đỡ, sẻ chia. Có những người sinh ra đã thiệt thòi, không được may mắn như những người khác, vậy nên, một tấm lòng, một tình yêu thương, một sự giúp đỡ sẽ là ngọn lửa để họ sưởi ấm, lấp đầy trái tim lạnh giá, thiếu thốn này. Hãy cho đi và ta sẽ nhận lại xứng đáng. Thế hệ chúng ta hôm nay, cần giữ gìn và phát huy tinh thần thương thân thương ái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bằng cách luôn mở lòng, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên, cũng cần tỉnh táo để phân biệt được cái đúng cái sai, cái thật cái giả. Tránh ngông cuồng, cổ xúy cho những hiện tượng mà đi ngược lại với quy luật đất nước, không nên sống vô cảm, thờ ơ, ích kỷ. Những con người như vậy sẽ vĩnh viễn chẳng thể nào có được tình yêu thương, sự sẻ chia từ những người xung quanh.
Cây có một chiếc lá thì không thể gọi là cây, nhưng nhiều chiếc lá thì có thể sẽ thay đổi được kết quả. Dù những chiếc là gặp gỡ nhau có là lá lành hay lá rách, thì khi tụ chung lại, chúng vẫn cùng ở trên một chiếc cây, cùng mang lại màu xanh, mang lại sức sống cho cây. Vậy thì bạn sẽ chọn là chiếc lá duy nhất hay sẽ chọn là một chiếc lá bất kì trong vô vàn chiếc lá khác?
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Câu tục ngữ đã cho ta thấy được một vấn đề trong cuộc sống: ơ môi trường nào, điều kiện nào thì con người sẽ thích nghi theo môi trường, điều kiện ấy. Như vậy môi trường của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con người. Do đó ông bà ta có nhận định:
“Gần mực thì đen, gần đền thì sáng”
Câu tục ngữ có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông bà ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, tượng trưng cho những cái xấu xa, không tốt đẹp. Đèn là vật phát ra ánh sáng, soi tỏ mọi vật xung quanh, tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “Mực và đèn” câu tục ngữ đưa ra kết luận “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, đó là bản chất, là quy luật của sự vật. Từ đó liên hệ đến con người, ta chợt hiểu ông bà ta muốn nói rằng: Nếu ở gần người xấu ta sẽ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu, nếu gần được người tốt thì ta sẽ học tập được những điều hay lẽ phải. Đó là vấn đề, là mối quan hệ giữa môi trường sống với việc hình thành nhân cách con người.
Tại sao như vậy? Dựa vào thực tế cuộc sống chúng ta càng thấy rõ điều đó. Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đối với chúng ta. Nhất là ở lứa tuổi trẻ thơ thì sự tác động của môi trường càng to lớn hơn nhiều. Bởi lẽ, tuổi nhỏ thường hay bắt chước, chúng chưa đủ nhận thức để phân biệt đúng – sai, chỉ thấy người chung quanh làm gì thì chúng làm theo, nhất là những tật xấu thói hư. Ngay từ trong gia đình, ông bà; cha mẹ, anh em không làm gương, không giữ được hòa khí, nói năng không lịch sự… sẽ ảnh hưởng không tốt đến tuổi thơ. Đến lớp học, thường xuyên tiếp tục quan hệ với bạn xấu, lười học hay phá phách thì thói hư tật xấu ấy càng thâm nhập vào tâm tính của đứa trẻ. Để rồi lớn lên những tệ nạn xã hội, những thói ăn chơi bên ngoài dần dần lôi cuốn, quyến rũ, dẫn đến những hành vi không tốt và cuối cùng trở thành những phần tử xấu của xã hội. Đây là điều khó tránh khỏi, bởi “những vết mực đen” lan rất nhanh và khi dính vào thì cũng khó “tẩy” ra. Cũng vì vậy, mà xưa kia mẹ của Mạnh Tử phải dời nhà tới ba lần để có được môi trường tốt nhằm nuôi dạy con thành người. Bà đã thấy được mối quan hệ mật thiết giữa môi trường sống và việc hình thành nhân cách ở con người. Ta cũng nhìn nhận rằng: Nếu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nền nếp đạo đức, ở trong một xóm ấp yên lành, có nếp sống văn hóa, học trong một lớp, một trường tiên tiến có kỉ luật khắt khe… thì ta sẽ có nhiều khả năng trở thành con ngoan, trò giỏi. Bởi ánh sáng của bao nhiêu cái tốt đẹp soi rọi, lan tỏa khắp nơi nơi chung quanh ta, bởi ta đang “gần đèn” thì ắt phải được “sáng”. Phải chăng chính vì điều này mà ông cha ta thường hay nhắc nhở con cháu phải biết chọn bạn tốt mà chơi.
Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người.
Thật vậy, nếu ta quan hệ với người bạn tốt biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong mọi sinh hoạt khác thì dần dần ta sẽ tập cho mình có cách sống “vì mọi người”. Bạn siêng năng, hiếu học, chăm chỉ, ta cùng thi đua học theo bạn, tất nhiên kết quả học tập của ta được tiến bộ hơn… Ngược lại, nếu ta quan hệ tiếp xúc thường xuyên với nhóm bạn xấu, lười học, chỉ biết rong chơi… thì một ngày nào đó những thói xấu, tật hư đó sẽ nhiễm vào ta và ta trở thành người xấu. Cho nên ta cần phải tránh xa bạn xấu và đến gần những bạn tốt là như thế. Hiện nay, những tệ nạn xã hội, những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống tăng nhanh, bọn xấu đầy rẫy, thường dụ dỗ tuổi trẻ bằng nhiều hmh thức khá tinh vi, nêu mất cảnh giác ta khó lòng tránh khỏi.
Vì vậy ta cần phải ý thức thật cao và hiểu thấu đáo lời dạy của ông cha “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" để không hối hận sau này.
Câu tục ngữ trên là một bài học vô cùng quý báu. Nó vừa giúp ta giữ được bản thân và sửa mình để ngày càng sống đẹp hơn. Và khi ta đã hiểu rằng môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đối với bản thân thì ta sẽ chủ động tìm đến môi trường tốt để học tập và rèn luyện. Nếu như không may gặp phải môi trường xấu” mà ta phải sống, thì ta phải bình tĩnh để nhận định phân biệt tốt xấu để cái xấu không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, đến nhân cách của ta. Được như vậy, ta càng hãnh diện bởi vì ta “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Một cây làm chẳng nên non , ba cây chụm lại nên hòn núi cáo
ám chỉ ca dao tục ngữ việt nam rất ngu :)
- thương người như thể thương thân
đọc xong mà em không nhặt dc mồm
- Có công mài sắt có ngày nên kim ,
lúc còn sống em cũng thử rồi :)
- uống nước nhờ nguồn , "
câu này rất y nghĩa nhưng mà thật sự em không nhớ được lúc em ở trong bụng mẹ em uốc nước j :))
- Một con ngựa đau , cả tàu bỏ cỏ
- ngưa đang ăn cỏ , cỏ có độc 1 con chết cả đàn chạy hết .
Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có những nhân thức nhất định về mối liên hệ giữa phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người, điều ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Trong xã hội hiện tại, khi cái đẹp dần trở nên quan trọng hơn tất cả liệu câu tục ngữ ấy có còn phù hợp và còn đúng nữa không, chúng ta hãy cùng bàn luận một chút về vấn đề này.
Với cách nhân hóa rất đỗi khéo léo và dân dã, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về tầm quan trọng và sức nặng của "cái nết" so với "cái đẹp". Ở đây, ta cần làm rõ hai khái niệm này, thứ nhất "cái nết" là từ để chỉ chung những phẩm chất, tính cách, và đạo đức của một con người, đó là những thứ thuộc về phần bên trong tâm hồn mỗi con người, là giá trị do học tập và giáo dục mà có được đó là phần cốt lõi. Còn "cái đẹp" thì trước hết là do trời sinh tự nhiên đã có, sau đó là do sự nỗ lực cải thiện của con người khiến cho vẻ bề ngoài của mình được ưa nhìn, nhưng dù thế nào nó cũng chỉ là phần bên ngoài là phần vỏ trang trí, là bình đựng những thứ bên trong tâm hồn con người.
Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" có ý nghĩa rất sâu sắc, tương tự như câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đây là lời khẳng định một chân lý vững bền rằng, dù thế nào cái nội hàm bên trong mỗi con người mới là quan trọng hơn cả, dù cái vỏ ngoài có đẹp đẽ, bắt mắt đến đâu thì cũng chẳng thể che giấu được cái nội tâm xấu xa, bẩn thỉu của một con người, và ngược lại nếu bạn không có một vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bạn có tâm hồn đẹp thì hơn tất cả, cái vỏ ngoài kia dù có xấu xí cũng không hề làm bạn mất đi những giá trị tốt đẹp. Câu tục ngữ cũng khuyên con người ta nên đầu tư cho thế giới nội tâm của mình, nuôi dưỡng và làm đẹp chúng, đừng chỉ cố gắng chăm chút vẻ bề ngoài. Hãy nhớ rằng con người tựa như một cái cột nhà vậy, phần lõi thép có cứng có vững chãi thì mới có thể chống đỡ cả căn nhà, còn phần vỏ dù có sơn son thiếp vàng đi chăng nữa mà thiếu đi phần cốt thép thì cũng chỉ là thứ vô dụng mà thôi.
Phải khẳng định rằng câu tục ngữ trên dù có là xưa hay nay thì đều còn nguyên vẹn những ý nghĩa kể trên. Tuy ngày nay xã hội phát triển, con người không còn quá chật vật về cái ăn, ở thì người ta bắt đầu quan tâm đến cái mặc, cái dáng vẻ bên ngoài sao cho chỉn chu, đẹp đẽ. Không phủ định rằng, phong cách ăn mặc, dáng vẻ bên ngoài cũng góp phần không nhỏ làm nên giá trị của con người, tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Bởi nếu bạn có đẹp đẽ sang trọng đến đâu, nhưng cách hành xử thô lỗ, thiếu văn hóa, đạo đức, nhân cách xấu xa thì thực sự cái dáng vẻ đẹp đẽ của bạn chỉ khiến người ta thêm khinh ghét và mỉa mai mà thôi. Còn ngược lại, một người có thể không có được một ngoại hình xinh đẹp, vì cha sinh mẹ đẻ đã như vậy, nhưng họ biết cố gắng chăm chút nuôi dưỡng tâm hồn, khiến tâm hồn họ tựa một bông hoa có mùi hương đằm thắm dịu dàng, nhân phẩm của họ tốt đẹp, họ sống chan hòa, thì mọi người xung quanh sẽ sớm thấu hiểu và nhìn nhận vẻ đẹp tâm hồn của họ hơn là kỳ thị ngoại hình. Chắc chắn rằng một người có đạo đức, phẩm cách và tâm hồn đẹp thì sẽ được mọi người kính trọng và yêu quý hơn cả.
Tuy vậy, đến ngày hôm nay chúng ta cũng cần có những nhìn nhận rõ hơn về vấn đề "cái nết" và "cái đẹp", thực tế "cái đẹp" trong thời hiện đại không chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài mà nó là từ bao hàm cả hai vẻ đẹp đó là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ngoại hình. Chúng ta cần cố gắng chăm chút và dung hòa cả hai vẻ đẹp ấy, đừng nhất bên trọng, nhất bên khinh, bởi lẽ dù là vẻ đẹp nào cũng đều giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Con người phải luôn biết nỗ lực phấn đấu thay đổi bản thân, vẻ đẹp tâm hồn thì cải thiện bằng việc học tập, giáo dục, nhận thức về đúng sai phải trái. Còn vẻ đẹp ngoại hình chúng ta cũng có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau, chớ nên đổ lỗi cho số phận, mà phải tìm cách khắc phục nhược điểm của bản thân để trở nên đẹp hơn, hoàn thiện cả về chất lẫn lượng. Bạn có một ngoại hình không cần xuất sắc, nhưng chỉn chu thì đã ghi điểm và tạo thiện cảm hơn là một người lôi thôi, ì ạch không chịu chăm chút cho bản thân, bởi đó chính là biểu hiện cho một tâm hồn lười biếng, lười vận động và thay đổi, đó chính là cái xấu đang tồn tại trong tâm hồn của họ. Thay đổi để tốt hơn, luôn là một quan niệm đúng đắn dù bạn ở thời đại nào.
Đối với lứa tuổi học sinh, đẹp nết, đẹp người biểu hiện ở việc các bạn chăm lo học hành, tư dưỡng đạo đức, đối xử chân thành với thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tác phong nhanh nhẹn, đồng phục ngay ngắn khi đến trường, hành trang đi học tươm tất gọn gàng, khuôn mặt lúc nào cũng sáng láng, tỉnh táo luôn vui vẻ, hòa đồng. Đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình là một cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt vời mà mỗi con người đều có thể phấn đấu và đạt được nếu thực sự nghiêm túc và cố gắng.
https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-luan-cau-tuc-ngu-cai-net-danh-chet-cai-dep-46168n.aspx
"Cái nết đánh chết cái đẹp" là một câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ ràng buộc, biện chứng giữa vẻ đẹp nội tâm và ngoại hình của một con người. Trên tất cả thì cuối cùng nội tâm vẫn đóng vai trò cốt lõi quyết định và làm nên vẻ đẹp ngoại hình, cần chăm chút và chú ý đến nội tâm hơn cả, tuy nhiên cũng phải cố gắng hoàn thiện cả ngoại hình để trở thành một bông hoa vừa thơm vừa đẹp.