K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TK#

Ở đời, thường làm công việc gì muốn thành công ta phải bền lòng vững chí. Không vì những lời bàn ra tán vào mà bỏ cuộc hay thay đổi ý kiến của mình. Khi gặp phải khó khăn, ta nên chủ động, bình tĩnh sáng suốt để giải quyết. Để khuyên chúng ta cần phải có nghị lực, giữ vững lập trường trong mọi công việc, ca dao có câu:

“Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”

      Đầy là lời kêu gọi, nhắc nhỡ chân thành: Phải luôn giữ vững ý chí, giữ vững lập trường, không thay đổi; dù cho nhưng người xung quanh có “xoay lưng”, “đổi nền ” thì việc ta, ta cứ làm. Như vậy mới mong công việc ta làm có kết quả. Khi hắt tay vào công việc, ai cũng muốn đạt được thắng lợi. Như vậy ta phải có bản lĩnh, quyết tâm hành động để đạt được mục đích mà mình đề ra. Bất cứ từ việc nhỏ đến việc lớn, từ việc học tập cho đến việc đấu tranh chống giặc, lúc nào và bao giờ cùng gặp phải khó khăn. Những khó khăn ấy có thể do khách quan hoặc chủ quan đưa đến. Lúc này, khi ta có ý chí vững vàng, có bản lĩnh chắc chắn sẽ vượt qua, hoàn thành thắng lợi công việc. Có quyết tâm, có lập trường vững vàng thì ta không phải phân vân, không bị lung lay trước sự hàn tán, sự tác động của môi trường xung quanh. Dầu cho mọi người có “xoay hướng " hay “đổi nền ” ta cũng mặc. Ta cứ theo hướng mình đã vạch ra mà đi tới. "Xoay hướng, đổi nền " ở đây là muốn nói đến việc xoay chiều đổi hướng đi theo ngả khác, con đường khác - đối cái nền móng mà mình đã xây dựng. Rõ ràng, nếu hướng đã chọn, nền đã xây đắp rồi mà lại thay  đổi thì làm sao xây cất cho hoàn thành được ngôi nhà? Cho nên nếu ai cứ mỗi lần làm việc gì cũng bị tác động bởi những lời hàn tán xung quanh và lại "đổi nền", “xoay hướng” thì những con người đó chẳng bao giờ thành đạt cả. Ta hãy nhìn lại những trang sử vàng của dân tộc, có biết bao người anh hùng hào kiệt đã thể hiện ý chí kiên cường, giữ vững lập trường, kiên định đến cùng và đã tao nên chiến thắng. Rõ nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ vừa qua, dân tộc ta luôn thể hiện rõ ý chí của mình, quyết tâm chiến đấu đến cùng vì độc lập tự do cho đất nước. Có những lúc tình hình cách mạng lâm vào thế nguy nan tưởng chừng như không thể gượng dậy nổi, nhưng nhân dân ta vẫn không nản chí ngã lòng, quyết theo Đảng, theo Bác đến cùng và đã giành được thắng lợi vẻ vang. Nếu những lúc lâm nguy như vậy mà cách mạng ta lại "xoay hướng”, “đổi  nền ” thì không biết đất nước này sẽ đi đâu, về đâu?

      Càng suy ngẫm ta càng thấy được giá trị thiết thực của bài học kinh nghiệm này: Phải giữ vững ý chí, phải có lập trường kiên định thì mới đi đến thành công. Và nên nhớ rằng, mọi lời “bàn ra tán vào” của dư luận đôi khi không dựa vào cơ sở khoa học nào, không sát với hoàn cảnh thực tế của ta, nên dễ gây ra rối rắm, làm ta hoang mang, có khi hỏng việc. Điều này ta rất dẽ dàng thấy trong quá trình học tập của mình. Biết bao lần làm bài đúng, nghe lời bàn tán sửa lại thành sai. Biết bao lần ta lên kế hoạch học tập cho mình, rồi nghe lời bạn này nói ra, bạn kia nói vào cuối cùng ta không làm được chuyện gì cả.

      Tóm lại, bài học về lòng kiên định, ý chí vững bền là một bài học quý, một kinh nghiệm sống rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Cho nên câu ca dao trên luôn có tác dụng tốt, nó nhắc nhở ta không được dao động trưđc những hoàn cảnh khách quan. Hãy luôn nhớ:

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.


 

lược bớt ý cho đỡ dài dòng nhé !!!

23 tháng 4 2018

BÀI LÀM:

Trong cuộc sống hằng ngày, sự tác động của hoàn cảnh khách quan, cùng dư luận đối với mỗi con người là chuyện tất yếu. Song, điều cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào ? Nên chủ động, tự tin vào mình hay lệ thuộc vào hoàn cảnh? Từ xưa, nhân dân ta đã có nhận thức rất đúng đắn về vai trò của ý chí, lập trường trong hành động, coi đó là điều kiện quan trọng quyết định thành công hay thất bại. Đồng thời coi ý chí và nghị lực là phẩm chất hàng đầu của người lao động. Quan điểm trên được phản ánh trong câu ca dao mộc mạc giống như một lời khuyên nhủ chân tình:

Ai ơi giữ chí cho bền,

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Không phải ngẫu nhiên người xưa mượn chuyện làm nhà để nói lên ý chí con người, có ba việc lớn trong đời mà người ta phải làm. Đó là: làm nhà, lấy vợ, tậu trâu. Ba việc ấy thể hiện bản lĩnh và khả năng của người đàn ông. Trong chuyện làm nhà thì việc chọn hướng, đổ nền là cốt yếu. Phải chọn hướng nhà sáng sủa thoáng mát để cuộc sống trở nên dễ chịu, bảo đảm sức khỏe. Phải đổ nền cho cao, cho chắc để tránh ẩm thấp, tối tăm... Những việc ấy, người làm nhà phải tự chọn, tự quyết, một khi thấy như thế là đúng đắn thì không thể vì lời bàn ra tán vào của những người xung quanh mà hoang mang, dao động, thay đổi chủ định ban đầu. Nghĩa chính của câu ca dao là vậy, và trên cơ sở đó, người xưa muốn bày tỏ quan điểm của mình về tính mục đích, ý chí, nghị lực trong hành động.

Thông thường, trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta đều đặt ra mục đích và luôn luôn mong ước đạt được mục đích. Nhưng có mục đích không thôi thì chưa đủ mà phải có ý chí, nghị lực, cùng quyết tâm vượt mọi khó khăn trở ngại mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp.

Trong quá trình làm việc, không phải tất cả đều dễ dàng, suôn sẻ. Người tiến hành công việc sẽ gặp những khó khăn trong dự tính và cả ngoài dự tính, tránh sao khỏi lời bàn tán xung quanh. Thực tế cho thấy không ít người do quá phụ thuộc vào dư luận mà hỏng việc, bởi chín người mười ý, chẳng ai giống ai. Giống như anh chàng đẽo cày giữa đường trong truyện cổ dân gian, vừa đáng cười vừa đáng thương.

Chính những lúc dư luận phức tạp lại là lúc người ta cần phải có lập trường vững vàng và quyết tâm cao. Ý chí sẽ đem lại sức mạnh và óc sáng tạo cho con người, giúp con người đi đến đích cuối cùng. Vai trò của ý chí lớn như vậy nên nó được coi là phẩm chất cao quý hàng đầu của người lao động.

Chúng ta có thể đặt ra giả thuyết: nếu dư luận xung quanh việc làm của ta là đúng đắn, thì liệu ta có nên nghe theo hay cứ khăng khăng giữ lập trường của mình ngay cả khi sai?

Giữ chí cho bền không đồng nghĩa với bảo thủ, lạc hậu. Trước dư luận, ta phải tỉnh táo, sáng suốt phân tích xem đâu là đúng, đâu là sai, phù hợp hay không phù hợp với công việc và mục đích của mình. Tiếp thu cái đúng, cái hay cũng rất cần thiết bởi nó giúp ta mau chóng đạt được kết quả với chất lượng cao.

Câu ca dao trên đây là một lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người, không thể thiếu bài học quý giá đó. Nhưng để có được một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao, chúng ta bắt buộc phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, rèn luyện cho mình khả năng vượt khó và niềm tin vững chắc vào bản thân trong quá trình lao động, vào mục đích ban đầu đặt ra đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh khách quan.

CHÚC BẠN HỌC TỐT




23 tháng 4 2018

Trong cuộc sống hằng ngày, sự tác động của hoàn cảnh khách quan, cùng dư luận đối với mỗi con người là chuyện tất yếu. Song, điều cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào ? Nên chủ động, tự tin vào mình hay lệ thuộc vào hoàn cảnh? Từ xưa, nhân dân ta đã có nhận thức rất đúng đắn về vai trò của ý chí, lập trường trong hành động, coi đó là điều kiện quan trọng quyết định thành công hay thất bại. Đồng thời coi ý chí và nghị lực là phẩm chất hàng đầu của người lao động. Quan điểm trên được phản ánh trong câu ca dao mộc mạc giống như một lời khuyên nhủ chân tình:

Ai ơi giữ chí cho bền,

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Không phải ngẫu nhiên người xưa mượn chuyện làm nhà để nói lên ý chí con người, có ba việc lớn trong đời mà người ta phải làm. Đó là: làm nhà, lấy vợ, tậu trâu. Ba việc ấy thể hiện bản lĩnh và khả năng của người đàn ông. Trong chuyện làm nhà thì việc chọn hướng, đổ nền là cốt yếu. Phải chọn hướng nhà sáng sủa thoáng mát để cuộc sống trở nên dễ chịu, bảo đảm sức khỏe. Phải đổ nền cho cao, cho chắc để tránh ẩm thấp, tối tăm... Những việc ấy, người làm nhà phải tự chọn, tự quyết, một khi thấy như thế là đúng đắn thì không thể vì lời bàn ra tán vào của những người xung quanh mà hoang mang, dao động, thay đổi chủ định ban đầu. Nghĩa chính của câu ca dao là vậy, và trên cơ sở đó, người xưa muốn bày tỏ quan điểm của mình về tính mục đích, ý chí, nghị lực trong hành động.

Thông thường, trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta đều đặt ra mục đích và luôn luôn mong ước đạt được mục đích. Nhưng có mục đích không thôi thì chưa đủ mà phải có ý chí, nghị lực, cùng quyết tâm vượt mọi khó khăn trở ngại mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp.

Trong quá trình làm việc, không phải tất cả đều dễ dàng, suôn sẻ. Người tiến hành công việc sẽ gặp những khó khăn trong dự tính và cả ngoài dự tính, tránh sao khỏi lời bàn tán xung quanh. Thực tế cho thấy không ít người do quá phụ thuộc vào dư luận mà hỏng việc, bởi chín người mười ý, chẳng ai giống ai. Giống như anh chàng đẽo cày giữa đường trong truyện cổ dân gian, vừa đáng cười vừa đáng thương.

Chính những lúc dư luận phức tạp lại là lúc người ta cần phải có lập trường vững vàng và quyết tâm cao. Ý chí sẽ đem lại sức mạnh và óc sáng tạo cho con người, giúp con người đi đến đích cuối cùng. Vai trò của ý chí lớn như vậy nên nó được coi là phẩm chất cao quý hàng đầu của người lao động.

Chúng ta có thể đặt ra giả thuyết: nếu dư luận xung quanh việc làm của ta là đúng đắn, thì liệu ta có nên nghe theo hay cứ khăng khăng giữ lập trường của mình ngay cả khi sai?

Giữ chí cho bền không đồng nghĩa với bảo thủ, lạc hậu. Trước dư luận, ta phải tỉnh táo, sáng suốt phân tích xem đâu là đúng, đâu là sai, phù hợp hay không phù hợp với công việc và mục đích của mình. Tiếp thu cái đúng, cái hay cũng rất cần thiết bởi nó giúp ta mau chóng đạt được kết quả với chất lượng cao.

Câu ca dao trên đây là một lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người, không thể thiếu bài học quý giá đó. Nhưng để có được một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao, chúng ta bắt buộc phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, rèn luyện cho mình khả năng vượt khó và niềm tin vững chắc vào bản thân trong quá trình lao động, vào mục đích ban đầu đặt ra đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh khách quan.


27 tháng 4 2018
Đề bài: Giải thích câu tục ngữ "Có chí thì nên"

Bài làm

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại . Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái đc nhìu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt wa khó khăn và tiến lên phía trước.

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?

Tóm lại, “có chí thì nên”, mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như vậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

Cha ông chúng ta cho rằng: Cá không ăn muối cá ươn, Con cương cha mẹ trăm đường con hư. Em hãy giải thích và bình luận câu ca dao trên.

BÀI LÀM

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng đạo lí từ ngàn xưa. Trong các quan hệ tình cảm thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng nhất. Trách nhiệm lớn lao của cha mẹ là nuôi dạy các con nên người. Ngược lại, bổn phận của con cái là phải lễ phép và vâng lời cha mẹ. Vâng lời là biểu hiện của lòng hiếu thảo, của đạo làm con. Nếu trái lời cha mẹ, phụ lòng cha mẹ, con cái khó trở nên người tốt. Để khẳng định vai trò răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ đối với con cái, người xưa đã có câu:

Cá không ăn muối cá ươn Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

Bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức đơn giản. Thường thường, mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, người ta làm sạch sẽ rồi ướp muối. Cá thấm muôi, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon.

Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muôi, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được.

Vấn đề mà câu tục ngữ đặt ra là rất đúng. Sự hiểu biết, từng trải trong xã hội khiến cha mẹ có nhiều kinh nghiệm sống. Những kinh nghiệm ấy phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, có khi cả bằng máu nên lại càng quý báu. Với tình thương yêu vô bờ và trách nhiệm lớn lao, các bậc làm cha mẹ không tiếc công sức của mình để nuôi dạy con cái ngày một lớn khôn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Con học hành tấn tới, cha mẹ vui mừng. Con có hiểu hiện không ngoan, cha mẹ đau lòng xót ruột, tìm mọi cách dạy dỗ, giáo dục, giúp con hướng thiện.

Người xưa có câu: Nước mắt chảy xuôi; lại có câu: Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Mong muôn duy nhất của cha mẹ là con cái trở thành người hữu dụng làm rạng rỡ cho gia đình, Tổ quốc. Cho nên, những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.

Phận làm con nên biết rằng trên đường đời, người thầy đầu tiên của con cái chính là cha mẹ. Cha mẹ dìu dắt con những bài học đầu tiên. Cha mẹ chuẩn bị hành trang cbio những đứa con khi bước vào đời. Vì vậy, nghe lời, vâng lời cha mẹ trước tiên là biết vâng, theo, tập theo cái đúng. Sau đó là tự mình nhận thấy đúng mà tự giác tiếp thu. Bấy giờ mới rõ những điều cha mẹ khuyên răn, dạy dỗ là điều hay, lẽ phải. Biết nghe, biết vâng lời cha mẹ là tỏ ra biết kính, biết nhường, hiếu thảo với cha mẹ.

Trước đây, ông cha chúng ta quan niệm rằng con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ, chỉ một lòng thờ mẹ kính cha, nhất thiết không được trái lời. Ngày nay, quan niệm truyền thống ấy có phần thay đổi. Con cái vâng lời cha mẹ, đồng thời cũng có quyền bàn bạc, góp ý với cha mẹ để công việc đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khi góp ý, con cái phải giữ thái độ lễ phép và đúng mực.

Cha mẹ gánh vác trách nhiệm chính trong gia đình nên có quyền quyết định mọi việc, song cha mẹ cũng nên biết lắng nghe tâm tư, tình cảm của các con, hiểu rõ tính nết của con, để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả hơn.

Xung quanh chúng ta có nhiều người con tài đức vẹn toàn. Những Lê Bá Khánh Trình, Đặng Thái Sơn, hai anh em Từ Hoàng Thông, Từ Hoàng Thái, Trần Bình Gấm... và bao nhiêu bạn khác là con ngoan, trò giỏi, là niềm tự hào của gia đình, nhà trường và xã hội.

Bài học đạo đức mà câu tục ngữ trên nêu ra từ xưa đên nay vẫn là một kinh nghiệm quý, nhắc nhở mọi người phải giữ đạo làm con.

Đề bài: Bình luận câu ca dao “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đồi nền mặc ai”

Bài làm

Trong cuộc sống của mỗi người, sự tác động của hoàn cảnh khách quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân là rất lớn. Không phải ai cũng đủ ý chí, đủ cái tâm vững vàng để không dễ dàng bị xoay chuyển. Để có thể giúp tâm tĩnh, không bị người khác tác động quá nhiều đòi hỏi bản lĩnh. Cha ông ta đã có câu ca dao khuyên răn con người rằng “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”.

Người ta vẫn nói rằng làm nhà là việc quan trọng của người con trai, hay nói cách khác thì đây chính là việc hệ trọng cần phải làm, cố gắng làm. Cũng không phải bỗng nhiên cha ông ta lại mượn hình ảnh làm nhà để nói đến ý chí giữ vững lập trường của bản thân mình. Ý chí, sự quyết đoán, chính kiến cũng như việc làm nhà, cần phải tìm hiểu thật kĩ, không nên nghe răm rắp theo ý kiến người khác mà xoay chuyển tram đường.

Câu ca dao trên nhằm khuyên răn chúng ta nên bền gan vững chí để không bị lung lay bởi hoàn cảnh khách quan bên ngoài. Mặc dù vẫn biết rằng nên nghe người khác đưa ra ý kiến nhưng không đồng nghĩa với việc nghe và làm theo những gì họ nói mà không có chính kiến của bản thân mình. Câu ca dao không chỉ nói riêng một ai, mà nhắn nhủ chung tất cả moi người cần phải giữ vững lập trường và chính kiến của bản thân mình.

Bên cạnh câu ca dao này còn có câu:

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Thật vậy, mỗi người mỗi tính nhưng việc xây dựng cho mình một lập trường riêng thực sự rất quan trọng trong đời sống hiện nay. Người nói mặc người, bản thân tiếp thu những điều hay, làm những điều đúng, giữ được chính kiến khi đứng giữa hàng tram hàng vạn người khác nhau.

Trong quá trình học tập hay làm việc thì ít nhiều chúng ta vẫn bị tác động, ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Người có ý tốt, người có ý xấu; quan trọng chúng ta cần biết được bản thân nên làm gì, làm như thế nào. Một người có đủ bản lĩnh cũng như có đủ ý chí thì sẽ biết được nên làm gì và không nên làm gì.

Có không ít người trên con đường đi tìm ước mơ đã nghe theo lời người khác, cứ coi suy nghĩ của họ là đúng và làm theo. Lối sống này sẽ tạo thành thói quen cho bản thân mình sau này, tâm không vững và lòng không vững. Rất dễ bị lung lay bởi tác động của ngoại cảnh.

Vế thứ hai của câu ca dao “Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai” có ý nghĩa khẳng định rằng dù người khác có làm gì, có xoay chiều như thế này thì mình hãy luôn giữ vững lập trường như lúc ban đầu. Từ “mặc” đã có ý mặc kệ, không để ý đến lời lẽ của thiên hạ, của những người xung quanh cuộc sống của mình.

Việc giữ vững lập trường, giữ chính kiến của mình sẽ khiến bạn được mọi người tôn trọng và yêu quý. Giữ chính kiến sẽ đối lập với a dua, gió chiều nào xoay theo chiều đấy. Hơn hết giữ chính kiến còn giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình từng ngày theo hướng tích cực. Cuộc sống vẫn luôn cần những người như vậy, để không chỉ tốt cho bản thân mà còn tốt cho xã hội.

Có một anh chàng rất tài giỏi nhưng lại thiếu quyết đoán, nghe theo lời người khác, ai nói gì cũng đúng. Vì anh ta không có chính kiến của người khác nên dù có giỏi, có tài đến đâu đi chăng nữa thì vẫn sẽ mãi loay hoay trong chính suy nghĩ của bản thân mình.

Đối với những người trẻ hiện nay thì việc khăng định cái “tôi” cá nhân, khẳng định được nét riêng biệt của bản thân thì cần thiết phải có chính kiến, có được lòng quyết đoán của mình. Như vậy mới có thể tồn tại và phát triển được trong xã hội có nhiều bon chen như hiện nay

Như vậy câu ca dao trên đã khuyên răn con người ta nên có chính kiến và lập luận của bản thân mình để không ngừng hoàn thiện và phát triển tốt con người mình hơn. Đó là nền tảng để sau này chúng ta có bước tiến hơn.

27 tháng 4 2018

1)

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ "Có chí thì nên"

Bài làm

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái đc nhìu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt wa khó khăn và tiến lên phía trước.

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?

Tóm lại, “có chí thì nên”, mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như zậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

8 tháng 7 2019

1)

a. Giải thích ý nghĩa câu ca dao:

+ Nghĩa hiển ngôn:

- Nói về chuyện làm nhà, chủ nhà đã định thế nào thì cứ làm như thế, không nên phụ thuộc vào sự can thiệp của người khác, kể cả khi sự can thiệp đó đến mức nghiêm trọng (xoay hướng).

+ Nghĩa hàm ngôn:

- Ta phải giữ vững chủ ý, tức là ý chí, lập trường và quyết tâm hoàn thành công việc sau khi đã xác định mục đích đúng đắn.

- Không nên dao động trước dư luận vì điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình thực hiện công việc.

b. Khẳng định ý nghĩa câu ca dao trên là hoàn toàn đúng:

- Trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta thường đặt ra mục đích vì mong muốn đạt được mục đích.

* Trong khi làm việc, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, muốn đạt được mục đích thì phải có ý chí và quyết tâm cao.

- Giữ vững ý chí và quyết tâm là điều kiện cơ bản quyết định thắng lợi của công việc, là đức tính cần thiết hàng đầu của người lao động.

c. Nâng cao, mở rộng vấn đề:

• Ý nghĩa lời khuyên trên chỉ hoàn toàn đúng khi mục đích đúng đắn, phương pháp làm việc phù hợp với thực tế khách quan.

- Nếu dư luận tác động vào công việc là dư luận xấu thì nhất thiết ta không nên nghe theo, làm theo vì sẽ dẫn đến kết quả xấu.

- Nên tham khảo và tiếp thu có sáng tạo cái mới, cái đúng, vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, nhằm đạt được mục đích ban đầu đã đặt ra.

- Ý chí kiên định, quyết tâm cao cần đi đôi với biện pháp linh hoạt trong khi làm việc. 2)1. Giải thích Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên:
  • Khuyên nhủ con người về sự kiên trì, cũng cảm
  • Việc gì cũng cần có quyết tâm sẽ thành công
2. Chứng minh Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên
  • Bác Hồ là tấm gương điển hình cho hình ảnh này
  • Dân tộc Việt Nam ta đã không ngừng kháng chiến đê chống giặc dành độc lập dân tộc
  • Những người bị bệnh đã vượt lên số phận để tạo nên kì tích.



8 tháng 7 2019

Kiên trì bền bỉ và không ngừng nỗ lực sẽ luôn dẫn ta đến con đường thành công. Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn thì đó mới là cuộc sống chân chính. Trên đời không có gì mạnh hơn ý chí có ở con người. Và đó cũng chính là ý nghĩa của 2 câu trên. Tuy nhiên mỗi câu khuyên nhủ ta về một khía cạnh riêng biệt. Câu thứ nhất khuyên ta rằng: Trong cuộc sống khi ta muốn làm công việc gì để đạt được thành công ta phải bền lòng vững chí. Chúng ta phải quyết chí làm theo ý tưởng của ta, không vì những lời bàn tán ra vào mà bỏ cuộc hay thay đổi ý kiến của mình. Khi gặp phải khó khăn, ta nên chủ động, bình tĩnh sáng suốt để giải quyết. Phải luôn giữ vững ý chí, giữ vững lập trường, không thay đổi dù cho những người xung quanh có "xoay hướng", "đổi nền" thì việc ta, ta cứ làm. Như vậy mới mong công việc ta làm có kết quả.Lời Bác muốn nhắn nhủ rằng: Trong cuộc sống, không có việc gì là dễ dàng nhưng cũng không có việc nào là quá khó khăn. Chúng ta có thể làm được mọi việc nếu như có sự “bền lòng”, kiên trì vượt khó, luôn có ý chí quyết tâm. “Đào núi và lấp biển” là những công việc tưởng chừng như không bao giờ làm được bởi nó quá vất vả, chông gai nhưng cũng đã có nơi, có người làm được. Vì vậy chỉ cần có lòng quyết tâm thì ta có thể làm được tất cả những việc ta muốn.Từ đó ta hiểu được rằng:Ý chí nghị lực giúp luôn được mọi người yêu quý và trân trọng . Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, sống dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, không ý chí tiến thủ. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Hãy luôn nhớ: nếu tri thức là sức mạnh giúp ta chiến thắng sự ngu dốt thì ý chí nghị lực lại là vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù vượt qua mọi gian nan

5 tháng 4 2020

2 câu tục ngữ trong 2 chủ đề con người và xã hội 

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. “Ăn quả” theo nghĩa đen là thưởng thức những trái thơm quả ngọt, nghĩa bóng là hình ảnh ẩn dụ cho sự kế thừa , thừa hưởng những thành quả lao động, vật chất, tinh thần . “Kẻ trồng cây” chính là những người đã tạo ra những trái thơm quả ngọt ấy,những người đã dầm mưa dãi nắng, chăm sóc cây để cho ra những quả ngọt, hay chính là hình ảnh ẩn dụ cho thế hệ trước, cho những người lao động đã có công vun trồng, tạo ra những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa . Như vậy, câu tục ngữ trên đã đúc rút ra một bài học đạo lý vô cùng sâu sắc đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bất kỳ điều gì chúng ta có đều là công lao lao động, dựng xây của những cá nhân khác nhau , phải biết ơn, trân trọng, những người đã tạo ra thành quả để chúng ta đang được kế thừa và hưởng thụ như ngày hôm nay, và giữ gìn, phát huy truyền thống đạo lý ấy.

câu tục ngữ 2 

Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

Cuộc sống có biết bao nhiêu là chông gai và thử thách như muốn nhấn chìm con người. Và nếu như không có sự đoàn kết thì chắc chắn rằng những khó khăn càng gia tăng. Chắc hẳn rằng bạn vẫn từng nghe hay đọc qua “chuyện bó đũa”, qua câu chuyện ta như thấy rằng nếu như sống đơn lẻ con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngược lại nếu như biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau thì mọi khó khăn giống như cơn gió thoáng qua mà thôi.

Đoàn kết chính là một mối liên kết giữa các thành viên lại với nhau để cùng chung tay làm một điều gì đó. Khi có sự đoàn kết chúng ta có thể nhanh chóng hoàn thành công việc một cách dễ dàng nhất, nhanh chóng nhất. Sự đoàn kết được thể hiện bằng động cơ, bằng chính những mục đích đúng đắn vì lợi ích tập thể phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu như chúng ta cứ tập hợp lại chỉ vì lợi ích nhỏ hẹp của tập thể mà đi ngược lại sự phát triển chung của cả xã hội thì đó là tư tưởng cục bộ, là chủ nghĩa cá nhân.

Con người sống trong xã hội được xem chính là “tổng hòa của các mối quan hệ”. Để có thể sống và tồn tại trong môi trường xã hội thì cần phải tổng hợp sức mạnh của nhiều thành viên. Không ai có thể làm một việc gì thành công mà không cần đến sự tương trợ lớn hơn là sự đoàn kết đồng lòng của nhiều người với nhau.

Thế nhưng tại sao đoàn kết lại là sức mạnh vô địch? Câu trả lời có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình. Chính sự đoàn kết cũng đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp, một sự vĩ đại, không ai địch nổi. Trước hết, ta như thấy được tinh thần đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Bởi khi có đoàn kết con người mới có sức lao động, mọi người cũng kết hợp với nhau thì có đủ khả năng để xây dựng những công trình lớn.

Ta cũng đã đọc những câu thơ quen thuộc đó như:

Hòn đá to, hòn đá nặng
Một người nhấc, nhấc không đặng
Hòn đá to, hòn đá nặng nhấc lên đặng

Khi có sự hợp sức đồng lòng thì chẳng có một trở ngại nào là không thành cả. Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh rằng trước kẻ thù hung bạo từ thổ chí kim cho đến nay dân ta vẫn chiến thắng. Nếu so về vũ khí, quân trang quân dụng thì nhân dân ta thua xa. Một bên là súng ống, máy bay,…một bên lại là cuốc, thuổng, gậy gộc,..mà tại sao bên vũ khí thô sơ lại chiến thắng? Một trong những lý do quan trọng nhất đó chính là bởi tinh thần đoàn kết quân dân nhất nhất một lòng, vì một mục tiêu lý tưởng chung của cả dân tộc.

Đoàn kết như được biết đến bởi nó như còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Có thể thấy được rằng, chính trong sự đoàn kết trong nghiên cứu khoa học cũng là nguồn gốc, là nguồn động lực của biết bao thành tựu kĩ thuật. Khi một công trình nghiên cứu được công nhận nó không chỉ là công lao của người trí thức đã tìm tòi. Mà chính trong quá trình làm dự án, đề tài đó người sáng tạo đề tài luôn tận dụng tối đa sức mạnh đoàn kết của những người giúp đỡ mình. Nếu như mà không có sự tương hỗ đó thì chẳng bao giờ công trình nghiên cứu đó được hoàn thành cả. Đoàn kết chính là sức mạnh to lớn bởi nó được hội tụ bởi rất nhiều sức mạnh nhỏ khác hợp thành.

Nếu như chúng ta muốn đoàn kết được các dân tộc trong một nước thì các dân tộc không phân biệt dân tộc lớn hay dân tộc nhỏ đi chăng nữa thì đều phải tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước cũng cần phải quan tâm và sát sao hơn nữa để ưu tiên các cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dân tộc vùng sâu vùng xa để họ phát triển kinh tế, văn hóa để có thể tiến kịp các dân tộc vùng xuôi. Ngoài ra các dân tộc vùng xuôi không thụ động mà cũng cần phải cùng cần góp sức xây dựng miền núi. Các dân tộc sống trong cùng một nước phải hòa nhập với nhau thì mới có thể xây dựng đất nước vững mạnh. Một đất nước có mạnh hay không thì cũng phải phụ thuộc chính và đời sống nhân dân ở đó. Đúng như ý của một nhà quân sự ngày trước “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Cho nên nhân dân phải đoàn kết thì mới có thể đưa cả đất nước phát triển được.

21 tháng 7 2020

Tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ nhất tổ chức ở Hà Nội tháng 4 năm 1955, Bác Hồ có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng dễ hiểu chính xác và đầy đủ thì không đơn giản chút nào.

Theo em, đoàn kết là tập hợp các phần tử lẻ tẻ hoặc các bộ phận thành một khối thống nhất. Song thống nhất không có nghĩa là không đấu tranh với những biểu hiện sai trái của mỗi thành viên. Ví như ở lớp, ở trường chúng em đoàn kết chính là yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hướng mục tiêu phấn đấu tốt; đồng thời biết góp ý, phê phán những khuyết điểm của bạn để bạn tiến bộ. Đoàn kết được thể hiện bằng động cơ, mục đích đúng đắn vì lợi ích tập thể, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu tập hợp lại chỉ vì lợi ích nhỏ hẹp của tập thể mà đi ngược lại sự phát triển chung của xã hội thì đó là tư tưởng cục bộ, là chủ nghĩa cá nhân.

Nhưng tại sao đoàn kết là một sức mạnh vô địch? Có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp, vĩ đại, không ai địch nổi. Trước hết, đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết con người mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng những công trình lớn. Nhà máy thủy điện Hòa Bình là một minh chứng rõ nhất. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) những công nhân Việt Nam và cả những công nhân Liên Xô cùng chung sức, đồng lòng xây dựng nên nhà máy, mang ánh sáng kì diệu của điện đến nhiều nơi trên đất nước chúng ta. Cũng như vậy, sự đoàn kết các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã khiến chúng ta thời nào cũng đương đầu và chiến thắng những lực lượng xâm lược to lớn hơn, được trang bị vũ khí và phương tiện hiện đại hơn.

Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong nghiên cứu khoa học là nguồn gốc của biết bao thành tựu kĩ thuật. Nhóm kiến trúc sư trẻ do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào làm trưởng nhóm đã được giải thưởng thế giới năm 1994 về quy hoạch đổi mới làng gốm Bát Tràng. Trong một lần phỏng vấn, nhóm trưởng Hoàng Thúc Hào có nói: “Một trong những nguyên nhân thành công cơ bản là sự thương yêu đoàn kết của toàn nhóm”. Quả thật không sai.

Muốn đoàn kết được các dân tộc trong một nước thì các dân tộc, không phân biệt là dân tộc lớn hay dân tộc nhỏ, đều phải tôn trọng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước cần phải ưu tiên tiền của, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dân tộc vùng xa vùng sâu để họ phát triển kinh tế, văn hóa, tiến kịp các dân tộc vùng xuôi. Các dân tộc vùng xuôi cũng dần góp phần xây dựng miền núi, các dân tộc sống trên cùng một nước phải hòa nhập với nhau để xây dựng đất nước vững mạnh. Nhưng một đất nước dù lớn mạnh đến đâu, sống trên cùng hành tinh này cũng không thể tách rời nhân loại mà có thể phát triển phồn vinh mãi được. Các nước cứ tranh chấp nhau liên miên thì trái đất này cũng chẳng có hòa bình hạnh phúc. Cho nên các nước phải đoàn kết với nhau.

Hiểu được câu nói của Bác Hồ, học sinh chúng ta cần phải áp dụng câu nói đó vào thực tế, rèn luyện thường xuyên. Riêng em, em thấy mình phải luôn có ý thức rèn luyện tinh thần đoàn kết trong công việc của lớp, của trường, cùng nhau xây dựng một tập thể vững mạnh. Trong cuộc sống ở gia đình, phường xóm cũng vậy, phải luôn luôn có ý thức đoàn kết đúng đắn. Tuy Bác Hồ nói câu nói này vào năm 1955 nhưng tới nay, nó vẫn còn giá trị hiện thực sâu sắc. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chúng ta phải luôn nhớ thực hiện những lời Bác Hồ dạy. Ôi ước gì, tất cả các nước trên toàn thế giới biết đoàn kết lại với nhau như năm ngón tay trên một bàn tay thì trái đất này sẽ tươi đẹp biết bao, yên vui, hạnh phúc biết bao!

13 tháng 12 2018

 Cả "kẻ chạy đi" và "người chạy lại" đều là những người đã mắc phải lỗi lầm. Nhưng "kẻ chạy đi" là những người không biết hối hận, vẫn tiếp tục phạm lỗi dù đã đc nhắc nhở nhiều lần. Còn "người chạy lại" là những người đã nhận ra đc lỗi của mình và quyết tâm khắc phục, sữa chữa. Chúng ta cần có thái độ khoan dung, độ lượng với những "người chạy lại" và kiên quyết, dứt khoát tẩy chay với những "kẻ chạy đi". Đó chính là truyền thông đạo đức của cha ông ta truyền lại.

13 tháng 12 2018

Cả "kẻ chạy đi" và "người chạy lại" đều là những người đã mắc phải lỗi lầm. Nhưng "kẻ chạy đi" là những người không biết hối hận, vẫn tiếp tục phạm lỗi dù đã đc nhắc nhở nhiều lần. Còn "người chạy lại" là những người đã nhận ra đc lỗi của mình và quyết tâm khắc phục, sữa chữa. Chúng ta cần có thái độ khoan dung, độ lượng với những "người chạy lại" và kiên quyết, dứt khoát tẩy chay với những "kẻ chạy đi". Đó chính là truyền thông đạo đức của cha ông ta truyền lại.

4 tháng 5 2021

sai hết rồi,phải là Đói cho ăn, rách cho khâu

có tiền thì tiêu