Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghĩa của câu "Tiên học lễ, Hậu học văn" là:
Đầu tiên chúng ta phải học lễ nghi trước (học lễ nghi là học cách xưng hô, nói chuyện... ), sau đó chúng ta mới học kiến thức.
Học tốt
Trl :
Từ ngày xa xưa tới hôm nay lễ nghĩa chính là điều mà ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu, phải không ngừng rèn luyện để biết cách sống đúng chuẩn mực. Ba mẹ vẫn khuyên chúng ta rằng trước khi học kiến thức, học những kinh nghiệm thì cần phải học làm người rèn luyện đạo đức.
“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ nằm trong kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc ta. Câu tục ngữ này gồm hai vế tồn tại song song độc lập với nhau, nhưng bổ trợ ý nghĩa cho nhau
Tiên học lễ là gì? Tiên là trước hết học lễ nghĩa đạo đức làm người, thể hiện sự quan trọng của việc biết lễ phép, sống đúng đạo đức biết đối nhân xử thế với những người xung quanh là vô cùng quan trọng. Trong phần này cha ông ta muốn nhắc nhở con cháu mình muốn làm người tài giỏi thì trước tiên hãy học làm người tử tế, biết sống hiếu thuận, yêu kinh người bề trên, người có ơn nghĩa với mình .
Tiên học lễ hậu học văn.
Hậu học văn là gì? Hậu chính là sau, thể hiện vị trí thứ hai của việc học văn hóa, học kiến thức so với việc học lễ nghĩa đạo đức là không quan trọng bằng. Con người sống trong xã hội muốn được người khác kính nể, tôn trọng thì cần phải có đạo đức, biết sống theo lễ giáo gia phong.
Sau đó mới là học văn hóa, học những điều kiến thức, mang lại lợi ích về kinh tế, thành công trong công việc cho con người.
Câu tục ngữ trên có ý nghĩa vô cùng to lớn, quan trọng với mỗi con người chúng ta. Bởi nếu một người có kiến thức vô cùng uyên bác, được đất nước trọng dụng những sáng tạo cống hiến của mình
Những người đó lại không biết cách đối nhân xử thế sao cho đúng giá trị đạo đức, không coi trọng những người lớn tuổi, những người sinh thành dưỡng dục ra mình thì những kiến thức tài giỏi mà anh ta học được cũng không có ý nghĩa gì hết. Một người có nhân cách tốt, thì mới là người được người ta kính trọng, yêu mến.
Một con người dù tài giỏi nhưng không có đạo đức, không có nhân phẩm tốt thì dù có tài tới mấy cũng bị xã hội tẩy chay, bởi thói vô đạo đức của mình không được ai chấp nhận trong cộng đồng.
Đạo đức, lễ nghĩa chính là nền tảng làm nên sự lành mạnh của xã hội. Những con người có phẩm chất đạo đức tốt sẽ được xã hội yêu mến, tạo cơ hội phát triển.
Mỗi con người khi sống trong xã hội cần phải tự rèn luyện giá trị đạo đức lễ nghĩa của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, đức xã hội chấp nhận
Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn khuyên con người ta hãy học cách làm người sống có đạo đức trước khi học văn hóa. Đúng như Bác Hồ từng nói “người có tài mà không có đức thì cũng là người vô dụng. Con người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Tham khảo:
Câu Tiên học lễ, hậu học văn có ý nghĩa là “trước hết phải rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết”.
Tham khảo;
Những câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại gửi gắm những bài học sâu sắc của ông cha ta. Một trong số đó là câu “Tiên học lễ, hậu học văn” nhắc nhở về việc học tập của con người.
Trong vế thứ nhất, “tiên” là có nghĩa là trước, còn “lễ” là những lễ nghi - hay mang ý là cách cư xử của mỗi người trong cuộc sống. Ý nghĩa của “tiên học lễ” nhắn nhủ rằng trước hết con người đó là học lễ nghi. Ở vế thứ hai, “hậu” có nghĩa là sau, còn “văn” là chữ nghĩa, hay mang ý là kiến thức trong các môn học hoặc ngoài xã hội. Ý nghĩa của “hậu học văn” là sau đó mới học kiến thức. Tóm lại, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người trước hết cần học lễ nghĩa, rồi mới học đến những kiến thức văn hóa.
Dân tộc Việt Nam vốn coi trọng lễ nghĩa. Học lễ sẽ giúp con người biết cách ứng xử, sống chuẩn mực và trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, chúng ta sẽ biết trân trọng những kiến thức, nỗ lực học tập hơn để hoàn thiện bản thân. Từ khi còn nhỏ, chúng ta được cha mẹ dạy dỗ cách nói năng, ăn uống hay giao tiếp, cư xử trước tiên, rồi mới được học đến những kiến thức trong cuộc sống.
Tóm lại, câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” đã giúp mỗi người nhận ra bài học ý nghĩa. Con người cần tích cực rèn luyện bản thân để ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.
Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở Tiên học lễ, hậu học văn. Trải qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.
Quả thật, học lễ nghĩa đầu tiên là điều cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã được mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru, qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên, chúng ta lại được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử sự từ những điều đơn giản nhất, chẳng hạn lời cám ơn sau khi được cho quà, tiếng xin lỗi khi bị vi phạm, dạ thưa với người lớn tuổi, đi phải thưa, về phải trình... Rõ ràng lễ nghĩa đạo lí hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức, biết kính yêu những người thân, quý mến gần gũi bạn bè, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn. Như vậy ở môi trường nào, đạo lí cũng đóng vai trò chủ chốt và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một đứa con ở nhà không nghe lời cha mẹ, vô phép, bất hiếu thì không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc chắn, sau này cũng không thể nào là một công dân có ích. Nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật, không còn kỉ cương, nền nếp. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội rối loạn, hỗn độn thì không thể nào văn minh tiến bộ. Cuối cùng là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi. Bài học đạo lí không bao giờ cũ, cũng không bao giờ hết. Học kiến thức văn hoá ta có thể học mười năm, hai mươi năm. Nhưng học làm người có khi suốt cả cuộc đời ta vẫn chưa học hết. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời dạy đồng thời cũng là lời cảnh tinh vô cùng đúng đắn đối với tất cả chúng ta.
Nhưng thực tế có khi lại khác, bởi đâu phải ai cũng hiểu và thực hiện như thế. Lời dạy vô cùng thiết thực vậy mà đã có một thời chúng ta bỏ quyên, không để ý đến. Đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp. Chúng ta không biết xem trọng cho nên kết qụả dẫn đến tình trạng đạo đức thanh thiếu niên học sinh chúng ta càng lúc càng đi xuống. Thực tế đã có xảy ra bao chuyện trò đánh thầy, con đánh cha mẹ, bè bạn đâm chém, giết chóc lẫn nhau. Đáng chê trách hơn là những người xem nhẹ đạo đức, coi thường bài học làm người. Họ chỉ lo học hành vun đắp kiến thức cho bản thân mà không chú ý rèn luyện đạo đức. Họ quên rằng, đâu chắc hẳn cứ học giỏi là có được đạo đức, phẩm chất cao đẹp, được người đời trọng vọng. Những người dù thất học mà biết giữ lễ nghĩa, đạo đức còn đáng quý hơn kẻ học rộng hiểu cao mà thất đức, vô nhân đạo gấp bội phần. Hiểu rõ vấn đề, mỗi chúng ta cần phải có hướng đi cụ thể: Lễ hôm nay không chỉ có lễ nghĩa đạo đức đơn thuần mà nó còn phát triển cao hơn thành tình yêu thương gắn bó với quê hương đất nước, lòng hy sinh cao cả đối với nhân dân. Chúng ta ai ai cũng mong muốn được trở thành người công dân tốt, đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Muốn trở thành người công dân tốt, chúng ta cần thiết phải có nền nếp đạo đức. Muốn được như thế thì ngay bây giờ ta phải ra công rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân, ở mọi hoàn cảnh chúng ta cần ghi nhớ trong tim lời dạy quý báu “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Tóm lại, đạo đức con người là cái đáng quý nhất, đáng trân trọng nhất. Cho nên bài học làm người bao giờ cũng là bài học đầu tiên, bài học suốt cả cuộc đời cho tất cả mọi người. Để phấn đấu trở thành công dân tốt, hôm nay bên cạnh “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta cần ghi nhớ thêm lời Bác dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc kho .
em hiểu tiên học lễ, hậu học văn là học lễ phép trước rồi mới học chứ học nghĩa
mik nghĩ thế
chúc cậu học tốt
- Tiên học lễ :
Tiên chính là đầu tiên, là trước hết
Lễ chính là lễ nghi, là lễ phép.
Ý nghĩa của vế thứ nhất là muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên là phải học học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng mọi người trong xã hội.
- Hậu học văn:
Hậu chính là sau
Văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức từ bên ngoài xã hội
Ý nghĩa chính của vế thứ hai là sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.
=> Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.
#VyVy#
Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.
Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.
Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.
Thì đầu tiên phải học lễ trước, sau đó mới học văn
Mình nói sơ thôi nha
Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình
Dể Mèn phiêu lưu ký là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Trong đó con Dế Mèn được hình tượng hoá thành nhân vật chính. Đọc truyện này, đặc biệt là các đoạn trích Tôi sống độc lập từ bé và Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời đã khiến em hết sức thú vị.
Dế Mèn ở đây ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay.
Mới đó mà tiếng ve lại râm ran khắp tán lá cây báo hiệu mùa hè đã đến - Và cũng là thời khắc lại sắp phải tổng kết năm học. Có lẽ, có rất nhiều bạn háo hức vì sắp được nghỉ hè, được về đoàn tụ cùng già đình. Cũng có thể có rất nhiều bạn rơm rớm nước mắt vẫy tay tạm biệt thầy cô, bạn bè. Từng dòng cảm xúc đan chảy vào nhau, tuông trào trong từng ánh mắt các bạn. ĐỐi với tôi, buổi lễ tổng kết năm 2017-2018 thật sự rất đặc biệt vì tôi đã cố gắng hết sức mình trong suốt một năm học để dành được những thành tích cao, mang lại danh dự cho trường, lớp, cho ba mẹ và cả bản thân tôi. Trước lễ tổng kết một ngày, tôi với lũ bạn hàng xóm còn ang ang rủ nhau sau tổng kết đi thả diều. Vậy mà sáng hôm lễ tổng kết thì lại lo lắng không nguôi. Tôi cũng chả biết đó là cảm xúc gì nữa. Tôi nhớ rất rõ, đó là một buổi sáng đẹp trời, từng cơn gió thổi nhè nhẹ, mơn man qua từng tán lá cây, tôi cùng hàng trăm các gương mặt tươi tắn được xứng tên lên nhận thưởng. Vừa vui mà vừa lo lắng, tâm trạng hết sức bối rối. Tôi sẽ cố gắng học tập hơn nữa, trao dồi hơn nữa để ngày một hoàn thiện hơn, ngày một hoàn hảo hơn, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ.
Viết văn cảm xúc dạt dào y như hôm đó . 2 tuần , bao nhiêu thứ vui nhưng chưa quên mặt đứa nào hết . NHỚ LẮM 5A1 ƠI !
Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng bận ddieuf gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.Nội dung chính của đoạn văn chính là việc khuyên nhủ chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta phải hối hận khi đã như vậy. Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn‐ nhân vật chính trong câu chuyr\ện. Đó là một chú Dế thanh niên cướng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sợ hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới. Ngày nào cũng vậy, công việc của Mèn chỉ có ăn và chơi. Có lẽ cũng chính bởi lí do như vậy mà chú Dế Mèn càng trở nên nhàm chán và không biết trân trọng những gì mình đang có. Chú muốn làm việc gì đó để thay đổi những tháng ngày nhàm chán này. Với lợi thế to đẹp, chú lại càng ra sức trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người ai cũng phải kiêng dè, để ý tới chú. Tất cả những điểm yếu của chúng đều có của tuổi mới lớn: hung hăng, kiêu ngạo, thích làm bộ với người khác. Dế Choắt xuất hiện trong tác phẩm lại ngược lại với Dế mèn. Choắt luôn yếu ớt, xấu xí lại khiêm nhường. Biết những khó khăn của mình, Choắt sang nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà Mèn giúp mìh phòng khi bất trắc. Thế nhưng Mèn không hề chấp nhận mà chỉ quát mắng Dế Choắt mà thôi. Đỉnh điểm của sự viêc là khi Dế Mèn đi trêu chọc chị Cốc. Đó cũng là tính xấu của Mèn khi không có ai răn đe lúc chú làm sai. Chú đọc những câu thơ trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang, thế nhưng điều đó đã làm cho chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ chú Dế Choắt tội nghiệp. Tới khi ra bên ngoài nhìn, chú mới cảm nhận được thế nào là sợ hãi, lo lắng. Lúc này, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp ở trên mặt đất mà mọi tội lỗi đều do chính bản thân chú gây ra. Lúc này, tuy Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn nhưng không thể nào mà chuộc lại được khi Dế choắt không thể qua khỏi.Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì.
Qua văn bản BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN em thấy Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng cái vuốt ở chân ở khoeo rất cứng và nhọn.Đôi cánh thì dài tít đến tận chấm đuôi.Lúc đi bách bộ thì cả người rung ring một mầu mỡ bóng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoàm như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Đi đứng thì oai vệ tỏ vẻ con nhà võ. Dế Mèn luôn cà khịa với tất cả các bà con trong làng. D Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết thì còn kiêu căng,xốc nổi và ngông cuồng.
Đề bài:Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”
Bài làm
Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.
Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.
Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.
Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.
Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.
Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.
Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.
Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.
Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Tiên học lễ, hậu học văn là một châm ngôn và được coi như lời dạy của các bậc thánh hiền, nghĩa là, trước tiên con người phải học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học đến văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác.
Khi giáo dục cho học sinh, cho con người, thì cái đầu tiên cần dậy là giáo dục về đạo đức, về nhân cách con người, rồi sau đó mới học đến các kiến thức khác.
Dịch nghĩa Hán Việt:
Tiên là trước, Hậu là sau.
Học lễ là học lễ nghĩa, đạo đức, đạo lý trong cuộc sống.
Học văn là học văn chương, văn hóa, chữ nghĩa, khoa học, kĩ thuật...
Câu nói này chính là thể hiện việc quan trọng và liên kết giữa đức và tài (lễ và văn).
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Thiện căn kia bởi lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài
Bác Hồ lúc sinh thời cũng có nói về Đức và Tài như sau:
"Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Từ đó cho thấy đức và tài đều quan trọng, nhưng trước tiên con người cần phải có đức, rồi mới đến tài. Đúng như câu Tiên học lễ, hậu học văn.