Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Những điều em nắm được về đặc điểm văn bản thông tin qua bài học này:
- Mục đích viết: Nhằm truyền đạt thông tin, kiến thức
- Hình thức văn bản: Thông báo, chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, văn bản hành chính, bản tin, …
- Cách triển khai nội dung:
+ Thông tin có thể được tổ chức theo một trong các cách cấu trúc như: nguyên nhân - kết quả; trật tự thời gian; so sánh và phân loại; vấn đề và giải pháp…
- Tính xác thực của vấn đề được nói tới:
+ Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng.
- Đặc điểm nguồn tài liệu:
+ Trong văn bản thông tin, người viết thường sử dụng những cách thức hoặc phương tiện để hỗ trợ người đọc tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
+ Ví dụ: Một bảng chú thích, một dòng in đậm, in nghiêng, những nét gạch chân, những dấu sao, dấu hoa thị hoặc những hình ảnh minh họa đều có thể giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin để hiểu nội dung văn bản.
Cái gì cũng có kết thúc của nó, mùa hè không phải ngoại lệ. Buồn làm gì, hãy cùng nhau đón mừng một năm học mới với thầy cô, bạn bè, lớp học mới. Ngôi trường mọi khi mang một sắc mới, màu áo học trò mang một sắc mới, khăn quàng lại tung bay đỏ thắm. Mong tới ngày khai giảng để được đi học với các bạn, được dạy dỗ dưới tay các thầy cô. Khai giảng đầu năm học, vui lắm chứ !Tuấn Anh Phan Nguyễn
-Ca dao,dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư,tình cảm với gia đình,quê hương đất nước.
-Ca dao,dân ca thường sử dụng các biên pháp nghệ thuật như so sánh,nhân hóa để thể hiện nội dung trữ tình.
I . Trắc nghiệm
Ok bro , dù hơi dài
Câu 1 : D
Câu 2 : C
Câu 3 : A
Câu 4 : C
Câu 5 : A
Câu 6 : B
Câu 7 : C
Câu 8 : B
II Tự luận
Câu 1 :
a) Ở trong sách nha bro
b) Phương thức biểu đạt tự sự
c) Bài thơ diễn ra trong hoàn cảnh thời chiến tranh
Câu 2 :
a) Quan hệ từ : với
b) ) Là cụm danh từ và quan hệ sở hữu . Bác Hồ đến nhà chơi để dạy những điều tốt
Câu 3 :
iết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến dành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ – lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyến đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiếu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp… những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý – tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết:
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
Câu 4 :
Xung quanh nơi em sinh sống luôn tràn ngập sắc xanh của các loại cây. Sống ở một vùng quê yên bình, cây xanh luôn hiện diện bên mỗi con đường làng ngõ xóm, trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc với bất kì người con nào của quê hương. Trong tất cả các loại cây, em thích nhất là cây nhãn – loài cây đã gắn bó với em trong suốt những năm tháng ấu thơ.
Nhà em có trồng một cây nhãn ở vườn, phần để lấy bóng mát, phần để thưởng thức hương vị ngọt lành của trái nhãn lúc vào mùa. Nhìn từ xa, cây như một dũng sĩ đứng hiên ngang như đang canh giữ cho vùng đất. Cũng chẳng biết cây nhãn này được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em lớn lên thì cây nhãn cũng đã lớn lắm rồi. Bà em nói cây nhãn ấy đã gắn bó với gia đình em suốt cả một khoảng thời gian đã lâu lâu lắm. Thân cây to ngang phải 2 người ôm mới hết, từ ấy vươn ra những cành cây xum xuê, tán lá mở rộng như một chiếc dù khổng lồ dưới bầu trời cao rộng. Rễ cây lớn, nổi lên trên mặt đất như những con rắn đang uốn mình. Thân cây xù xì,đầy những mảng rêu phong vì bụi màu của thời gian. Từ thân cây ấy bong tróc ra những lớp vỏ cũ kĩ, nâu sồng mà lại rất cứng. Đó phải chăng chính là dấu vết của thời gian in lên trên thân gỗ, để ta có thể thấy được trăm năm của đời thảo mộc? Những cánh tay nhãn vươn lên vững chắc như muốn nâng đỡ cả đất trời. Tán cây xanh mươn mướt, nhất là sau những trận mưa lớn, tán cây lại khoác lên mình một màu xanh mướt như được phết lên một lớp dầu bóng. Lá nhãn thuôn dài, mượt mà như một nét mi. Lá dày nhưng không có chút gì của sự mềm mỏng. Ngay cả những cái lá non mới nhú cũng cho thấy sức sống của một loài cây khỏe. Chúng cứ mơn mởn trổ lá như thể đang phô diễn hết thảy cái sức sống mãnh liệt trời ban cho mình.
Mỗi dịp đầu hè là mùa hoa nhãn nở. Từng chùm, từng lớp thi nhau trổ ra làm vàng ươm cả một góc vườn. Hoa nhãn nhỏ li ti, kết lại thành từng chùm nom đẹp như những chùm sao. Nó báo hiệu cho một mùa nhãn được mùa. Khi cái nắng hè báo hiệu một mùa hè oi ả sắp đến, khi những tán cây đã dập dìu tiếng kêu văng vẳng của loài ve cũng chính là lúc nhãn kết trái ngọt. Khi cơn mưa hè dữ dội gột rửa sach những cái lá, khi chút nắng vàng ươm của mùa hè làm cho thịt vỏ săn lại, quả nhãn cứ to dần, to dần lên rồi chẳng mấy chốc mà thành quả ngọt chốn vườn. Trảy một vài chùm nhãn xuống, lắng nghe cái vị ngọt đang ứa ra trong từng lớp thịt, âu cũng đã là một sự thú vị rồi. Cùi nhãn dày, trắng đục nom đẹp như những viên ngọc trai. Hạt nhãn đen lay láy như ánh mắt của một người thiếu nữ đang độ xuân thì. Ăn một quả nhãn, cái vị ngọt ấy như chứa chan hết thảy cái nắng, cái gió của một mùa hè. Người ta nói, mùa nhãn tức là mùa hè đã chín quả là không sai.
Còn nhớ hồi em còn nhỏ, cây nhãn đã trải qua cùng gia đình em một trận bão lớn chưa từng có. Sáng ra khi cơn bão đã qua đi, cây nhãn đứng đó, trơ trụi lá, những cành to cũng rạp hết xuống gốc. Trông nó thảm hại và đáng thương biết bao, cứ tưởng sẽ chẳng qua nổi. Thế mà chỉ độ vài ngày sau, nhãn đã lấy lại cho mình sức sống thuở nào. Nó vươn lên đầy mạnh mẽ để rồi cho đến bây giờ vẫn luôn hoàn thành trọng trách của một kẻ gác vườn.
Cây nhãn đã gắn bó với em từ những ngày còn thơ bé đến khi đã trưởng thành. Vị ngọt của nhãn, sắc xanh ngọc tuyệt đẹp của loài cây ấy sẽ mãi mãi chiếm một phần trong trái tim em.
Kính thưa quý vị đại biểu!
Thưa quý thầy cô cùng toàn thể các em học viên thân mến!
Khi nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại và ý nghĩa. Làngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thầm, lặng lẽ, nhữngngười ươm mầm xanh cho đất nước. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hàoquang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”.
Bác Hồ đãkhẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rấtquan trọng và rất vẻ vang”, và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy họclà nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo.Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườnnúi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.” Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lựcquyết định tới sự phát triển của đất nước.
Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả củanhững người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua,mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến trithức và những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi trong mỗingười thầy.
Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô như những người lái đò cần mẫn chởnhững người học trò sang sông, gieo mầm tri thức, nâng cánh ước mơ giúp học trò đến đượcnhững bến bờ mới lạ., để sau này, mỗi học sinh sẽ trở thành những công dân có ích cho xãhội. Về vị trí của người thầy trong xã hội, trải qua nhiều thời kỳ của đất nước, nghề dạyhọc luôn được xã hội và nhân dân ta kính trọng. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta xác địnhgiáo dục là quốc sách hàng đầu nên vị trí của người thầy càng được tôn vinh.
Từ lâu, nhân dân đã truyền tụng câu nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay:“Muốn sang thì bắc cầu KiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.Và tục ngữ cũng đã dạy: Không thầy đố mày làm nên… đủ thấy được lòng trân trọng, kínhyêu của nhân dân ta dành cho nhà giáo- những kỹ sư tâm hồn của mọi thời đại như thế nào.
Chính vì ở một đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo như vậy, Ngày Nhà giáo ViệtNam 20 - 11 có một vị trí thật đặc biệt. Gọi là Ngày Nhà giáo, nhưng nó không đơn thuầnchỉ là ngày lễ hội của một ngành nghề, của riêng các thầy cô giáo mà đã trở thành một ngàyhội của toàn dân, ngày lễ tôn vinh sự học, tôn vinh những người dạy chữ.Trong không khí tưng bừng dào dạt niềm vui của ngày Nhà giáo Việt Nam, là nhàgiáo, chúng tôi thực sự xúc động trước những nghĩa cử, những ân tình mà toàn xã hội đã dành cho chúng tôi.
Phải thừa nhận rằng, với tinh thần “tôn sư trọng đạo” ngàn đời của dântộc ta, các tầng lớp nhân dân đã cho chúng tôi những niềm an ủi và những xúc cảm vô bờ.Đó là những tình cảm quý báu ràng buộc chúng tôi, là lý tưởng để chúng tôi cống hiến toànbộ tri thức của mình cho sự nghiệp giáo dục. Dù nghề giáo ngày nay còn rất nhiều khó khănđòi hỏi người thầy giáo không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ, mà còn phải sống có lý tưởngvà bản lĩnh mới có thể vững vàng bám trụ trường lớp. Nhưng đối với trọng trách mà toàn xã hội đã giao phó, chúng tôi nhất định sẽ vượt qua, sẽ hoàn thành thiên chức cao quý của nhàgiáo: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”, hay như nhà thơ Tố Hữa đã nói:“Dạy chữ sáng ngời thời đại mớiTrồng người cao đẹp, đức tài nay…
”Trước niềm tin mà toàn xã hội đã giao phó và quý thầy cô đi trước giao cho chúng tôi– những người đang tiếp tục ươm mầm cho sự nghiệp “trồng người” quyết không phụ lòngkỳ vọng ấy. Truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta từ xưa và mãi mãi sau này chắc chắnsẽ không thay đổi – nhưng những yêu cầu của xã hội đổi mới đối với nhà giáo, cả về phẩmchất và năng lực thì lại tăng lên rất nhiều. Điều đó đòi hỏi bản lĩnh của mỗi nhà giáo, vừa giữđược phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này, lại vẫn đáp ứng nhu cầungày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
Thay mặt đội ngũ giáo viên TT tôi xin hứa với cấp lãnh đạo sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học vì chất lượng thật, hiệuquả cao đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua, xây dựng nhà trường văn hóa,nhà giáo mẫu mực, học sinh là con ngoan trò giỏi – Góp phần đào tạo một thế hệ học trò có đủ phẩm chất năng lực để tiếp bước cha ông, xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, vănminh, giàu mạnh.Là giáo viên, thật hạnh phúc biết bao khi được nhìn học trò của mình khôn lớn trưởngthành, bay khắp các phương trời.
Kết quả học tập tốt, sự thành đạt trong cuộc sống của cácem đó chính là những bông hoa tươi thắm, là niềm vui, là món quà ý nghĩa nhất của các emkính dâng lên thầy cô trong ngày lễ trọng đại này. Các em hãy cố gắng phấn đấu ra sức rènluyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
Cuối cùng, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2010, tôi xin gửi đến tất cả các quí vị đạibiểu, các thầy cô giáo đang công tác và thầy cô giáo đã nghỉ hưu, lời chúc tốt đẹp nhất. Kính chúc quí vị, thầy cô cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành đạt trong lĩnh vựcgiảng dạy và nghiên cứu. Chúc các em sức khỏe, học tập tốt để trở thành những người côngdân có ích cho xã hội.
Xin chân thành cảm ơn!
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
a) Bản phiên âm được viết theo thể thơ "ngũ ngôn tứ tuyệt"
Ngũ ngôn tứ tuyệt: Vần chân 1-2-4.
Cảm xúc nhớ quê bao trùm toàn bộ bài thơ.
b) - Gợi tả: "minh nguyệt quang", "địa thượng sương"
- Cảm nhận: "sàng tiền", "nghi thị"
c) - Thuở nhỏ, ông thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ 25 tuổi, Lí Bạch xa quê và xa mãi. Bởi vậy cứ mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà.
- Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
d) Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
Tìm hiểu về từ đồng nghĩa:
a) rọi: chiếu...
nhìn: trông, ngó...
b) - Để mắt tới, quan tâm tới: trông,.....
- Xem xét để thấy và biết được: ngó, ....
c) Từ quả và từ trái trong hai VD giống nhau.
d) Từ bỏ mạng và hi sinh đều là chết nhưng sắc thái nghĩa của nó lại khác nhau:
+ Bỏ mạng: chết vô ích.
+ Hi sinh: chết vì nghĩa vụ cao cả.
e) Đồng nghĩa hoàn toàn: ko phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.
Đồng nghĩa ko hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau.
CHÚC EM HỌC TỐT NHA
(Chị lười kẻ bảng quá nên gạch ý như thế này, em không hiểu chỗ nào cứ cmt lại chị sẽ giải thích nha)