K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2021
 1. Giá trị nội dungKhắc họa sinh động hình ảnh thiên nhiên qua cánh chim và chòm mây cùng với hoạt động của con người miền sơn cước khi màn đêm đang dần dần buông xuốngTấm lòng nhân đạo cao cả, luôn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai của Bác. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi đang bị tù đày, gông cùm xiềng xích nhưng tâm hồn của con người ấy vẫn hoàn toàn tự do ta thấy ngời sáng lên vẻ đẹp của người chiến sĩ - nghệ sĩ Hồ Chính Minh. Đó là một tình yêu thiên nhiên, tình thương với những con người cùng khổ trong tâm hồn người thi sĩ và ý chí sắt đá trong suy nghĩ của người chiến sĩ.

=> Bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét đẹp hiện đại; là sự kết hợp khéo léo giữa chất thép và chất tình, giữa tinh thần của người thi sĩ và ý chí của người chiến sĩ.

2. Giá trị nghệ thuậtThể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh thơ đậm chất cổ điển cùng với bút pháp chấm phá trong cách xây dựng không gian đã khiến cho người đọc hình dung cả khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người chỉ bằng vài nét vẽ.Ngôn ngữ trong bài thơ hàm súc, chân thực nhưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc khiến bài thơ không chỉ chân thực mà còn mang cả tâm hồn của con người ấy.
30 tháng 4 2017
I.Mở bài ;

- Bài thơ trích trong tập “Nhật kí trong tù”.
- Bài thơ Bác viết trên đường bị giải đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.
- Bài thơ thuật lại chuyển đi đường đầy gian lao vất vả. Từ đó thể hiện tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, ý chí cách mạng kiên cường, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cộng sản.

II.Thân bài :

- Bức tranh thiên nhiên ở vùng núi hoang sơ trong cảnh trời chiều. Một buổi chiều buồn, vắng và con người cảm thấy nỗi cô đơn. Ở đây chúng ta thấy một cách chim mỏi đang bay về phái rừng xa và một chòm mây lẻ loi lững lờ trôi trên bầu trời:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
(Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không)
- Đây là những hình ảnh tả thực nhưng cũng giàu sức biểu cảm. Ở câu thơ thứ hai trong nguyên tác có chữ “cô vân”. “Cô vân” có nghĩa là đám mây cô độc lẽ loi đơn chiếc, nó gợi lên nỗi buồn cho cảnh chiều hôm. Hai chữ “mạn mạn” được dịch là trôi nhẹ không thật đúng với nguyên tác và dường như đã làm mất đi vẻ lẻ loi, trôi nổi, lững lờ trên bầu trời. Nó không chỉ làm cho bầu trời thêm cao, thêm khoáng đãng mà còn gợi lên nỗi buồn bâng của người tù trên đất khách quê người. Nhưng buồn mà không bi lụy, không hiu hắt như trong thơ cổ điển. Qua cảm nhận của thi nhân chòm mây như cũng có linh hồn ý thức được nỗi buồn cô đơn. Một mình lẽ loi đơn chiếc trên không trung.
- Thiên nhiên hiện lên với hai nét chấm phá đó cánh chim và áng mây mang màu sắc cổ thi rõ nét. Hai hình ảnh ấy tạo nên bầu không gian khoáng đãng, cao rộng, thể hiện điểm nhìn lên của tác giả “luôn ngẩng cao đầu trong hoàn cảnh tù đày”. Buổi chiều ấy dường như ta đã bắt gặp đâu đó trong thơ xưa:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”
“Chiều tà bảng lảng bóng hoàng hôn” (Bà Huyện Thanh Quan).
- Cả cánh chim mỏi và chòm mây xuất hiện đều hợp lí với quy luật tự nhiên của cảnh chiều tối. Đồng thời cũng làm cho ta liên tưởng với tâm trạng của người tù sau một ngày đi đường mệt mỏi, bơ vơ giữa đất khách quê người nhưng vẫn thể hiện thái độ ung dung tự tại.
- Hai câu thơ đầu gợi thời gian và không gian của bức tranh thiên nhiên của núi rừng lúc chiều tối. Trời đã về chiều, ánh nắng sắp tàn lụi, chỉ có chòm mây lơ lững giữa bầu trời. Trong sự đối lập đó ta vẫn thấy có sự thống nhất, đó là sự gợi tả về hình ảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng của núi rừng.
- Điều mới mẻ ở đây là nếu như trong thơ cổ, cánh chim thường bay về chốn vô tận vô cùng, vô định, gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa, mang cái buồn thương u uẩn thì cánh chim trong thơ Bác lại gần gũi yêu thương hơn bao giờ hết. Nó chỉ là cánh chim tìm về tổ ấm sau một ngày dài mỏi mệt kiếm ăn. Cái hay nằm ở chỗ, nhìn cánh chim bay mà thấy được “quyện điểu”, thấy được trong dáng bay của cánh chim có sự mỏi mệt của nó. Nghĩa là nhà thơ nhìn thấy được sự vận động bên trong của cánh chim kia. Đây chính là tình cảm nhân đạo của Hồ Chí Minh. Cái nhìn ấy thể hiện tình cảm nhân ái bao la của Người đối với cảnh vật . Đúng như Tố Hữu đã từng viết :
“Bác ơi tim Bác mênh thống thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”.
Cảnh chiều tà nơi vùng sơn cước có chút hiu hắt vắng lặng gợi lên cái bâng khuâng man mác trong lòng người đọc nhưng sự biến chuyển của hai câu sau nhanh chóng xóa đi cái hiu hắt vốn có của núi rừng. Đó chính là lúc mà đôi mắt yêu thương và trái tim nhân ái bao la của Người bắt gặp vẻ dẹp của con người lao động:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
(Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng)
- Sinh thời Hồ Chí Minh chỉ có một ao ước lớn:“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Nghĩa là ao ước của Người luôn hướng về nhân dân, nhân dân ở đây không chỉ hiểu là dân tộc Việt Nam ta mà còn là nhân dân cần lao trên thế giới. Đó chính là tinh thần nhân đạo cao cả của Quốc tế cộng sản.

III. Kết bài :

“Chiều tối” là bài thơ tứ tuyệt gồm 4 câu 28 chữ theo thể thơ Đường rất hàm súc. Bài thơ là nhật kí của một người tù trên đường chuyển lao. Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên núi rừng và cuộc sống con người miền sơn cước. Qua đó ta thấy được phong thái ung dung tự tại đầy khí phách , lòng lạc quan Cách mạng cùng tình cảm nhân đạo sâu sắc của Bác:
“ Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn soi rọi mái đầu xanh
Ôi vần thơ bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” (Hoàng Trung Thông)

30 tháng 4 2017

thank you eoeo

30 tháng 6 2020

Trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ “Chiều tối” đã thể hiện được nổi bật và sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của tác giả. Đây là bài thơ số 31 trên tổng số 134 bài của “Nhật kí trong tù”, là một trong năm bài thơ được Người sáng tác trên đường chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo. Qua bài thơ, vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ đã được khắc họa rõ nét qua cách cảm nhận về thiên nhiên, cũng như ý nghĩa của toàn bộ bài thơ.

Hồ Chí Minh là một con người yêu đời, yêu thiên nhiên, nhạy cảm trước những biến thái tinh vi của tạo vật:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Tác giả đã gợi ra thời gian vào buổi chiều tà. Thời điểm buổi chiều tối thường gợi buồn, nhất là trong hoàn cảnh Bác đang ở trên đất khách quê người trong cảnh mệt mỏi, lê bước trong chặng đường chuyển lao. Buổi chiều là quãng thời gian gợi cảm xúc của con người nhất trong một ngày, nó gợi sâu sắc nỗi nhớ về sự đoàn tụ. Bác cảm nhận về cánh chim và chòm mây. Độc giả đã bắt gặp rất nhiều những bài thơ viết về cánh chim, những hình ảnh cánh chim trong bài thơ này lại là cánh chim mệt mỏi. Bên cạnh đó, hình ảnh chòm mây như chính là hình ảnh của tác giả và niềm khao khát tự do của người chiến sĩ cộng sản. Hai câu thơ trên gợi ra cho người đọc hình ảnh một người chiến sĩ, với tư thế ung dung, hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện niềm khao khát tự do của con người. Trong hoàn cảnh bị trói buộc về mặt thể chất, nhưng tác giả vẫn có sự giải thoát về mặt tinh thần. Bác vẫn có một tinh thần lạc quan, vẫn có những quan sát, cảm nhận tinh tế đối với sự chuyển động của cảnh vật thiên nhiên.

Hồ Chí Minh là một người mang trong mình tính yêu thương sâu sắc, dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng luôn có sự đồng cảm:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng)

Bác Hồ thể hiện sự chia sẻ nỗi vất vả của cô gái xay ngô nơi xóm núi, vui với niềm vui lao động của cô. Nếu như trong các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Thơ Đường, có xuất hiện hình ảnh những người phụ nữ, nhưng họ thường xuất hiện ở trong sự khuê các. Còn Hồ Chí Minh, Người lại nêu ra hình ảnh người phụ nữ trong lao động một cách thật tự nhiên.

Bên cạnh đó, độc giả còn thấy được vẻ đẹp của niềm lạc quan bất diệt xuyên suốt cả bài thơ. Trong một bài thơ, từ hình tượng thơ ta có thể nhận ra tư tưởng của tác giả đều có sự vận động nhất quán, hướng tới sự sống tương lai. Tâm trạng có sự vận động từ buồn đến vui, từ cô đơn, lẻ loi đến ấm áp. Hình ảnh cánh chim đượm buồn nhưng là cánh chim bay về tổ, gợi một chút gì đó ấm áp của sự đoàn tụ. Chòm mây cô đơn gợi nỗi buồn lẻ loi, nhưng chòm mây ấy lại “mạn mạn độ thiên không” gợi một tâm hồn khoáng đạt, một phong thái ung dung, tự tại, làm chủ mình trong mọi hoàn cảnh. Từ hình ảnh cánh chim và chòm mây vận động, chiếc cối xay ngô của cô gái vùng sơn cước cũng vận động. Thời gian trôi dần theo cánh chim và chòm mây theo những vòng xoay của cối xay ngô, quay mãi, và đến khi “bao túc ma hoàn” thì “lô dĩ hồng”. Bình luận về chữ “hồng”, đây được coi là nhãn tự của bài thơ, nó nằm ở cuối bài nhưng lại gánh được 24 chữ kia, và mang lại thần sắc cho bài thơ.

Qua bài thơ “Chiều tối”, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản, giàu tình yêu thương, luôn nâng niu mọi sự sống trên đời, lạc quan hướng về ánh sáng.

Bài tập 1 Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi...
Đọc tiếp

Bài tập 1
Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Vội vàng, Xuân Diệu)
a/ Xác định 2 thành phần nghĩa của 4 câu thơ đầu?
b/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
c/ Hãy xác định từ loại và nghĩa của từ "hoài" trong câu thơ: "Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"?
d/ Dựa vào đoạn thơ trên chứng minh Xuân Diệu là một nhà thơ mới?
Bài tập 2
Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt....
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.
(Vội vàng, Xuân Diệu)
a/ Xác định 2 thành phần nghĩa của 2 câu thơ sau (
"Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại"
b/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ
c/ Tìm 4 từ ngữ thể hiện sự ám ảnh và nỗi lo lắng của thi nhân khi nghĩ về sự hữu hạn của đời người
d/ Giải thích nghĩa của câu thơ: "Mau đi thôi mùa chưa ngã chiều hôm"
Bài tập 3
Đọc phần dịch thơ bài Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi ở dưới
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
NAM TRÂN dịch
(HỒ CHÍ MINH toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002)
a. Xác định thể thơ?
b. Hai câu thơ cuối tác giả đã gợi ra cảnh gì?
c. Cho biết ý nghĩa hình ảnh lò than rực hồng?
d. Vẻ đẹp tâm hồn của Bác trong hai câu thơ cuối?
Bài tập 4
Đọc phần dịch thơ bài Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi ở dưới
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
NAM TRÂN dịch
(HỒ CHÍ MINH toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002)
a. Cho biết sự vận động của cảnh vật trong bài thơ?
b. Sự vận động của tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ?
c. Sự vận động của cảnh vật và tậm trạng cho ta hiểu gì về con người Hồ Chí Minh?
Bài tập 5
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. Trước cách mạng tôi thường có thú vui vào chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng Chèm, vẽ để ngắm cảnh Hồ Tây và sông Hồng. Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên bài thơ cũng không chỉ do sông Hồng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương. Chúng tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên như kéo dài triền miên. Tràng giang là một bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn. Nhìn dòng sông lớn gợn những lớp sóng tôi cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra như những lớp sóng:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Thuyền và nước vốn là hai khái niệm gần gũi nhưng rồi không phải bao giờ cũng gắn bó. Thuyền gợi lên một cái gì nổi nênh như kiếp người trong cuộc đời cũ. Nhất là ở đây nỗi buồn chia li, xa cách đang đón đợi. Tôi chọn lọc trong nhiều khả năng biểu hiện hình ảnh "Củi một cành khô lạc mấy dòng" không phải là một thân gỗ xuôi dòng, một đám bèo xanh trôi nổi mà là một cành củi khô bập bềnh trôi dạt trên sông...
(Huy Cận, Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, 1994)
a/ Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề gì liên quan đến bài thơ Tràng giang của Huy Cận?
b/ Xác định câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ đó?
c/ Giải thích từ tràng giang trong đoạn thơ?
Bài tập 6
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Tràng giang, Huy Cận)
1/ Tìm những chi tiết tác giả miêu tả dòng sông?
2/ Hình ảnh "củi một cành khô" gợi cho anh/ chị cảm nhận gì?
3/ Nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đó?
Bài tập 7
"- [...] Còn một điều nữa tôi cũng muốn nói với anh. Tôi thì vào nghề đã lâu, còn anh thì mới bắt đầu đi làm, nên với tư cách là bạn đồng nghiệp đi trước, tôi thấy có nghĩa vụ phải nhắc nhở anh đôi điều. Anh đã đi xe đạp và cái trò giải trí ấy hoàn toàn không hợp với tư thế của một nhà giáo dục thiếu niên.
- Vì sao vậy? – Cô-va-len-cô hỏi lại bằng giọng trầm trầm.
- Chẳng lẽ điều này lại còn cần phải giải thích nữa sao? Chẳng lẽ đó lại là điều khó hiểu ư? Nếu thầy giáo đi xe đạp thì học sinh sẽ làm gì? Lũ trẻ chỉ còn thiếu nước là đi đầu xuống đất thôi. Vả lại nếu không có chỉ thị nào cho phép thì ta không được làm. Hôm qua tôi sợ phát kinh lên đấy! Khi tôi nhìn thấy chị của anh, mắt tôi hoa lên. Đàn bà con gái mà đi xe đạp thì quả là chuyện kinh khủng!"
a) Hãy cho biết tên của nhân vật "tôi" và xuất xứ đoạn trích trên?
b) Nội dung của đoạn trích?
c) Từ đoạn trích trên, anh/chị thấy điều cần phê phán ở nhân vật "tôi" là gì?

===))) M.ng giúp em với ạ 😭😭 Thankk youuu so muchh

0
Câu 1 :Cảm nhận về câu văn:" hắn muốn làm nũng thị như với mẹ." Ước muốn" làm nũng" và so sánh trong câu văn cho thấy điều gì về tấm lòng thị nở và thân phận chí phèo? Câu 2 : trong câu nói của chí:" Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ? ", có nên thay từ "giá" thành từ "nếu" hay không ? Vì sao ? Câu 3: chí phèo, con người bị hủy hoại cả nhân hình để trở thành" con vật lạ", bị hủy hoại cả nhân tính để trở...
Đọc tiếp

Câu 1 :Cảm nhận về câu văn:" hắn muốn làm nũng thị như với mẹ." Ước muốn" làm nũng" và so sánh trong câu văn cho thấy điều gì về tấm lòng thị nở và thân phận chí phèo?

Câu 2 : trong câu nói của chí:" Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ? ", có nên thay từ "giá" thành từ "nếu" hay không ? Vì sao ?

Câu 3: chí phèo, con người bị hủy hoại cả nhân hình để trở thành" con vật lạ", bị hủy hoại cả nhân tính để trở thành " con quỷ dữ" và thị nở, người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, bất thành nhân dạng đã trở thành hình mẫu cho nhiều tác phẩm nghệ thuật tạo hình, trở thành cảm hứng cho nhiều sáng tác thi ca..., nghĩa là trở thành những biểu tượng có giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Hãy giải thích nghịch lí ấy

0
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 Lặng trôi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời . ( Trích "Mẹ " của Trần Lê...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4

Lặng trôi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời .

( Trích "Mẹ " của Trần Lê Minh )

1/ Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ

2/ Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ

3/ Chỉ ra một biện pháp tu từ có trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó

4/ Ngoài bài thơ trên anh / chị đã đọc được những câu ca dao hoặc câu thơ nào hay viết về mẹ ? Hãy ghi ra tối thiểu là hai câu .

0
Mn giúp vs Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: .."Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vài Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ: "Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi!" Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ 1 thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ còn. (Trích...
Đọc tiếp

Mn giúp vs

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

.."Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

Ánh nắng chảy đầy vài

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:

"Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi!"

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ 1 thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ còn.

(Trích "những cánh buồm ,Hoàng Trung Thông)

Câu 1: đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

Câu 2: theo anh (chị) Hình ảnh "cánh buồm trắng" trong đoạn trích tượng trưng cho điều gì?

Câu 3: chỉ ra và cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong 4 dòng thơ cuối :

Câu 4: thông quá đoạn trích trên tác giả muốn gửi đến bạn đọc điều gì? Điều đó có ý nghĩa gì với các anh chị không?

0