Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
…nín thở, rồi tự dưng reo hò: “Cố lên! Cố lên!”. Tôi vừa sờ sợ, vừa phần khích, vừa ngưỡng mộ dõi theo chị đang kiên trì và quả quyết vượt qua những mét cuối cùng.
Người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng sau một ngày làm việc dài đằng đẵng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai tên David lên 8 tuổi, đang lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “… lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang gọi điện thoại thì Tom lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ bực mình mà!”.
Người mẹ than thở rồi nhướng lông mày: “Bây giờ nó đâu?”. Thế rồi bà bỏ hết hàng ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên họ của đứa bé, mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ như thế này là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm. Trong 10 phút, người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đắt ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội đứa con là thiếu quan tâm đến người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!
Người mẹ chạy vào phòng làm việc để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn bức tường, đôi mắt bà tràn ngập nước mắt. Những gì bà đọc được như một mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!
Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!
Em thường mat-xa cho mắt, đánh răng sau bữa cơm, chải tóc mỗi ngày.
Tóc em dài ngang lưng màu đen. Hằng ngày em chải tóc 2 lần, em luôn giữ mái tóc mượt để không bị gãy và xơ tóc. Em rất thích mái tóc của mình.
Mẫu 1:
Sáng hôm qua, nhân dịp chào xuân mới, trước khu phố nhà em đã tổ chức múa lân. Buổi biểu diễn đã thu hút rất đông người trong khu phố và người đi đường ghé xem.
Đầu tiên là các chiếc trống lớn được xếp ở một góc sân. Chiếc trống nào cũng mập ú, được thắt nơ đỏ rất là đỏm dáng. Rồi các anh đánh trống cũng xuất hiện, với bộ áo dài nam màu đỏ tươi, tay cầm dùi đánh trống. Họ xếp thành hàng và đánh từng nhịp trống rất đều. Tạo thành nhịp nhạc dồn dập, rộn ràng. Rồi từ ngoài ngõ, đi vào hai chú lân lớn màu đỏ và màu trắng. Vừa đi vừa nhảy múa xập xình. Có lúc, chú chạy thẳng, có lúc chú chạy vòng sát vể phía khán giả, rồi lại nhảy lên bậc thềm. Linh hoạt đến mức có lúc em không thể tin được đó lại là do ba người cùng nhảy một chú lân. Bởi họ kết hợp với nhau quá nhuần nhuyễn. Sau hồi trống đơn điệu, là đến các ca khúc nhạc xuân quen thuộc. Cùng tiếng nhạc, tiếng hò reo của mọi người, chú lân thích thú chạy vòng quanh, thậm chí còn dừng lại cho các em bé nhỏ được sờ vào đầu lân nữa. Thật là tuyệt vời.
Mẫu 2:
Hôm đó là tối thứ bảy, tại khu hội xuân, đoàn ca múa nhạc thành phố Hồ Chí Minh về biểu diễn nhân kỉ niệm ngày Đồng khởi 17 – 1. Tối đó, em được anh Hai dẫn đi xem. Mở đầu chương trình là bài hát “Dáng đứng Bến Tre” do ca sĩ Thùy Trang trình bày. Sau đó là nhiều tiết mục kế tiếp nhau: tấu nhạc, thổi sáo, múa v.v… Em thích nhất là bài "Mặt trời bé con” của nhạc sĩ Trần Tiến, do chính tác giả trình bày. Bài hát thật vui nhộn kèm tiết mục Múa rất chuyên nghiệp. Nhìn nét mặt điệu bộ của tác giả, nhất cái miệng rộng của chú và nụ cười pha chút hài hước làm cho khán giả cười ầm lên hòa cùng tràng pháo tay kéo dài như làm vỡ tung cả không gian hội xuân. Một đêm ca nhạc kèm tiết mục Múa thật là thú vị.