K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2017

Tác dụng của câu đặc biệt trong giao tiếp:

_ Xác định thời gian, nơi chốn.

_ Liệt kê, thông báo sự xuất hiện của sự vật.

_ Bộc lộ cảm xúc.

_ Gọi đáp.

20 tháng 2 2017

Tác dụng của câu đặc biệt trong giao tiếp :

+ Xác định thời gian , nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn .

+ Liệt kê , thông báo về sự tồn tại của sự vật , hiện tượng .

+ Bộc lộ cảm xúc .

+ Gọi đáp .

Chúc bạn học tốt !

4 tháng 9 2017

Theo mình nghĩ là từ " tứ " bởi vì bỏ dấu thì nó vẫn là số 4

26 tháng 9 2017

bn này có logic hay thật

7 tháng 8 2017

- Trong đời sống, khi ta bị nghi ngờ hay hoài nghi điều gì, ta đều có nhu cầu chứng minh. Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng điều ta nói hay viết ra là chính xác, ta phải nêu ra bằng chứng, chứng cứ. Thí dụ muốn chứng minh ta bị bệnh thì đưa ra giấy khám bệnh, muốn chứng minh ta học giỏi thì đưa học bạ hay bài kiểm tra được điểm cao...

=> Vậy văn nghị luận chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ, khẳng định một điều nào đó là sự thật, là chính xác, chân thực; bằng chứng càng nhiều thì sự thuyết phục càng lớn!

7 tháng 8 2017

1. Các khái niệm

a. Có 2 loại Văn nghị luận: Nghị luận chính trị, xã hội và Nghị luận văn chương.

- Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) là bài nghị luận xã hội.

- Bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt" (Đặng Thai Mai) là bài nghị luận văn chương.

b, Các kiểu bài - thao tác về văn nghị luận

- Chứng minh.

- Giải thích.

- Bình luận.

- Nghị luận hỗn hợp.

c. Các khái niệm

* Luận đề là gì? - Là vấn để bàn luận, chủ để bàn luận.

Ví dụ - Ánh sáng cho phòng học.

- Nước sạch cho đô thị.

- Tình bạn của tuổi thơ.

- v.v...

* Luận điểm là gì?

- Là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra và bàn luận (Từ điển từ Hán Việt - Phan Văn Các).

- Là những ý kiến, quan điểm chính mà người nói, người viết nêu ra ở trong bài. (Ngữ văn 8, tr.75, tập 2).

- Phải có nhiều luận điểm mới giải đáp được luận đề nêu ra.

* Luận cứ là gì?

- Là căn cứ để lập luận, chứng minh hoặc bác bỏ (Từ điển từ Hán Việt - Phan Văn Các).

* Luận chứng là gì?

- Sách “Từ điển Hán Việt” của Phan Văn Các đã định nghĩa như sau:

+ Nghĩa 1: Là chứng cớ làm chỗ dựa cho lập luận(Luận chứng đầy đủ và chính xác).

+ Nghĩa 2: Sự chứng minh một phán đoán là đúng hay không, dựa trên phán đoán đã biết là đúng. (Bản luận chứng).

* Lập luận như thế nào?

- Lập luận là cách trình bày lí lẽ.

- Lí lẽ phải sắc bén; lập luận phải chặt chẽ, giọng văn đanh thép hùng hồn. Có lúc là lời gan ruột, tâm huyết.

2. Bản chất của văn nghị luận

Lí lẽ và dẫn chứng là bản chất của văn nghị luận.

Trong văn nghị luận cũng có yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự (chiếm một tỉ lệ hẹp)



14 tháng 8 2017

Khi bạn thật sự biết mình là con người không hoàn hảo , như vậy có nghĩa là bạn đã hoàn hảo rồi đó , cái đáng sợ nhất là luôn muốn hoàn hảo cho chính mình , và từ đó nó là nguyên nhân bất toàn cho mỗi chúng ta . Như vậy người hoàn hảo là người luôn nhìn thấy cái bất hoàn hảo của chính mình , và từ đó bản thân lo chu toàn ; nhưng luôn biết rằng việc chu toàn này cũng sẽ là việc làm bất hoàn hảo vậy . Như vậy mới thật sự là hoàn hảo .
Đây là lối tư duy quán chiếu tâm thức ; mà Phật đã chỉ bày .
Phải xa lìa cái biết , tâm biết xa lìa cũng xa lìa luôn , cái xa lìa đó cũng phải xa lìa , khi không còn cái gì để xa lìa , như thế mới thật là đã xa lìa trong tâm thức .

14 tháng 8 2017

Từ khi lọt lòng mẹ con người đã không thể đi và nói, thậm chí có người còn bị dị tật bẩm sinh. Các khả năng sống cơ bản dần hoàn thiện theo thời gian. Đến khi đi học, người thì giỏi toán, người thì giỏi văn, người thì giỏi nhạc, người thì giỏi vẽ… Mỗi người có gia đình, môi trường sống xung quanh và hưởng thụ sự giáo dục khác nhau, nhận thức của mỗi người về thế giới quan khác nhau. Từ đó hình thành nhân cách và tính cách khác nhau. Mỗi người có thể nói là sản phẩm rất đặc biệt của chính cuộc đời mình. Bạn là chính bạn và bạn sẽ không tìm được ai trên thế giới này giống bạn.

Trong suốt cuộc đời của mình, ai trong chúng ta cũng cố gắng phấn đấu để hoàn thiện mình và được hoàn hảo theo cách nghĩ của mình. Thế nhưng, con người không ai là hoàn hảo trong mọi hoàn cảnh, đó là lý do cho mỗi người phấn đấu hoàn thiện mình để trở nên tốt hơn. Ngay cả Đức Phật còn chưa hoàn hảo vì chưa hoàn thành trách nhiệm của mình với gia đình thì những người bình thường như chúng ta làm sao có thể hoàn hảo?

Trong mỗi người luôn tồn tại mặt tốt và mặt xấu đối lập nhau. Nếu mặt tốt lớn hơn mặt xấu thì người đó được cho là người tốt. Ngược lại, mặt xấu lớn hơn mặt tốt thì người đó là người xấu. Chúng ta đừng bao giờ đánh giá bản thân mình hoặc người nào đó chỉ toàn mặt tốt hoặc chỉ toàn là mặt xấu. Có thể trong giai đoạn này người đó là xấu nhưng sau thời gian phấn đấu thay đổi và hoàn thiện mình người đó đã trở thành người tốt.

Cá nhân tôi cho rằng đó là mặt tất yếu của cuộc sống. Chúng ta phải chấp nhận điều đó để có cái nhìn khách quan hơn về những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Trong môi trường công sở ngày nay và môi trường sống xung quanh gia đình hàng ngày, việc chấp nhận những điểm tốt và xấu của nhau sẽ giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập hơn với cộng đồng. Đặc biệt, môi trường công việc đang đòi hỏi phải làm việc theo từng nhóm (teamwork), việc hiểu biết mặt tốt xấu của nhau sẽ giúp chúng ta xây dựng nhóm của mình thành công hơn.

30 tháng 3 2018

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.


1 tháng 4 2018

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

23 tháng 2 2017

Trong cuộc sống, để đạt được một thành công nào đó thì nhất định người đó phải có lòng kiên trì, bền bỉ không chịu đầu hàng trước bất kì một khó khăn thử thách nào. Và người xưa đã từng đúc rút kinh nghiệm đó qua câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.

Trước hết, câu tục ngữ này muốn nói lên thực tế rằng khi có một cục sắt nêu ta cứ kiên trì bền bỉ mài giũa nó thì đến một ngày nào đó, cục sắt to kia sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ. Từ câu tục ngữ này, cha ông ta xưa muốn khuyên răn chúng ta rằng: bất cứ việc gì con người cũng có thể làm được, miễn là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả.

Câu nói này không biết xuất hiện từ bao giờ và cho đến này nó vẫn là một câu nói quen thuộc đối với mỗi người. Chúng ta có thể chứng minh được tính đúng đăn của câu tục ngữ qua thực tế cuộc sống.

Đối với những người học sinh chúng ta, lòng kiên trì cũng rất cần thiết. Ai đi học cũng mong muốn mình trở thành học sinh giỏi, song để đạt được mục đích đó lại không phải là chuyện đơn giản. Bởi kiến thức là vô cùng vô tận, sự hiểu biết của học sinh còn hạn chế, nếu ta đầu hàng trước những bài văn, bài toán khó thì ta sẽ không thể học tốt được. Thực tế có những bạn khi đọc đầu đề của một bài toán thấy khó thường nản chí không tự làm nữa rồi dần dần thành thói quen, cứ gặp những bài toán khó là không làm thì chắc chắn bạn đó sẽ không thể đạt được kết quả cao trong học tạp. Còn nếu trước các bài toán hóc búa ta cứ chịu khó mày mò, một tiếng không giải được thì hai tiếng và có thể hơn nữa chắc chắn ta sẽ làm được thì từ đó tạo cho ta một thói quen kiên trì học tập không hề nàn lòng trước bất kì một khó khăn nào.

Trong công việc cũng vây, có rất nhiều việc để làm được nó ta cũng phài cần đến lòng kiên trì. Chẳng hạn để dánh đuổi quân xâm lược hùng mạnh như thực dân Pháp, đế quốc Mĩ thì nhân dân ta đã phải ngày đêm anh dũng chiến đấu dẫu con đường chiến đấu đầy gian khổ, vất vả, hi sinh mất mát. Và cha anh ta không hề nao núng trước hi sinh, gian khổ, thiếu thốn. Trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ta có thể phần nào hiểu được điều này:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Sốt run người vừỉìg trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mành vá

Hay trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ta còn chứng kiến cả sự hi sinh mất mát:

Anh bạn dãi dầu khộng bước nữa.

Gục lên súng mũ bõ quên đời

Đọc những câu thơ trên thì phần nào ta thấy được hoàn cành của các chiến sĩ là vô cùng thiếu thốn nhưng những hi sinh mất mát đó chẳng làm nhu; ý chí chiến đấu của họ mà lại như động lực giúp họ chiến đấu anh dũng hơn. Chính nhờ ý chí kiên cường bất khuất, kiên trì bền bỉ cuối cùng chiến thắng đã về tay ta. Chúng ta đã giành lại tự do từ tay bọn thực dân, đế quốc vốn mạnh hơn nước ta rất nhiều.Và ngày nay trong đời sống ta cũng bắt gặp nhiều tấm gương sáng về ý chí. Sự kiên trì bền bỉ vượt lên khó khãn để trở thành một con người có ích cho xã hội. Có lẽ chúng ta ai cũng từng biết đến tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Người ta thường nói Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay, ấy vậy mà anh Nguyễn Ngọc Ký đã bị liệt đôi tay từ khi còn rất nhỏ. Chắc chắn khi đó ai cũng nghĩ rằng cả cuộc đời này anh sẽ trở thành con người tàn phế. Nhưng không, chính bằng ý chí, sự kiên trì bền bỉ, anh đã tận dụng sự lành lặn của đôi chân để viết những nét chữ đầu tiên. Lúc đầu còn nguệch ngoạc và không biết đã bao lần anh bị chuột rút co quắp cả chân, đau đớn bực mình anh đã vứt tất cả vào xó nhà định sẽ không học nữa nhimg rồi anh lại kiên trì tập dần mỗi ngày một ít và anh đã thành công. Không những thế, chữ anh còn rất đẹp. Vậy là anh có thể đi học bình thường như các bạn khác, mặc dù vào những ngày đường trơn việc đi lại không hề dễ dàng nhưng anh đã vượt qua tất cả để trở thành con người có tri thức. Và trong cuộc sống hàng ngày, anh cũng cố gắng làm những việc có thể làm được để giúp đỡ mẹ cha. Hơn thế, anh còn làm những việc tưởng chừng như không thể đó là vớt bèo, băm bèo… Tất cả những việc làm đó rất khó khăn đối với anh thế nhưng anh đã làm được. Chúng ta hiểu rằng đó chính là ý chí nghị lực lòng kiên trì, quyết tâm đã giúp anh trở thành con người có ích cho xã hội. Anh đã trở thành một nhà giáo. Đây chính là một minh chứng cho câu tục ngữ xưa: Có công mài sắt có ngày nên kim.

Ngày nay cũng có nhiều bạn học sinh đã vượt lên khó khăn vất vả của cuộc sống để được đi học và trở thành học sinh giỏi. Đó là những bạn do hoàn cảnh gia đình nên ngày ngày ngoài giờ học còn phải đi bán vé số hay phụ giúp cha mẹ bán hàng để có tiền ăn học. Các bạn luôn tranh thủ thời gian để học tập và thường đạt kết quả cao, đỗ đạt và trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Trong thực tế cũng chứng minh rằng nếu ta khống kiên trì bển bỉ trong học tập cũng như trong các công việc khác thì chắc chắn ta sẽ không thể thành công trong bất cứ công việc gì. Chẳng hạn như ta muốn học thật giỏi nhưng buổi tối mùa đông ngồi học một lát ta lại nghĩ đến chiếc giường ấm áp và vội vã học thật nhanh để đi ngủ trong khi bài cũ vẫn chưa học xong, bài tập cô giáo cho về nhà chưa làm, chưa chuẩn bị bài cho ngày hòm sau. Rồi có khi trước những công việc được giao chì cần có chút khó khăn là đã chùn bước thì chác chắn người đó sẽ chảng làm được việc gì tốt cả.

Do vậy cho đến tận ngày nay và có lẽ cho đến muôn đời thì câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim vẫn mang tính giáo dục cao. Đó là một lời khuyên, lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta trên con đường hướng tới tương lai.

23 tháng 2 2017

hik như là hơi bị dài á bn.hum

26 tháng 3 2017

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát câu chuyện, sự việc.

b. Thân bài:

+ Giải thích được thế nào là trò lố.

+ Những trò lố Va-ren bày ra và lố ở chỗ nào:

- Hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu nhưng là lời hứa dối trá, bởi vì trong khoảng thời gian dài ông ta còn trên tàu từ Mác-xây sang Việt Nam rồi bận với những cuộc tiếp rước thì Phan Bội Châu vẫn trong tù.

- Va-ren tuyên bố mang tự do đến cho Phan Bội Châu và hình ảnh tay phải bắt tay, tay trái nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu.

- Kẻ phản bội, xúi giục người trung thành phản bội (một mình diễn trò).

c. Kết bài:

- Khẳng định giá trị của những trò lố trong tác phẩm.

​chúc p hk tốt

26 tháng 3 2017

Trò lố - những trò được bày ra một cách lố bịch, xấu xa.
Những lời lẽ, tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu, thì Nguyễn Ái Quốc ko dùng những lừoi lẽ bình thường để nói mà dùng từ trò lố để có thể thấy được cái bản chất xấu xa trong con người Va-ren, ông ta làm ra nhưũng trò lố bịch, nực cười để thuyết phục được cụ Phan Bội Châu.
=> để bộc lộ cái bản chất xấu xa vốn có của Va-ren và thể hiện rõ hơn cái bản chất ấy trogn tấn trò của hắn. Và làm cho ngừoi đọc hiểu được nhưũng điều mà Va-ren làm là để che mắt thiên hạ --> từ đó nói lên thái độ khinh bỉ của Nguyễn Ái Quốc với Va-ren.

16 tháng 8 2017

- Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

+ Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.

+ Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.

+ Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.

+ Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

2 tháng 10 2017

THƠ VUI TẾT TRUNG THU

Trung Thu là tết trẻ con Cớ sao mình lại bồn chồn ngóng trông Ra sân rồi lại vô phòng Nôn nao tự hỏi: Ăn hồng hay na!! Đi vào rồi lại đi ra Vẫn chưa xác định : Ăn na hay hồng Ngoài kia trống đánh thùng thùng Trẻ con một đám phừng phừng múa may.
2 tháng 10 2017

thank you bn nha

nên tặng j nhỉ

3 tháng 6 2017

a. Mở bài: Nêu khái quát vấn đề được thể hiện trong câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật”:

- Thuốc đắng có tác dụng chữa lành bệnh cho con người cũng như những lời nói, hành động ngay thẳng sẽ giúp con người sửa chữa tật xấu để hoàn thiện mình.

b. Thân bài: Trình bày cụ thể ý kiến, thái độ của em về câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật”.

- Giải thích câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: Thuốc đắng là thuốc khó uống, nhưng công hiệu cao, làm cho người bệnh mau khỏi (thuốc đắng: thuốc khó uống; dã: làm tan, làm mất đi; tật: bệnh tật).

+ Nghĩa bóng: Những lời nói thẳng, những hành động kiên quyết thường khó tiếp thu nhưng lại giúp người ta nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, từ đó mà trở nên tốt đẹp.

- Bàn luận:

+ Người ta thích nghe lời khen, nhưng thường khó tiếp nhận trước những lời nói, hành động ngay thẳng nhằm vào những thói hư tật xấu của mình. Dẫn chứng thực tế: không dùng “thuốc đắng”, không “dã” được “tật”.

+ Lời nói thẳng thắn, hành động kiên quyết sẽ giúp người ta nhận ra những yếu kém của mình để sửa chữa, từ đó trở nên tốt đẹp. (liên hệ thực tế...). Dẫn chứng thực tế: do dùng “thuốc đắng” nên “dã” được “tật”.

+ Muốn tiến bộ, người ta phải dám chấp nhận lời nói thẳng, hành động kiên quyết.

c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu tục ngữ.

3 tháng 6 2017

Trong kho tàng những câu thành ngữ và tục ngữ của ông cha ta để lại, có rất nhiều những câu nói hay, khuyên dạy con người tới những giá trị đích thực của cuộc sống, hướng con người tới việc hoàn thiện bản thân sao cho đạt được những kết quả tốt nhất. Và một trong những câu mà em yêu thích nhất chính là câu “ thuốc đắng giã tật”. Câu nói mang những ý nghĩa hết sức sâu sắc của những thế hệ đi trước để lại, dạy chúng ta cách có thể giúp cho chúng ta có được những kĩ năng và cách ứng xử sao cho tốt nhất.

Theo nghĩa đen, thuốc chính là để chỉ những thứ có thể giúp cho con người khỏi được bênh tật hoặc bồi bổ giúp cho cơ thể của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, tốt hơn, tránh được những ảnh hưởng xấu tới những bộ phận trong cơ thể của chúng ta. Thế nên, chỉ có những khi cơ thể của chúng ta bị yếu hoặc đau ở nơi nào đó thì chúng ta mới cần phải uống thuốc. Chính bởi những lí do như vậy mà thuốc chưa bao giờ ngọt cả. Thông thường, thuốc hay có vị đắng. Thậm chí, càng khó uống thì tác dụng của những loại thuốc ấy càng lớn. Thế nhưng, tâm lí của tất cả mọi người thường rất sợ vị đắng bởi chúng thật khó uống. Thậm chí có nhiều người chỉ vì tính đắng của nó mà nhất quyết không chịu uống bất kì một loại thuốc nào cả. Đó là một trong những hành động vô cùng sai lầm. Bởi, chỉ khi nào mà chúng ta chịu uống thuốc, chấp nhận những khó khăn khi uống nó thì bệnh tình mới có thể thuyên giảm được. Đó chính là một lời khẳng định.

Còn theo nghĩa bóng thì thuốc là để chỉ những lời nói thật lòng nhưng đó không phải là những lời nói ngọt ngào mà là những lời có thể gây mất lòng của những người nghe lời nói của mình. Còn tật ở đây chính là những tật xấu hay là những điều cần phải sửa đổi ở chúng ta. Câu nói “ thuộc đắng giã tật” là chỉ những lời nói thẳng thắn, có những lúc gây mất lòng tới người đối diện, làm cho họ giận nhưng những lời nói ấy lại giúp cho người nghe có được những thông tin chính xác nhất để điều chỉnh những hành vi cua mình, để cho mình nhìn thấy những điểm mình chưa làm được tốt mà bản thân mình chưa thể nhìn thấy. Điều đó là rất tốt cho chính bản thân chúng ta, thế nhưng chúng ta khi nghe những lời nói thẳng thắn như vậy có thể thấy buồn hay tức giận. Câu nói đầy đủ chình là “ thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”. Thế cho nên những điều mà người khác nói khiến cho mình cảm thấy buồn có những lúc chính là vì muốn tốt cho bản thân mình. Đó cũng chính là một trong những câu nói mà chúng ta có thể học được cách mà chúng ta hành xử trong cuộc sống. Có những lúc chúng ta không thể chỉ là những người có ý kiến một chiều, nghe theo những gì người khác muốn được. Chúng ta cần phải học cách nói ra những điều cần thiết. Đây mới chính là cách tốt nhất để giúp đỡ những người bạn của mình, để mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn.

Nguồn: 99% mạng, 1% my brain :D