Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...).
2. Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp em:
+ Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.
+ Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để có thể đặt mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
3. Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần:
+ Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.
+ Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
+ So sánh những nhận xét đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.
+ Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.
- Lắng nghe ý kiến
- Tôn trọng quan điểm, ý kiến của mọi người
- Trình bày quan điểm cá nhân một cách rõ ràng để cùng trao đổi, sửa chữa, bổ sung.
Kiểu bài | Khái niệm | Đặc điểm | Bố cục |
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên | Là kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và các thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên | Kiểu văn bản này thường xuất hiện trong các tài liệu khoa học với các dạng như: giải thích trình tự diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên,... | Gồm các phần: - Mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích - Nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên - Kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích |
Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống | Là văn bản thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng của người viết, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét giải quyết một vấn đề của đời sống thuộc thẩm quyền của họ. | - Cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian địa điểm, tên tổ chức, hoặc cá nhân nhận kiến nghị, thông tin về người viết kiến nghị, lí do, nội dung kiến nghị - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc | Gồm các phần: - Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản kiến nghị, cụm từ tóm tắt, nội dung vấn đề kiến nghị, tên cá nhân tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị. Ghi rõ tên địa chỉ, thông tin cần thiết về cá nhân, tổ chức làm văn bản kiến nghị - Nội dung: Nêu vấn đề xã hội cần kiến nghị người có thẩm quyền quan tâm, giải quyết; Nêu rõ các nội dung kiến nghị, đề xuất giải pháp Kết thúc: Khẳng định lại nguyện vọng của tập thể kiến nghị, ; Lời cảm ơn; kí tên đại diện cùng cả nhóm làm kiến nghị. |
Bài văn kể lại một hoạt động xã hội | Bài văn kể lại một hoạt động xã hội thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong văn bản đó người viết kể lại các sự việc của hoạt động xã hội mà mình đã tham gia, có kết hợp với yếu tố miêu tả,biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố để tăng sự dinh động cho bài viết. | - Kể lại một hoạt động theo ngôi thứ nhất - Nêu được những thông tin cơ bản về hoạt động - Kể lại chân thực - Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. | - Mở bài: Giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ, tình cảm sâu sắc - Thân bài: Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sắp kể: quang cảnh, không gian, thời gian, kể lại các sự kiện theo trình tự, kết hợp miêu tả, biểu cảm. - Kết bài: Kể lại giá trị của hoạt động xã hội đã kể, nêu suy nghĩ, tình cảm mà hoạt động gợi ra cho bản thân |
Chuẩn bị:
- Phân chia nhiệm vụ của nhóm cho từng cá nhân
- Báo cáo tiến độ thực hiện
- Đóng góp ý kiến xây dựng, tổng hợp ý kiến, hoàn thiện
- Chuẩn bị thiết bị hỗ trợ (nếu cần)
Hoạt động xã hội
Hoạt động xã hội là những hoạt động hướng vào những vấn đề tồn tại trong xã hội của con người, từ đó giúp cải thiện các vấn đề của đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới các giá trị nhân văn.
Hoạt động xã hội gồm nhiều các hoạt động như: Hoạt động thiện nguyện, hoạt động xung kích, hoạt động hướng đến bảo vệ con người, bảo tồn di sản…
Vai trò của hoạt động xã hội
Hoạt động xã hội chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo điều kiện cho mọi người cùng phát triển. Bên cạnh đó, cộng đồng còn giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ.Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.
Và các yếu tố tạo nên cộng đồng gồm:
- Sự tương quan cá nhân mật thiết với nhau trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân
- Các cá nhân có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể
- Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân để thực hiện các giá trị xã hội
- Có ý thức đoàn kết tập thể.
Là kiến thức, sự hiểu biết vì nếu không có kiến thức đúng và đủ thì mọi khâu khác của việc trình bày, thảo luận không có sức thuyết phục.
Vì phần mở đầu giúp khái quát nội dung kiến nghị, phần nội dung giúp triển khai nội dung kiến nghị, phần cuối khẳng định lại nguyên vọng.
Những kĩ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống | |
Mở bài | Nêu vấn đề cần bàn luận |
Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối | |
Thân bài | Giải thích được từ ngữ quan trọng và ý nghĩa của ý kiến cần bàn luận |
Trình bày vấn đề cần bàn luận | |
Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận | |
Nêu được ít nhất hai lí lẽ một cách thuyết phục để làm rõ luận điểm | |
Nêu được bằng chứng đa dạng, cụ thể, phù hợp với luận điểm | |
Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí | |
Kết bài | Khẳng định lại vấn đề |
Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học rút ra từ vấn đề bàn luận | |
Trình bày, diễn đạt | Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu |
Diễn đạt chặt chẽ, thuyết phục |
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận
- Tìm luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ vấn đề.
- Tìm hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả, vai trò, giải pháp
- Bàn luận rút ra bài học.