K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2023

Sự việc chính của câu chuyện

- Bà lão đến xin ăn ở lễ hội cầu Phật nhưng không ai cho.

- Hai mẹ con bà góa cho bà ở lại và được bà cảnh báo, chỉ cách tránh lũ lụt.

- Hai mẹ con thoát chết nhờ những vật mà bà lão để lại. Họ chèo thuyền đi cứu dân làng.

- Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.

13 tháng 10 2023

Sự việc chính của câu chuyện:

Sự việc 1: Trâu đang nghỉ trưa sau một buổi sáng mệt nhọc thì Cọp đến hỏi tại sao Trâu chịu khuất phục người. Trâu nói vì người có “trí khôn” và Cọp tò mò muốn biết “Trí khôn là gì?”

Sự việc 2: Cọp hỏi anh nông dân về “trí khôn” và anh nông dân lừa Cọp vào bẫy.

Sự việc 3: Cọp bị anh nông dân trói và đốt.

Sự việc 4: Trâu thích thú cười gãy cả răng và Cọp vùng chạy thoát thân.

26 tháng 11 2023

Tham khảo!

- Em nghe cô giáo kể chuyện. 

- Ghi lại những sự việc chính: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ già xảy ra khi ông chế tạo thành công đèn điện. Bà cụ già đã đi bộ gần ba giờ để đến xem phát minh kì diệu ấy, do đó bà đã vô tình được gặp Ê-đi-xơn và trò chuyện với ông.

_____

1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.

2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :

- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?

- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?

- Đi xe  đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.

3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:

- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.

Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:

- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.

4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện  và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :

- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !

Bà cụ cười móm mém :

- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !

____

Em ấn tượng với sự thân thiện, gần gũi và việc giữ lời hứa của Ê-đi-xơn. Mặc dù là nhà bác học nổi tiếng nhưng Ê-đi-xơn vẫn nói chuyện rất thân thiết với bà cụ. Khi xe điện được chạy thử, dù có rất nhiều người xếp hàng để mua vé nhưng Ê-đi-xơn vẫn giữ đúng lời hứa, mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên.

18 tháng 10 2023

Học sinh tự thực hiện kể lại câu chuyện dựa trên ghi chép 

18 tháng 9 2023

Tham khảo

- Bố cục của bài văn: có 3 phần

+ Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện (tên câu chuyện, lí do biết câu chuyện hoặc nêu ấn tượng về câu chuyện,...).

+ Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc (chú ý sử dụng từ ngữ kết nối các sự việc).

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, mong muốn sau khi đọc câu chuyện hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.

- Trình tự của các sự việc: Trình bày và sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý.

+ Bản chất của bài văn kể lại một câu chuyện là chuỗi các sự kiện diễn ra liên tiếp, nối kết nhau. Bởi lẽ đó, câu chuyện nên được thể hiện theo một trình tự hợp lý, mạch lạc. 

+ Dù cốt truyện phức tạp hay đơn giản thì vẫn phải đảm bảo về mặt ý nghĩa và được đặt trong bối cảnh thời gian, không gian cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến và kết quả rõ ràng. 

- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc: Chọn lọc từ ngữ phong phú, phù hợp với ngữ cảnh câu chuyện và các từ ngữ dẫn dắt phù hợp.

Ghi nhớ

Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm 3 phần:

– Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện (tên câu chuyện, lí do biết câu chuyện hoặc nêu ấn tượng về câu chuyện,...).

– Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc (chú ý sử dụng từ ngữ kết nối các sự việc).

– Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, mong muốn sau khi đọc câu chuyện hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.

4 tháng 10 2023

Tưởng tượng em là Thuận hoặc Liên trong câu chuyện trên: Sáng thứ 6, trời mưa rả rích rất lâu, mãi đến chiều mới tạnh. Sau khi trời tạnh, cả em và Liên đều cầm chổi ra quét sân và nói chuyện. Sau khi sân sạch thì chúng em thống nhất cách quét sân và phân ngày ra quét. Từ đó chiếc sân hôm nào cũng sạch bóng mà không bị chia thành hai nửa nữa. 

15 tháng 10 2023

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

10 tháng 11 2021

tham khảo

 

Ngày xưa, vương quốc Đa-ghet-xtan được trị vì bởi một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Cuộc sống của nhân dân lầm than; đến nỗi có một bài hát lên án sự tàn bạo của ông mà mọi người từ già đến trẻ đều thuộc và ca hát say sưa.

Một ngày nọ, bài hát đến tai nhà vua. Lập tức, ông xuống lệnh tìm cho ra tác giả của bài hát. Lùng sục mãi vẫn không tìm được, vua sai bắt giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.

Ba hôm sau, vua cho giải họ vào cung và yêu cầu mỗi người hãy hát bản nhạc do chính mình sáng tác. Các lời ca, tiếng nhạc lần lượt được tấu lên với nội dung ca ngợi trí tuệ hơn người, trái tim nhân hậu và sức mạnh quyền uy của đức vua. Đặc biệt, chỉ có ba nhà thơ không hát. Vua ra lệnh tống giam cả ba vào ngục tối và thả tất cả nhừng người kia.

Ba tháng sau, cả ba nhà thơ được giải đến vua. Một trong ba nhà thơ cất lời ca tụng đức vua và được thả ngay. Hai người còn lại bị đưa lên giàn hỏa, chuẩn bị hành hình. Một trong hai người lên giàn hỏa bỗng hát lên bài hát ca tụng nhà vua và được thả tức khắc.

Nhà thơ thứ ba vẫn im lặng. Sự im lặng ấy khiến nhà vua không kềm được cơn giận dữ và ra lệnh nổi lửa. Ngọn lửa vừa bốc lên, nhà thơ đã cất tiếng hát. Bài hát vạch trần bộ mặt tàn ác, giả dối của vua. Tiếng hát dũng cảm vang lên với những lời ca trung thực, thẳng thắn, không khuất phục trước ngọn lửa tàn bạo đã rung động cả hoàng cung. Nhà vua lập tức thét quân lính cởi trói cho nhà thơ và dập tắt ngay ngọn lửa.

Cuối cùng, nhà vua đã tìm ra được một nhà thơ chân chính của đất nước

10 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Có mỗi cậu bé tên là An-đrây-ca chín tuổi sống với mẹ và ông ngoại. Ông cậu đã 96 tuổi nên sức khỏe rất yếu. Một buổi chiều mẹ ông nói với mẹ của An-đrây-ca Bố thấy khó thở lắm ! Mẹ câu bảo cậu nhanh chân chạy đi mua thuốc cho ông. Dọc đường, cậu gặp mấy đứa bạn rủ đá bóng, cậu nhập cuộc ngay. Chơi được một lúc, chợt nhớ lời mẹ dăn, cậu vội vàng chạy đi mua thuốc mang về. Vừa bước vào phòng ông nằm, cậu nghe tiếng mẹ khóc nức nở, cậu hoảng lên. Ông cậu đã qua đời. Cậu nghĩ : Có lẽ mình mải chơi bóng, đưa thuốc về chậm mà ông qua đời. Cậu ân hận quá, òa lên khóc và kể hết sự việc cho mẹ nghe. Mẹ cậu an ủi : Trong việc này, con không có lỗi. Chảng ai cứu được ông cả. Con vừa đi ra khỏi nhà thì ông qua đời. Dù sự thật là như thé nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm ấy, cậu không tài nào ngủ được. Cậu ra ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo ông trồng. Rồi mãi sau này khi đã trưởng thành cậu vận luôn dằn vặt mình: Giá như mình không mải đá bóng ,mua thuốc về nhanh thì ông cậu còn sống thêm được vài năm với mẹ con cậu

14 tháng 10 2023

Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, và ngày nay tinh thần đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm đó chính là tấm gương của anh Nguyễn Văn Nam ở Nghệ An đã hy sinh thân mình để cứu bốn bạn giữa dòng nước xoáy.

Không chỉ có gia đình em mà tất cả mọi người khi xem ti vi và đọc báo đều khâm phục trước tinh thần dũng cảm của anh Nguyễn Văn Nam, một học sinh lớp 12 tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, thêm vào đó là sự xót thương trước sự ra đi của anh.

Hôm đó là ngày 30/4 cả nước được nghỉ nhân kỉ niệm ngày “Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước” trong khi anh Nam đang đi bắt chim thì nghe thấy tiếng kêu thất thanh của một bạn ở gần bờ sông, anh vội chạy ra thì thấy những cánh tay đang chới với giữa dòng nước xoáy. Không chút do dự anh đã lao xuống dòng nước để cứu người, có tất cả bốn bạn, sau khi đưa được ba bạn vào bờ anh tiếp tục quay trở lại để cứu bạn cuối cùng, khi vào gần đến bờ do đã kiệt sức anh đã dùng hết sức đẩy mạnh bạn đó vào để ba bạn trên bờ kéo lên còn bản thân anh đã bị dòng nước cuốn trôi đi mất, thấy vậy các bạn vội đi gọi người cứu nhưng không kịp, và phải mất một thời gian sau đó, gia đình và lực lượng công an mới tìm thấy thi thể của anh. Những bức ảnh được đưa lên báo hay trên ti vi ta thấy được nỗi đau, sự mất mát hằn sâu trên khuôn mặt của gia đình anh Nam, tất cả mọi người đều đau xót và cảm động. Vẫn còn đó là ước mơ và hoài bão của anh với hy vọng thi đỗ vào một trường đại học, để làm rạng danh gia đình – bố mẹ và bà của anh vừa khóc vừa kể với các nhà báo, nhưng anh đã ra đi trong sự vinh quang với một hành động cao đẹp của mình để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè và tất cả mọi người.

Anh Nguyễn Văn Nam là một tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm, anh được nhà trường và Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại nơi anh theo học tuyên dương và khen thưởng về hành động của mình. Hành động của anh như một sự thức tỉnh đối với những ai có thái độ sống thờ ơ, vô cảm đối với những người xung quanh, chỉ biết lo cho bản thân mình.

Anh Nguyễn Văn Nam xứng đáng là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm để chúng ta học tập và noi theo, nó thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một đạo lý làm người mà mỗi chúng ta cần phải có.

27 tháng 9 2023

tham khảo:

- Nhìn thấy người bị nạn.

- Tìm cách giúp đỡ.

- Chạy đến đồn biên phòng.

- Báo tin cho các chú bộ đội.

- Cứu được người bị nạn.