">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 6 2019

" Văn học Việt Nam đã thể hiện 1 cách sâu sắc tâm hồn con người Việt Nam "

20 tháng 6 2019

văn học việt nam đã thể hiện 1 cách sâu sắc tâm hồn con người việt nam.Văn học bắt nguồn từ cuộc sống thông qua những từ ngữ, hình ảnh, những bút pháp nghệ thuật mà tác giả đã tài tình vận dụng để phản ánh. Chính cuộc sống bao la, diệu kì với bao trăn trở, suy tư này lại mang tới chất liệu vô giá, phong phú và trở thành “nơi xuất phát” cho văn học. Bởi “văn học là con đẻ của đời sống (Chế Lan Viên)”, hay “văn học không phải chỉ là chuyện văn chương mà thực chất là chuyện đời (Tố Hữu)”. Văn học là nguồn sống, là linh hồn, là hơi thở của cuộc đời này.Văn học thật diệu kì! Văn học giúp ta thanh lọc tâm hồn, thắp lên trong ta bao yêu thương, khát vọng, chắp thêm cho ta đôi cánh để luôn vững vàng trước những khó khăn của cuộc sống. Văn học là người bạn đường thân thiết trên mọi nẻo đường, nuôi lớn và làm phong phú tâm hồn ta với thứ tình cảm giàu tính nhân văn cao cả! Chính vì thế mà văn học không thể đứng riêng lẻ, tách rời mà phải gắn với cuộc đời, phải hòa mình vào cuộc sống của cộng đồng. Mãi mãi với muôn đời sau cuộc đời vẫn luôn đã nơi xuất phát và là nơi đi tới của văn học.

5 tháng 5 2019

Đáp án: A

Truyện ngắn Một người Hà Nội phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước. Tiêu biểu là nhân vật Bà Hiền – “một hạt bụi vàng” của Hà Nội

4 tháng 7 2017

Có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thấm sâu vào tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc

Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt cần xác nhận tư tưởng tôn giáp:

    + Phật giáo không được tiếp nhận ở góc độ trí tuệ hay cầu giải thoát

    + Nho giáo không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều hà khắc

- Người Việt tiếp nhận tôn giáo tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp hài hòa, thanh lịch của những người sống nghĩa tình

12 tháng 10 2024

Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện như sau:

- Tôn giáo: Tôn giáo hay triết học ở nước ta đều không phát triển bởi người Việt không cuồng tín tôn giáo mà cũng chẳng say mê triết học.

- Khoa học, kĩ thuật, giả khoa học, tất cả đều chưa phát triển đến độ trở thành truyền thống.

- Âm nhạc, hội họa, kiến trúc, thơ ca – nghệ thuật cũng không phát triển đến tuyệt kĩ. Người ta yêu nghệ thuật, dễ dàng làm được dăm ba câu thơ nhưng ít người gắn bó, kiếm tiền được từ nghề này...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/soan-van-12-nhin-ve-von-van-hoa-dan-toc

22 tháng 12 2017

*Tham khảo:

Tuyên ngôn Độc lập 2 tháng 9 năm 1945 là Tuyên ngôn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nước độc lập do dân làm chủ, thực hiện ba mục tiêu: độc lập, tự do, hạnh phúc. Độc lập là điều kiện để mưu cầu cuộc sống tự do hạnh phúc cho dân.
Nó có ý nghĩa chính trị rất to lớn và có sức sống bền vững.
Trong lúc làm cuộc Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam ở xa Liên Xô, trong thế còn đơn độc. Các thế lực phản động lại biết rõ cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng triệt để, giành độc lập để đi lên chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản, từ năm 1940, Tưởng Giới Thạch đã có kế hoạch “Hoa quân nhập Việt, diệt Cộng cầm Hồ”. Kẻ địch biết và có ý đồ đánh phá như vậy, cho nên về nghệ thuật lãnh đạo, không thể để chúng có chứng cớ và lấy cớ chống cộng mà đánh phá cách mạng Việt Nam.
Từ đó, tên nước được đặt theo văn phạm Trung Quốc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mục tiêu: Độc lập, tự do, hạnh phúc, nghe qua như là cách mạng Việt Nam theo tư tưởng cách mạng tư sản “Tam dân chủ nghĩa” của Tôn Trung Sơn: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Khi chuyển Đảng vào hoạt động bí mật thì tuyên bố giải tán Đảng. Cũng theo hướng đó, Tuyên ngôn Độc lập mở đầu bằng nêu cao hai tuyên ngôn của cách mạng tư sản ở Mỹ (1776) và ở Pháp (1791).
Quyết định công bố Tuyên ngôn độc lập và ra mắt Chính phủ lâm thời do Bác Hồ làm Chủ tịch vào ngày 2-9-1945 trước cuộc mít tinh của hàng vạn dân thủ đô Hà Nội, cũng có ý nghĩa quan trọng. Ngày 2-9-1945 là ngày kết thúc thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám trong cả nước và cũng là ngày mà quân đồng minh chưa kịp vào Việt Nam. Nêu cao hai bản tuyên ngôn của cuộc cách mạng tư sản ở Mỹ và ở Pháp, là hai văn bản nổi tiếng trong lịch sử thế giới cận đại mà ai có học đều biết, Tuyên ngôn Độc lập 2-9 đã chỉ rõ một lẽ phải không ai chối cãi được đó là “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”, “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Từ đó, lên án thực dân Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta trong 80 năm, trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Mùa thu 1940, rồi ngày 9-3-1945, trong 5 năm thực dân Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật.
Dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật không phải từ tay Pháp. Nêu rõ như vậy là để bác bỏ một lập luận rất vô lý cho rằng, Pháp đã bị mất Việt Nam, nên phải giành lại Việt Nam. Tuyên ngôn đã khái quát tình hình Việt Nam: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” để cho thấy rằng, dân ta lập ra Chính phủ với chế độ dân chủ cộng hòa là việc đương nhiên.
Tuyên ngôn đã khẳng định một quyết tâm sắt đá: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Tuyên ngôn Độc lập được công bố ngày 2-9-1945 đã tạo lý, tạo thế và tạo ra lực lượng đồng tình ủng hộ rộng rãi ở trong nước và trên thế giới đối với cuộc cách mạng Việt Nam. Như vậy Tuyên ngôn không chỉ là động lực mạnh về tinh thần mà đã trở thành một sức mạnh về vật chất để đánh thắng giặc Pháp, giặc Mỹ trong 30 năm.
Lời Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là một sự thôi thúc cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong kháng chiến chống Mỹ, cũng theo tinh thần của bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945. Chủ trương đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập với nền kinh tế thế giới chỉ thành công lớn khi nó làm cho quyền độc lập tự chủ nêu trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 thêm vững chắc. Dân tộc ta tự hào có được Hồ Chủ tịch - Người đã soạn thảo ra bản Tuyên ngôn Độc lập - một vị lãnh tụ vĩ đại có bản lĩnh về trí tuệ, về mưu lược ở tầm cao, rất cao.
Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Bác Hồ mất. Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc điếu văn, trong đó có câu: “Dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Câu đó nêu đúng tình cảm vô cùng quý mến đối với Bác Hồ và đã gây xúc động rất mạnh trong lòng mọi người.

(Theo SGGP)
9 tháng 9 2017

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận có khả năng lay động hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam

- Đoạn văn khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của người dân Việt Nam

- Lời trịnh trọng tuyên bố độc lập “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”

- Khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc, tự do

Tuyên ngôn độc lập trở thành áng văn chính luận xúc động lòng người được bộc lộ từ tấm lòng của người viết: đó là tấm lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh

Tấm lòng đó đã truyền vào trong từng lời văn tha thiết, tự hào đanh thép, có sức lay động tới triệu trái tim Việt Nam

2 tháng 6 2019

+ Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc

    + Đồng hóa: tiếp thu cách chủ động, có sàng lọc, giá trị văn hóa bên ngoài

    + Khẳng định của tác giả: có căn cứ, cơ sở

    + Dân tộc trải qua thời gian bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa

→ Không chỉ trông cậy vào sự tạo tác

    + Tiếp thu văn hóa từ bên ngoài nhưng không rập khuôn máy móc mà có sự chọn lọc, biến đổi phù hợp

- Trong chữ viết, thơ ca

    + Tiếp thu chữ Hán → sáng tạo ra chữ Nôm

    + Tiếp thu các thể loại văn học Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú → sáng tạo song thất lục bát, biến thể thơ bát cú

13 tháng 5 2017

Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo (Phật giáo và Nho giáo tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc).

- Để tạo nên bản sác văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: "Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát, mà Nho giáo cũng không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt". Người Việt tiếp nhận tôn giáo để tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

- Dẫn chứng trong văn học:

a. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo (Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

Tư tưởng "nhân nghĩa", "yên dân", "điếu dân phạt tội" (thương dân, phạt kẻ có tội) có nguồn gốc từ Nho giáo (Đạo Khổng).

b. Thương thay thân phận đàn bàn Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Quan niệm về thân phận, số kiếp .... là do ảnh hưởng đạo Phật.

4 tháng 7 2021

Tham khảo ạ:

Đề 3:

a.Thành tựu:
– VHVN từ 1945-1975 thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: Tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân.
– VHVN từ 1945-1975 đã nối tiếp và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của VH dân tộc như truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo.
– VHVN từ 1945-1975 phát triển cân đối, toàn diện về mặt thể loại. Trong đó thơ và truyện ngắn đạt nhiều thành tựu hơn cả.
    b. Hạn chế:
VHVN 1945-1975 còn nhiều tác phẩm miêu tả cuộc sống, con người một cách đơn giản, phiến diện; cá tính, phong cách nhà văn được phát huy mạnh mẽ; yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm nhiều khi bị hạ thấp; phê bình văn học ít chú ý đến những khám phá về nghệ thuật.

 

4 tháng 7 2021

Đề 3:

a.Thành tựu:
– VHVN từ 1945-1975 thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: Tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân.
– VHVN từ 1945-1975 đã nối tiếp và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của VH dân tộc như truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo.
– VHVN từ 1945-1975 phát triển cân đối, toàn diện về mặt thể loại. Trong đó thơ và truyện ngắn đạt nhiều thành tựu hơn cả.
    b. Hạn chế:
VHVN 1945-1975 còn nhiều tác phẩm miêu tả cuộc sống, con người một cách đơn giản, phiến diện; cá tính, phong cách nhà văn được phát huy mạnh mẽ; yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm nhiều khi bị hạ thấp; phê bình văn học ít chú ý đến những khám phá về nghệ thuật.

Cái này mình chép từ trên mạng xuống, bạn xem tham khảo nha, chúc bạn học tốt!

 

Văn học Việt Nam luôn tiếp thu mọi nguồn văn học đông tây kim cổ nhưng có chọn lọc luôn giữ được bản sắc tiếng Việt.

14 tháng 6 2019

Văn học việt nam luôn tiếp thu mọi nguồn văn học đông tây kim cổ nhưng có chọn lọc luôn giữ được bản sắc tiếng